KẾT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Xây dựng câu hỏi theo định hướng đánh giá năng lực học sinh trong dạy học phần cơ học Vật lí 10 (Trang 41 - 42)

Bản chất của việc dạy học là lấy người học làm trung tâm, quá trình dạy học phải làm sao phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của người học. Năng lực của HS phổ thông không chỉ là khả năng tái hiện tri thức, thông hiểu tri thức, kĩ năng học được…, mà quan trọng là khả năng hành động, ứng dụng, vận dụng tri thức, kĩ năng này để giải quyết những vấn đề của chính cuộc sống đang đặt ra với các em. Khi chúng ta thay đổi nền giáo dục từ mục tiêu trang bị kiến thức cho người học sang mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất người học nghĩa là ta chuyển từ việc hỏi học sinh những nội dung mà các em phải học thuộc sang hỏi những nội dung mà các em phải vận dụng kiến thức vào việc phát hiện, giải quyết những vấn đề trong thực tiễn và trong cuộc sống học tập của mình; hay trên cơ sở những gì đã biết, đã thu nhận được thì người học sẽ làm được gì? sẽ sáng tạo được gì?... Từ đó giúp người dạy thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp; đồng thời giúp người học tự đánh giá được các khả năng, năng lực của mình để phát huy các điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tìm ra hướng đi đúng phát triển năng lực bản thân sau này. Do vậy các CHĐH đánh giá năng lực HS trong dạy học hiện nay có vai trò rất quan trọng.

Trong dạy học Vật lí có 4 nhóm năng lực thành phần chuyên biệt cần được tập trung đánh giá là:

- Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức Vật lí

- Nhóm năng lực về phương pháp ( tập trung vào năng lực thực nghiệm và năng lực mô hình hoá)

- Nhóm năng lực trao đổi thông tin

Việc sử dụng hệ thống câu hỏi đánh giá năng lực sẽ giúp HS tự đánh giá, phát hiện và hoàn thiện các năng ực tự nhiên của bản thân để trở thành những con người phát triển toàn diện có ích cho xã hội.

Chương 2: XÂY DỰNG CÂU HỎI THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN CƠ HỌC VẬT LÍ 10 2.1. Vị trí và đặc điểm của phần cơ học trong chương trình Vật lí 10

Nội dung phần cơ học chiếm một tỉ trọng khá lớn trong cả chương trình chuẩn và chương trình nâng cao đối với Vật lí 10. Đối với chương trình chuẩn phần cơ học chiếm 65,7% tổng số nội dung chương trình (bảng 2.1)

Bảng 2.1. Khung phân phối chương trình SGK Vật lí 10

Nội dung Tổng số tiết Lí thuyết Thực hành Bài tập, ôn tập Chương 1: Động học chất điểm 14 10 2 2

Kiểm tra 1 tiết 1

Chương 2: Động lực học chất điểm 11 8 2 1 Chương 3: Cân bằng và chuyển động của

vật rắn 9 8 1

Kiểm tra học kì 1 1

Chương 4: Các định luật bảo toàn 10 8 2

Chương 5: Chất khí 6 5 1

Kiểm tra 1 tiết 1

Chương 6: Cơ sở của nhiệt động lực học 4 3 1 Chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự

chuyển thể 12 8 2 2

Kiểm tra học kì 2 1

Tổng số tiết 70 50 6 14

Một phần của tài liệu Xây dựng câu hỏi theo định hướng đánh giá năng lực học sinh trong dạy học phần cơ học Vật lí 10 (Trang 41 - 42)