Các dạng câu hỏi trong dạy học

Một phần của tài liệu Xây dựng câu hỏi theo định hướng đánh giá năng lực học sinh trong dạy học phần cơ học Vật lí 10 (Trang 27 - 31)

Câu hỏi có thể được chia thành các kiểu dựa vào những dấu hiệu khác nhau [3], [17]:

* Theo quá trình tư duy từ thấp đến cao thì câu hỏi được chia thành 2 loại: câu hỏi cấp thấp và câu hỏi cấp cao.

- Câu hỏi cấp thấp: Loại câu hỏi này nhấn mạnh vào trí nhớ và nhớ lại thông tin. Những câu hỏi này tập trung vào các dữ kiện và không kiểm tra được sự hiểu biết hay kĩ năng giải quyết vấn đề của HS. Các câu hỏi cấp thấp thường dùng các từ hỏi như: đại lượng nào, điều kiện nào, khi nào, thuyết nào, định luật nào...

Ví dụ: + Gia tốc xuất hiện trong những chuyển động nào?

+ Định luật nào thể hiện mối quan hệ giữa gia tốc vật thu được và lực tác dụng? + Người ta dùng thuyết vật lí nào để giải thích ba định luật chất khí?

Trong quá trình dạy học, câu hỏi cấp thấp được dùng để đánh giá cho tư duy phức tạp và trừu tượng dùng loại câu hỏi này GV có thể biết được mức độ của HS có thể xử lý được với các câu hỏi yêu cầu phải phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề hay không. Trong quá trình dạy học, GV có thể sử dụng loại câu hỏi này khi

dạy học các đối tượng HS có trình độ nhận thức thấp. Câu hỏi cấp thấp có thể dùng để củng cố việc học đặc biệt là đối với những HS hổng kiến thức, đang phát triển kiến thức nền và cần phải trải qua các câu hỏi đơn giản để xây dựng sự tự tin của họ trong học tập. Theo các nhà nghiên cứu, câu hỏi cấp thấp hiệu quả đối với HS khi kiến thức cần xây dựng là sự mở rộng của kiến thức trước đó.

- Câu hỏi cấp cao: Loại câu hỏi vượt qua khỏi trí nhớ, thông tin dữ liệu, yêu cầu thông tin phức tạp và trừu tượng. Chúng thường dùng các từ hỏi như thế nào hay tại sao.

Ví dụ: + Hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào khi ánh sáng chiếu tới mặt phân cách

giữa 2 môi trường trong suốt?

+ Tại sao nói: “lực ma sát nghỉ đóng vai trò là lực phát động trong việc di chuyển của người và động vật “?

Trong thực tế dạy học, loại câu hỏi này thích hợp khi dạy các đối tượng HS khá giỏi, còn đối với những HS thiếu kiến thức nền thì phải cần nhiều câu hỏi cấp thấp. Chính vì vậy mà GV cần phải trang bị cho HS kiến thức cơ bản, những kĩ năng cần thiết trước khi cho HS tiếp xúc với câu hỏi cấp cao. Trong quá trình dạy học để phát triển tư duy khoa học của HS thì ta phải dùng nhiều câu hỏi cấp cao.

* Theo kiểu câu trả lời được yêu cầu thì có câu hỏi hội tụ và câu hỏi phânkì.

- Câu hỏi hội tụ: Là loại câu hỏi thường có một câu trả lời đúng. Vì lí do này mà chúng thường bị xác định nhầm là câu hỏi kiến thức cấp thấp, nhưng chúng cũng có thể xây dựng theo cách yêu cầu của HS lựa chọn các khái niệm phù hợp và tìm ra những vấn đề đề cập đến cấu trúc và các bước, câu hỏi hội tụ có thể liên quan đến dữ liệu logic và phức tạp, các ý tưởng trừu tượng, những dị thường và các mối quan hệ đa dạng. Theo các công thức nghiên cứu các câu hỏi hội tụ có thể được sử dụng khi HS đang cố gắng giải quyết những vấn đề khó về toán học và khoa học, đặc biệt là các bài tập đề cập đến sự phân tích các phương trình và các vấn đề về từ ngữ. Ở đây yêu cầu phải tập trung vào các vấn đề cụ thể và để đảm bảo trước khi bước sang các cấp độ cao.

