Sự chuyển thể từ tác phẩm văn học sang điện ảnh

Một phần của tài liệu iliade của homere từ tác phẩm đến phim truyện (Trang 38 - 44)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3 Sự chuyển thể từ tác phẩm văn học sang điện ảnh

Dù khác biệt về loại hình song giữa văn học và điện ảnh vẫn có những nét tương đồng để chuyển thể. Trong lịch sử điện ảnh thế giới cũng như Việt Nam việc chuyển thể các tác phẩm văn học thành tác phẩm điện ảnh là điều hết sức phổ biến. Từ tiểu thuyết đến phim là cả một khoảng cách, trải qua bao nhiêu sự trăn trở, sáng tạo thêm vì bản thân tác phẩm văn học đôi khi chưa hội tụđầyđủ các yếu tố để trở thành một bộ phim hay. Hơn 100 năm qua, trên thế giới các tác phẩm văn học cổ điển thường được các tác giả chuyển thể với mức độ thành công khác nhau.Và trong những năm qua năm nào điện ảnh Việt Nam cũng có tác phẩm phim có nguồn gốc từ văn học.

Một kịch bản điện ảnh khi được chuyển thể từ tác phẩm dĩ nhiên không phải là bản photocopy của nguyên tác mà nó độc lập tương đối với tác phẩm. Chuyển thể là cả một nghệ thuật, khi chuyển thể các tác phẩmđã tạo ra những

tính cách mới, hành động mới, khung cảnh mới và những biểu hiện đầy cảm xúc.

2.2.4 Một số tác phẩm văn học Việt Nam và thế giới được chuyển thể thành phim:

Trong kho tàng văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm chuyển thể thành phim rất ấn tượng do các nhà làm phim của điện ảnh Cách mạng Việt Nam thực hiện như: “Chị Dậu”, “Chị Tư Hậu”, “Số Đỏ”, “Giông Tố”, “Vợ

Chồng A Phủ”, “Làng Vũ Đại Ngày Ấy”, Hòn Đất”, “Đêm Hội Long

Trì”…Các bộ phim điệnảnh này bây giờ chúng ta xem lại vẫn thấy hay và dạt

dào cảm xúc.

Điện ảnh miền Nam trước năm 1975 cũng có dựng một số bộ phim dựa theo những tác phẩm văn học nổi tiếng, hoặc những tác phẩm văn học ăn khách một thời như: Hồi chuông Thiên Mụ, Trống Mái, …Mặc dù là sản phẩm của một nền điện ảnh thương mại, nhưng những bộ phim này ít nhiều là những tác phẩm có giá trị nhất định hoặc từng là những bộ phim tạođược sự chú ý, thành công về mặt doanh thu…

“Hồi chuông Thiên Mụ” dựa theo tiểu thuyết dã sử của nhà văn Phan Trần Chúc. Câu chuyện xảy ra tại Huế vào thế kỷ 19. Dòng sông Hương nước chảy lặng lờ đã chứng kiến biết bao chuyện oan trái của chuyện tình sư nữ Như Ngọc và anh chàng nho sinh Hoài An theo Cần Vương. Đây là phim đầu tiên của nữ minh tinh Kiều Chinh, do hãng Tân Việt thực hiện, đạo diễn Lê Dân. Các diễn viên như: Lê Quỳnh vai Hoài An, Kiều Chinh vai Như Ngọc, Phương Mai vai Lệ Hà, Hà Bắc vai Trưởng Tác, Thái Huy vai Bình Lâm, Ngọc Quỳnh vai Văn Thái…

