Một số vấn đề trong phim

Một phần của tài liệu iliade của homere từ tác phẩm đến phim truyện (Trang 55)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2.3 Một số vấn đề trong phim

Chiến tranh… những khát khao quyền lực và vinh quang…mối tình nổi loạn và nồng cháy… những cuộc chạm trán nảy lửa…những tình huống căng thẳng bị dồn nén, truyền thuyết về “con ngựa gỗ thành Troy” và “gót chân Achille” từ hàng trăm năm qua được tái hiện một cách hoành tráng và lộng lẫy qua bàn tay tài hoa của đạo diễn nổi tiếng người Đức Wolfgang Petersen.

Hàng triệu năm qua, con người liên tục gây ra những cuộc chiến tranh với nhau. Có những cuộc chiến vì tranh giành quyền lực, có những cuộc chiến vì vinh quang, vì danh dự và có cả những cuộc chiến đẫm máu nổ ra vì tình yêu. “Anh hùng thành Troy” là một bộ phim như thế, nó đưa người xem trở lại với sự thất thủ của thành Troy huyền thoại. Với bối cảnh rộng, hoành tráng, đạo diễn Wolfgang Petersen đã tái hiện lịch sử Hy Lạp cổ đại khá

thuyết phục. Xuyên suốt bộ phim là cuộc tình của Paris, Hoàng tử xứ Troy và Helen, Hoàng hậu Sparta. Mối tình nổi loạn và nồng cháy này đã dẫn đến thảm họa chiến tranh tàn phá nền văn minh đương đại. Việc Paris quyến rũ Helen rời bỏ chồng là quốc vương Menelas là một sự sỉ nhục không thể chấp nhận. Lòng kiêu hãnh bị tổn thương, Menelas đã cầu khẩn anh mình là Agamemnon, quốc vương đầy quyền lực của xứ Mycenae, giương cao ngọn cờ tập hợp các bộ tộc hùng mạnh của Hy Lạp, quyết tâm cướp lại Helen từ xứ sở Troy. Song thực chất Helene chỉ là một cái cớ, Agamemnon âm mưu xâm lược Troy nhằm mở rộng đế chế vĩ đại, đưa mình lên đỉnh cao của vinh quang và quyền lực.

Cuộc chiến "kẻ tám lạng, người nửa cân" này xem ra bất phân thắng bại. Hàng nghìn chiến thuyền Hy Lạp khó bề vượt qua biển cảđầy hiểm nguy và nhất là thành Troy sừng sững, uy nghi không dễ gì phá vỡ. Dưới sự chỉ huy của hoàng tử dũng mãnh Hector, dưới trị vì của quốc vương sáng suốt Priam, thành Troy đã khiến đoàn quân trùng điệp của Agamemnon lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan. Chỉ một người có thể làm thay đổi cục diện, đó là hiệp sĩ vĩ đại đang đầu quân dưới tướng Agamemnon - người hùng Achille. Kiêu căng cô độc và bất khả chiến bại, Achille giang hồ tung cánh không khuất phục ai, không đầu hàng thế lực nào ngoại trừ danh tiếng bản thân. Khát khao được tôn vinh như những vị thần, Achille chiến đấu dưới cờ của Agamemnon, nhưng luôn luôn khinh thường và chống đối ông. Khi tìm được tình yêu với Brideit, thánh nữ thành Troy đang là tù nhân trong tay chàng, Achille đã có ý định quay về. Nhưng cái chết đầy ngộ nhận của em trai chàng, người mà chàng hết lòng yêu thương, dưới lưỡi kiếm của Hector đã khiến Achille nổi loạn. Cuộc đối đầu giữa hai người hùng Achille và Hector là không thể tránh khỏi... Huyền thoại "con ngựa thành Troy" bắt đầu từ đây, sau khi Hector hy sinh và lũy thép thành Troy bị phá vỡ...

Xem “Anh hùng thành Troy”, chúng ta cảm thấy một phần của mình ở trong đó. Mỗi nhân vật đều có một khía cạnh tâm lý khác nhau, mỗi nhân vật

hình như là một góc cạnh tâm lý của mỗi người chúng ta trong cuộc sống này. Agamemnon nham hiểm, tham vọng, Paris si tình, mù quáng, Hector cương trực, bản lĩnh nhưng không dám tin vào bản thân mình và cuối cùng là Achille anh hùng. Mỗi người đều có một tâm sự riêng, đều có nỗi đau riêng, chẳng có ai sung sướng cả. Ngay như Achille, quân lính cứ nghĩ trở thành một vị anh hùng đầy chiến công như anh ta chắc chắn phải rất tuyệt. Nhưng Achille chỉ thấy nỗi chán chường vì cô đơn, mệt mỏi vì chinh chiến liên miên. Anh ta mơ một mái ấm êm đềm. Nhưng điềuđó không bao giờ trở thành hiện thực.