- Câu hỏi phân kì: Loại câu hỏi này thường là các câu hỏi kết thúc bỏ ngỏ và thường có nhiều câu trả lời phù hợp. Điều quan trọng nhất là việc HS đi đến câu trả lời riêng của mình như thế nào, không phải là việc đi đến câu trả lời “đúng ”. HS phải được GV khuyến khích cách lí giải của mình và để cung cấp các ví dụ và các chứng cớ hỗ trợ. Các câu hỏi phân kì được liên hệ với các quá trình tư duy bậc cao và có thể khuyến khích tư duy khoa học và cách khám phá của HS. Thường thì các câu hỏi hội tụ phải được hỏi trước tiên để làm rõ cái mà HS biết trước khi đi đến nhiều câu hỏi phân kì hơn. Sự pha trộn giữa các câu hỏi hội tụ với các câu hỏi phân kì sẽ phản ánh khả năng của HS, khả năng giải thích những câu hỏi đó của GV và sự thoải mái trong khi xử lí các câu hỏi của HS.

Câu hỏi hội tụ thường bắt đầu bằng cái gì, ai, khi nào, đại lượng nào, hiện

tượng gì hay ở đâu... Câu hỏi phân kì thường bắt đầu từ như thế nào hay tại sao.

Các câu hỏi với cái gì hay ai được tiếp nối bằng tại sao.

Hầu hết các GV đều đặt các câu hỏi cái gì, khi nàoở đâu nhiều hơn với như thế nào và tại sao, khoảng 3 đến 4 câu hỏi hội tụ mới có 1 câu hỏi phân kì. Lí do là các câu hỏi hội tụ giải thích và phân dạng đơn giản hơn. Chúng có tác dụng giữ HS tập trung vào dữ liệu cụ thể và chúng cho nhiều HS cơ hội tham gia. Do đó câu hỏi hội tụ tạo ra các câu hỏi tốt để thực hành và ôn lại. Câu hỏi phân kì yêu cầu GV phải linh hoạt hơn. Đối với HS các câu hỏi phân kì yêu cầu khả năng đối phó với những cái không chắc chắn về việc đúng hay không và về việc tiếp nhận sự đồng tình hay đồng ý của GV. Nhìn chung tốc độ hỏi chậm hơn HS có nhiều cơ hội hơn để trao đổi các ý tưởng hay các quan điểm khác nhau. HS cũng có niều cơ hội hơn để không đồng ý với nhau và không đồng ý với GV – một việc làm thường không được GV khuyến khích và thường được xem là thiển cận.

* Theo hệ thống phân loại các mức độ nhận thức thì câu hỏi được chiathành

các loại sau: câu hỏi biết, câu hỏi hiểu, câu hỏi áp dụng, câu hỏi phân tích, câu

hỏi tổng hợp, câu hỏi đánh giá.

Mục tiêu: nhằm kiểm tra trí nhớ của HS về các dữ liệu, số liệu, các định nghĩa, định luật, quy tắc, khái niệm, tên người, địa phương...

Tác dụng đối với HS: giúp HS ôn lại những gì đã biết, đã trải qua.

Cách thức dạy học: khi hình thành câu hỏi, GV có thể sử dụng các từ sau đây: Ai...? Cái gì...? Ở đâu...? Thế nào...? Khi nào...? Hãy định nghĩa...? Hãy mô tả... hãy kể lại...

- Câu hỏi hiểu

Mục tiêu: nhằm kiểm tra HS cách liên hệ kết nối các dữ liệu, số liệu, các đặc điểm...khi tiếp nhận thông tin.