Bộ phim trắng đen “Trống Mái” do Hương Giang phim sản xuất, phóng tác theo cuốn truyện cùng tên của nhà văn Khái Hưng, đạo diễn Lê Mộng Hoàng. Các diễn viên: Ngọc Hạnh, Thanh Tú, Huỳnh Thanh Trà, Cẩm Hồng, Bà Bảy Ngọc…Phim kể về một cô nữ sinh tên Hiền, con gái một nhà

tỷ phú ra Nha Trang nghỉ mát. Một hôm đi dạo biển, khi đặt chân đến một làng chài, cô gặp một thanh niên khoẻ mạnh đẩy một chiếc thuyền nặng mà cả 6 người khác đẩy không nổi. Người thanh niên có ngoại hình đẹp như pho tượng này tên Vọi. Hiền làm quen với Vọi và họ nhanh chóng trở nên thân thiết…Rồi Hiền chia tay Vọi về Sài Gòn học.Vọi buồn bã sống trong những kỷ niệm với Hiền. Hè năm sau, Hiền lại trở về vùng biển cũ, cô nhớ đến Vọi nên ghé thăm. Khi nhìn cảnh nhà điêu tàn, Hiền lo lắng tìm kiếm mẹ Vọi. Bà đau khổ báo tin Vọi đã chết trên hòn trống mái vì quá nhớ thương Hiền. Bộ phim được đánh giá cao ở phần diễn xuất của các diễn viên. Hình ảnh Thanh Tú trong vai diễn chàng trai miền Biển với bắp thịt và bờ vai nam tính của mình từng làm cho các cô gái thiếu nữ Sài Gòn chết mê, chết mệt một thời…

“Loan mắt nhung” là phim màu được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Duyên Anh Vũ – Mộng Long. Đây là một cuốn phim hiện thực phê phán lối sống sa đọa, tăm tối của một bộ phận thanh thiếu niên trong thời kỳ Mỹ- Ngụy. Theo đánh giá của các nhà phê bình điện ảnh thì “Loan mắt

nhung” là một tác phẩm tiêu biểu, táo bạo, hấp dẫn và sống thực nhất thời bấy

giờ. Loan mắt nhung lúc còn lương thiện có mối tình rất đẹp với cô gái tên Xuân (Thanh Nga đóng), anh và Xuân thất lạc nhau khi Loan làm du đãng. Trong giới giang hồ xuôi ngược, Loan mắt nhung làm rất nhiều phi vụ lớn nhưăn cướp, buôn lậu…nhưng luôn mơ có ngày mình trở về cuộc sống lương thiện. Gặp lại Xuân trong hoàn cảnh éo le khi Xuân bị bọn xấu hãm hại và giết chết, quá đau lòng, Loan nổi loạn giết hết bọn du đãng, giang hồ…Phủi sạch bụi đời, Loan chấp nhận cảnh tù tội khi ra đầu thú với chính quyền Ngụy. Trong phim có rất nhiều tình tiết éo le và cảm động. Có những cảnh ăn chơi, sinh hoạt vũ trường gợi nhớ một Sài gòn mù mịt về đêm.Vai Thanh Italy là vai diễn do Ngọc Phu tham gia được đánh giá là vai diễn nổi bật nhất trong phim. Huỳnh Thanh Trà trong vai Loan mắt nhung, anh gia nhập điện ảnh là một sự may mắn khi được đạo diễn Lê Dân phát hiện khi xem một vở kịch trên Truyền hình Sài Gòn. “Loan mắt nhung” là một trong những bộ phim

trước năm 1975 được các nhà phê bình điện ảnh Cách mạng Việt Nam đánh giá cao ở nội dung và yếu tố phê phán chếđộ Mỹ- Ngụy khá rõ nét.

Chị Dậu” là phim được xếp vào hàng những bộ phim kinh điển Việt Nam, bộ phim "Chị Dậu" của đạo diễn Phạm Văn Khoa được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố. Bộ phim tái hiện lại những hình ảnh cuộc sống cùng khổ của người nông dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, phải chịu tầng tầng lớp lớp áp bức bóc lột, gia đình tan nát vì sưu cao thuế nặng. Bộ phim để lại nhiều ám ảnh trong lòng người xem bằng chính chất hiện thực đã có sẵn trong từng trang viết của Ngô Tất Tố.