Theo dienanh.net, điều làm cho khán giả thích thú ở bộ phim này vì nó không lạm dụng kĩ xảo vi tính quá nhiều như các bộ phim khác. Thật ra, đây có thể coi là một quyếtđịnh khôn ngoan của các nhà làm phim. Bởi vì từ năm 2001 đến 2003, thế giới đã choáng ngợp và no nê với các xảo thuật điện ảnh đầy mê hoặc của bộ ba phim The lord of the rings. “Anh hùng thành Troy”

không thể cạnh tranh với các bộ phim đó về phương diện này. Và thật sự, các phim giai đoạn sau này đã cho thấy sự bế tắc trong việc lạm dụng quá nhiều kĩ xảo mà không trau chuốt nội dung như: Pirates of Carribeans 2 và 3,

Hancock, Superman return v.v… cá biệt có một số bộ phim đạt được thành

công nhờ kĩ xảo hoành tráng như: King kong, Wanted, Transformer v.v… Nhưng tình hình chung là thừa nước sơn nhưng thiếu gỗ tốt. Cho nên khi xem phim “Anh hùng thành Troy”, ta có cảm giác nhưđang sống lại thời kỳ cổ đại ở Địa Trung Hải, thời kì của các thành bang.

Đỉnh cao của phim này chính là đoạn giao chiến giữa Achille và Hector. Xem từ đầu phim đã rất ấn tượng với Achille của Brad Pitt, lạnh lùng, dữ tợn, ra tay như chớp, chỉ cần một nhát kiếm đã lấy mạng tên đô vật to gấp đôi mình. Đòn đánh đó thật sự rất hay, quá gọn, quá hiệu quả, không bút nào tả xiết được. Và khi Achille giáp mặt với Hector thì cuộc giao tranh càng thêm gây cấn, cuộc đọ kiếm giữa Achille và Hector hay bởi vì chất hiện thực của nó. Nó vừa rũ bỏ được cách đánh kiếm nặng nề như trong các phim

các phim “kiếm hiệp” do Hollywood làm. Nói thế không có nghĩa là tôi chê các phim khác, mỗi phim, mỗi phong cách võ thuật đều có cái hay riêng, nhưng đối với tôi, hiệu quả mà đẹp mới là hay. Và “Anh hùng thành Troy” đã làm được điều đó. Tôi hoàn toàn bị ấn tượng bởi sự dũng mãnh, nhanh nhẹn và hiệu quả trong các đòn đánh của Achille và Hector. Mỗi động tác của Hector và Achille đều có thể khiến đối phương khiếp sợ, đặc biệt là Achille. Khi xem phim, bạn có thể thấy Achille hoàn toàn chiếmưu thế so với Hector. Rõ ràng, thể lực trời cho Achille cộng với lòng căm thù đã khiến anh không biết mệt mỏi là gì. Rốt cuộc thì Hector đã chết dưới tay Achille. Nhưng điều đó cũng không làm tôi mất đi lòng khâm phục dành cho nhân vật này.

Câu chuyện sử thi về một cuộc chiến tranh phi nghĩa và đẫm máu lồng vào đó là hai câu chuyện tình đầy lãng mạn với các tình tiết hư cấu đã làm bộ phim trở nên "mềm" hơn, cách thức rất phổ biến và rất hiệu quả của các đạo diễn phim chiến tranh. Phim đã khiến người ta phải rơi lệ nhất là ở đoạn cuối khi Achille tìm thấy người yêu trong tòa thành Troy đang bốc cháy ngất trời và cũng là giây phút cuối cùng của người anh hùng huyền thoại. Cảnh quay rấtđẹp, lãng mạn và hùng tráng.

3.3 “Iliade” và “Anh hùng thành Troy” – những nét tương đồng và dị biệt:

3.3.1 Đề tài - chủ đề:

Trước tiên, nói về sự tương đồng của hai tác phẩm, ta thấy đề tài anh hùng ca Iliade và phim truyện “Anh hùng thành Troy” đều được rút ra từ truyền thuyết về cuộc chiến tranh thành Troy. Trong anh hùng ca và cả trong phim truyện nguyên nhân của cuộc chiến tranh khốc liệt đều bắt nguồn từ người nữ nô lệ, đây là một cuộc chiến vì tình yêu, bắt nguồn từ cơn giận của Achille đã làm cho quân Hy Lạp thua trận. Hầu như toàn bộ anh hùng ca Iliade đều được chuyển thể nguyên vẹn sang bộ phim “Anh hùng thành