Tác dụng đối với HS: giúp HS có khả năng nêu ra được những yếu tố cơ bản trong bài học và biết cách so sánh các yếu tố, các sự kiện... trong bài học.

Cách thức day học: khi hình thành câu hỏi GV có thể sử dụng các từ sau đây: vì sao...? hãy giải thích...? hãy so sánh..., hãy liên hệ...

- Câu hỏi áp dụng

Mục tiêu: Nhằm kiểm tra HS khả năng áp dụng những thông tin đã tiếp thu được (các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm...) vào tình huống mới.

Tác dụng đối với HS: giúp HS hiểu được nội dung kiến thức, các khái niệm, định luật và biết cách lựa chọn nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Loại câu hỏi này đòi hỏi tư duy khoa học.

Cách thức dạy học: khi dạy học GV cần tạo ra các tình huống mới, các bài tập, các ví dụ giúp HS vận dụng các kiến thức đã học. GV có thể đưa ra nhiều câu trả lời khác để HS lựa chọn 1 câu trả lời đúng. Chính việc so sánh các lời giải khác nhau là 1 quá trình tích cực.

- Câu hỏi phân tích

Mục tiêu: nhằm kiểm tra HS khả năng phân tích nội dung vấn đề, để tìm ra mối liên hệ hoặc chứng minh luận điểm hoặc đi đến kết luận.

Tác dụng đối với HS: giúp HS tìm ra được các mối quan hệ trong hiện tượng, sự kiện, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận riêng, từ đó phát triển được tư duy logic.

Cách thức dạy học: câu hỏi phân tích thường đòi hỏi HS phải trả lời: tại sao? (khi giải thích nguyên nhân) em có nhận xét gì? (khi đi đến kết luận) em có thể

diễn đạt như thế nào? (khi chứng minh luận điểm). Câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải.

- Câu hỏi tổng hợp

Mục tiêu: nhằm kiểm tra khả năng của HS có thể đưa ra những dự đoán, cách giải quyết vấn đề, các câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo.

Tác dụng đối với HS: kích thích sự sáng tạo của HS, hướng các em tìm ra nhân tố mới...

Cách thức dạy học: GV cần đưa ra những tình huống, những câu hỏi khiến HS phải suy đoán, có thể tự do đưa ra những lời giải mang tính sáng tạo riêng của mình. Câu hỏi tổng hợp đòi hỏi GV phải có nhiều thời gian để chuẩn bị.

- Câu hỏi đánh giá

Mục tiêu: nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến, sự phán đoán của HS trong sự nhận định đánh giá các ý tưởng, sự kiện, hiện tượng... dựa trên các tiêu chí đã đưa ra. Loại câu hỏi này bồi dưỡng tư duy phức tạp.

Tác dụng đối với HS: thúc đẩy sự tìm tòi tri thức, sự xác định giá trị của HS. Cách thức dạy học: GV có thể tham khảo một số ý kiến sau đây để xây dựng các câu hỏi đánh giá: hiệu quả sử dụng cảu nó như thế nào? Việc làm đó có thành công không? Tại sao? Theo em trong các giải thiết nêu ra, giả thiết nào là hợp lí nhất và tại sao?

Ngoài ra còn có một số cách phân loại khác nữa nhưng ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến một số cách trên.

Trong thực tiễn giáo dục trung học hiện nay, các câu hỏi mở gắn với thực tiễn còn ít được quan tâm. Tuy nhiên, câu hỏi mở là hình thức câu hỏi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển năng lực HS. Trong dạy học và kiểm tra đánh giá giai đoạn tới, GV cần kết hợp một cách thích hợp các loại câu hỏi để đảm bảo giúp HS nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản và năng lực vận dụng trong các tình huống phức hợp gắn với thực tiễn.

Một phần của tài liệu Xây dựng câu hỏi theo định hướng đánh giá năng lực học sinh trong dạy học phần cơ học Vật lí 10 (Trang 27 - 31)

w