“Làng Vũ Đại ngày ấy” là bộ phim được Đoàn Lê chuyển thể từ các tác phẩm: Chí Phèo, Lão Hạc và Sống mòn của nhà văn Nam Cao. Ba tác phẩm này đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, để lại những giá trị lâu bền về ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo. Nếu trong văn học, ba nhân vật là ba con người riêng, ở ba thế giới riêng, thì trong phim "Làng Vũ Đại ngày

ấy", họ có cùng một hoàn cảnh sống, một môi trường sống và có những mối

liên hệ với nhau. Sự gắn kết giữa ba nhân vật này đã vẽ lên một bức tranh ảm đạmở làng VũĐại - một hiện thực đen tối của xã hội thời Pháp thuộc.

Một số phim Việt Nam chuyển thể từ văn học những năm gầnđây:

“Đất rừng phương Nam”: Dựa theo tiểu thuyết cùng tên của cố nhà văn Đoàn Giỏi. Năm 1997, Hãng phim truyền hình Tp HCM đã sản xuất bộ phim "Đất phương Nam" dài 11 tập, kịch bản & đạo diễn: Nguyễn Vinh Sơn. "Đất rừng phương Nam" có kết cấu chương hồi kiểu truyền thống: không gian, thời gian rạch ròi, nhân vật thiện ác, trắng đen tách bạch và bộc lộ qua hành động, hình dáng, ngôn ngữ. Phong cách văn chương truyện kể với những biến tấu khác nhau vẫn tràn đầy sức sống vừa dễ đọc, dễ hiểu lại hợp với đại đa số thiếu nhi Việt Nam. Bộ phim đạt Giải A của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 1997.

“Thời xa vắng”: Bộ phim được thực hiện dựa theo cuốn tiểu thuyết cùng tên và truyện ngắn "Bến sông" của nhà văn Lê Lựu. Toàn bộ cuốn tiểu thuyết này toát lên sự hấp dẫn của hàng loạt chi tiết sống động, chân thực, bởi những nhân vật điển hình của cuộc sống đậm đặc chất nông thôn Bắc Bộ những năm 1950. Ngay sau khi tiểu thuyết Thời xa vắng của nhà văn Lê Lựu đạt giải của Hội nhà văn Việt Nam năm 1986, đạo diễn Hồ Quang Minh đã dành mười mấy năm ấp ủ thực hiện bộ phim, giành giải Cánh diều bạc 2004 và giải thưởng Kim tước dành cho Âm nhạc xuất sắc nhất (nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc) tại LHP quốc tế Thượng Hải lần thứ 11.

“Đừng đốt” của đạo diễn Đặng Nhật Minh là bộ phim được chuyển thể từ cuốn nhật kí ghi chép hàng ngày của của nữ bác sĩ - chiến sĩ cách mạng Đặng Thuỳ Trâm. Cuốn nhật ký có nội dung toát lên một ý chí mãnh liệt, một lòng can đảm phi thường - những điều đã làm nên một thế hệ anh hùng. Ngay sau khi xuất bản "Nhật kí Đặng Thùy Trâm" đã phát hành tới 40 vạn bản. Bộ phim "Đừng đốt" ra đời được đông đảo khán giả đón nhận, vượt qua 22 đối thủ nặng ký khác để đạt giải thưởng khán giả bình chọn (Fukuoka Audience Award) của Liên hoan phim quốc tế Fukuoka lần thứ 19 diễn ra ở Nhật Bản 2009; Giải Bông sen vàng tại LHP Việt Nam lần thứ 16.

“Cánh đồng bất tận”: Việc ra mắt bộ phim "Cánh đồng bất tận" (được chuyển thể từ truyện cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư) được xem là sự kiện văn hóa gây sự chú ý nhất trong năm qua. Chính nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sau khi xem phim đã nhận định phim đã truyền tải được gần như trọn vẹn những ý nghĩa, nội dung thể hiện trong tác phẩm văn học của chị.