Nội dung cụ thể của anh hùng ca được Homere giới thiệu ngay từ những câu thơ mở đầu:

“Ca lên, nữ thần ơi! Cơn thịnh nộ của Achille, con của Pêlê, cơn thịnh

nộ biết bao tai hại, đem đến cho quân Acai biết bao thảm họa, đày xuống âm

ti biết bao linh hồn quả cảm của những bậc anh hùng, thân làm mồi cho

muôn chó nghìn chim. Sự việc là như thế, đúng theo ý muốn của Zeus là như

thế. Cađi, ca bắt đầu từ lúc người dòng giống của Atơrê, vua các chiến sĩ, và

Achille thần thánh, cùng nhau tranh cãi.” [4, 7]. Như vậy, cả Iliade của

Homere và “Anh hùng thành Troy” đều là câu chuyện về cơn giận của Achille và hậu quả của nó đối với quân Hy Lạp.

Điểm khác biệt rõ rệt nhất vềđề tài của hai tác phẩm là đề tài của Iliade chỉ tập trung vào cơn giận của Achille do sự xung đột về quyền lực giữa Achille và Agamemnon, dẫn tới việc Achille rút lui khỏi cuộc chiến tranh Troy, tạo điều kiện cho quân Troy chiến thắng. Vì vậy, tác phẩm anh hùng ca ngoài tên Iliade còn có tên là bản trường ca về cơn giận của Achille. Có nhiều nhà phê bình đã phân chia kết cấu tác phẩm này dựa trên đề tài đó như sau: Tác phẩm chia làm 3 phần: phần đầu là nguyên nhân cơn giận của Achille, phần giữa là hậu quả của cơn giận, phần cuối là sự kiện Achille nguôi giận, dẫn đến thất bại của quân thành Troy và cái chết của Hector. Trong khi đó, đề tài của phim “Anh hùng thành Troy” được mở rộng so với phim rất nhiều. Bên cạnh sự kiện chính là cơn giận của Achille, sự tranh giành quyền lực của Agamemnon, xen vào đó còn là tình yêu mãnh liệt giữa Paris với Helene, giữa Achille và Brideit, tình anh em giữa Achille và Patrocle, nghĩa vợ chồng giữa Hector và Angdromac, tình phụ tử giữa Priam và Hector… Nhưng trong một bộ phim đầy rẫy bi kịch vẫn có chỗ tôn vinh tình yêu. “Bởi vì em yêu cô ấy!” không còn lời bào chữa nào hay hơn câu đó cho hành động đem nàng Helene về Troy của hoàng tử bồng bột Paris (nói với anh trai Hector đang nổi trận lôi đình). Đặc biệt tình yêu tổ quốc trong Iliade không nổi rõ bằng trong “Anh

ra còn một điểm khác nữa giữa tác phẩm và phim là ở phần cuối phim, các nhà làm phim đã đưa vào hai chi tiết không hề có trong bản anh hùng ca là chi tiết thuộc về truyền thuyết “ngựa gỗ thành Troy” và chi tiết “gót chân Achille”. Đạo diễn đã đưa vào phim những chi tiết này để khán giả mục kích được số phận của thành Troy và đồng thời nó cũng tô đậm đề tài về chiến tranh của bộ phim.

3.3.2 Nhân vật:

Đầu tiên dễ nhận thấy nhất là tác phẩm văn học và kịch bản phim đều phải lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng văn học. Vì chuyển thể theo khá sát nguyên tác nên từ cốt truyện đến hệ thống nhân vật, tư tưởng trong tác phẩmđều được David Benioff (người chuyển thể kịch bản phim) giữ lại tương đối nguyên vẹn trong kịch bản của mình. Không gian và thời gian của cả hai đều gần như là giống hệt nhau, tên nhân vật của chỉ thay đổi đôi chút, vẫn là những Achille, Hector, Patroclo, vua Priam,….huyền thoại. Homere và Wolfgang Petersen đều đưa vào tác phẩm của mình hàng trăm nhân vật anh hùng, những nhân vật này đều có chung những đặc điểm của người anh hùng thời đại nhưng mội người mang một sắc thái riêng không ai giống ai. Phim “Anh hùng thành Troy” ca ngợi về tình yêu nhiều hơn là chiến tranh, một Paris nông nổi, ích kỷ vì tình riêng mà mang tai họa đến cho quê hương mình; một Helen mù quáng trong tình yêu thiếu suy nghĩ nên trở thành nguyên nhân của chiến tranh, một Hector anh dũng quả cảm, yêu gia đình và đất nước, một Achille dũng mãnh, đa tình nhưng cũng mạnh mẽ cương quyết và đam mê vinh quang.