Một số tác phẩmđiệnảnh thế giới:

“Gone with the Wind” – Cuốn theo chiều gió là bộ phim được dựng vào năm 1939 được phỏng theo tiểu thuyết cùng tên của Margaret Mitchell, xuất bản năm 1936.

Ra mắt năm 1939, “Gone With the Wind” vẫn chứng tỏ sức sống lâu bền trong lòng khán giả khi dẫn đầu danh sách 100 bộ phim thành công nhất

mọi thời đại về doanh thu tại Mỹ. Đây là kết quả từ cuộc thăm dò của nhật báo điện ảnh Screen Digest. Bộ phim đoạt 9 giải Oscar vừa được bình chọn là bộ phim có nhiều khán giả nhất mọi thời đại trong lịch sử phát hành phim Anh Quốc. Kể từ khi được phát hành năm 1939, “Gone With the Wind” đã mang lại con số kinh khủng là 5.4 tỉđô la.

“The Lord of the Rings: The Fellowship of the Ring” - Chúa tể của những chiếc nhẫn: Hiệp hội bảo vệ nhẫn. “Lord of the Rings: The Fellowship of the Ring” là bộ phim giả tưởng của đạo diễn Peter Jackson ra mắt năm 2001, dựa theo tập truyện đầu tiên cùng tên trong bộ tiểu thuyết giả tưởng 3 tập “The Lord of the Rings” của nhà văn người Anh J. R. R. Tolkien được xuất bản năm 1954.

Bộ phim kể về cuộc hành trình tiêu diệt Chiếc nhẫn quyền lực của một người Hobbit tên là Frodo Baggins. Ra mắt vào ngày 19 tháng 9 năm 2001, bộ phim được các nhà phê bình và khán giả đánh giá cao, và rất trung thành với tác phẩm nguyên gốc. Bộ phim rất thành công về mặt doanh thu, kiếm được tổng cộng 870 triệu đôla Mỹ sau khi trình chiếu trên toàn thế giới.

“Lord of the Rings: The Fellowship of the Ring” được trao đoạt bốn

giải Oscar và năm giải từ BAFTA (Viện hàn lâm Điện ảnh và Nghệ thuật Truyền hình Anh), bao gồm giải Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất. Năm 2007, “The Lord of the Rings: The Fellowship of the Ring” được Viện Điện ảnh Hoa Kỳ (American Film Institute) bầu chọn ở vị trí thứ 50 trong 100 phim Mỹ hay nhất mọi thờiđại.

“Harry Potter and the Goblet of Fire” - Harry Potter và chiếc cốc lửa là bộ phim giả tưởng thứ 4 trong loạt series phim ăn khách Harry Potter, công chiếu năm 2005. Phim dựa theo tiểu thuyết cùng tên thứ tư của nhà văn Anh J. K. Rowling được phát hành năm 2000. Đây là cuốn tiểu thuyết duy nhất trong seri về Harry Potter giành giải thưởng Hugo Award. Đạo diễn phim là Mike Newell và kịch bản phim do biên kịch Steve Kloves chắp bút. Chỉ trong

3 ngày công chiếu, Harry Potter và Chiếc cốc lửa đã thu về cho Warner Bros 102,3 triệu USD.

“Harry Potter and the Goblet of Fire” được đề cử giải Oscar cho chỉ

đạo nghệ thuật xuất sắc nhất, cũng như giành giải BAFTA cho thiết kế sản xuất sắc nhất và nó trở thành bộ phim về Harry Potter duy nhất giành giải thưởng BAFTA.

Và cuối cùng, không thể không nhắc đến “Troy” – “Anh hùng thành

Troy” của đạo diễn Wolfgang Petersen mà chúng ta đang đề cập trong luận

văn này.

CHƯƠNG 3

“ILIADE” CỦA HOMERE VÀ “ANH HÙNG THÀNH TROY” CỦA WOLFGANG PETERSEN QUA CÁC PHƯƠNG DIỆN THỂ HIỆN

Một phần của tài liệu iliade của homere từ tác phẩm đến phim truyện (Trang 38 - 44)