Achille là mẫu người anh hùng thời đại, bức chân dung nổi bật trong hàng trăm chân dung anh hùng của Iliade. Đó là người anh hùng hoàn hảo cả về ngoại hình lẫn tính cách. Chàng đẹp như một vị thần và sức mạnh thì vô địch, Achille “thần thánh” chạy nhanh như gió. Hình dáng đẹp đẽ, sức vóc như thần, tiếng thét thì âm vang như “tiếng kèn xung trận” làm cho “đầu gối

của hết thảy người Troy đều run rẩy” và trái tim thì tan ra như nước. Hệ thống nhân vật trong “Anh hùng thành Troy” không thay đổi, tác giả vẫn chọn Achille – một người anh hùng của người dân Hy Lạp làm nhân vật chính, bên cạnh Achille là Patroclo - một người bạn, người anh em thân thiết của Achille. Đạo diễn đã cố gắng tìm một diễn viên đóng vai Achille gần giống như trong tác phẩm và Petersen đã tìm được. Brad Pitt đã thể hiện tròn vai Achille với một thân hình vạm vỡ, điển trai phù hợp với nhân vật. Chiếc khiên của Achille là cả một công trình nghệ thuật, áo giáp và mũ trụ sáng ngời lên “trông xa như một đám cháy lớn, như vừng đông khi mặt trời mọc” đến nỗi chính quân sĩ của chàng cũng “rùng mình run sợ” khi “đánh bạo nhìn vào những vũ khí đó”. Đọc tác phẩm và xem phim chúng ta thấy rõ những tư tưởng nhân văn, nhân đạo mà các tác giảđã gởi gắm qua tác phẩm của mình. Đó là tình yêu của Achille dành cho Brideit, một tình cảm cao đẹp của con người thời cổ đại. Achille là viên tướng tài của người Hy Lạp nhưng không có nghĩa là trái tim chàng sắt đá, chàng là một người bằng xương bằng thịt và dĩ nhiên chàng cũng biết yêu. Chính vì Brideit mà chàng xung đột với Agamenon và không tham chiến nữa. Achille đã vô cùng đau đớn khi hai truyền lệnh sứ đến giải nàng Brideit đi mà không cách nào ngăn cản được. Một vụ tướng dũng mãnh không hề sợ đầu rơi máu chảy như Achille mà phải “nước mắt đầm đìa” [4, 21]. Qua đó, ta có thể thấy bản chất rất “người” của Achille, ở chiến trường chàng là một người cứng cõi nhưng trong tình cảm thì chàng cũng “mềm yếu” như bao con người khác. Trong phim, Achille cũng có một tình yêu mãnh liệt với nàng Brideit, vì nàng mà chàng đã không tham gia trận chiến ở thành Troy. Ngay từ đầu bộ phim Brad Pitt trong vai Achille đã được giới thiệu một cách hoàn hảo với đầy đủ tất cả những tật xấu cũng như sức mạnh bất khả chiến bại của mình. Người anh hùng của chúng ta còn đang ngủ say bên các mỹ nhân giữa lúc cuộc giao tranh đi vào hồi quyếtđịnh. Achille xung trận cho chính mình, cho sự khát khao chiến thắng và vinh quang chứ không phải vì bất kỳ điều gì khác. Dễ dàng tự ái vì một câu quở

trách của vua Menelas và từ chối giao chiến với địch thủ nhưng Achille cũng sẵn sàng quay lại chiến trường vì ý thức được việc làm của mình sẽ cứu thoát hàng vạn chiến binh khỏi cái chết vô ích. Vẻ đẹp tình bạn trong Iliade được thể hiện rất rõ, sâu sắc, chân thành mà cao quý không gì sánh bằng, một tình bạn đẹp giữa Achille và Patroclo. Sau khi cho Patroclo ra trận giúp quân Hy Lạp thì Achille lúc nào cũng lo lắng cho bạn, khi biết có chuyện không hay xảy ra cho bạn mình, Achille đau đớn: “Khổ thân ta! Tại sao quân Acai tóc

rậm lại hốt hoảng băng qua cánh đồng về lại thuyền thế nhỉ? Mong sao thần

linhđừng gây ra những tai họa đau xót như mẹ ta đã báo trước hôm nào”

[4, 64]. Trong “Anh hùng thành Troy”, Achille đã rất đau đớn khi nghe báo tin Patroclo bị Hector giết chết và chàng rất tức giận, nhất định phải trả thù cho bạn. Trong tác phẩm có đoạn bà Thetis – mẹ Achille khuyên con không nên giết Hector để trả thù cho Patroclo vì “Hector chết rồi, lập tức sẽ đến

ngày tận số của con” [4, 67] nhưng Achille vẫn làm điều đó để khẳng định

tình bạn của mình, trong phim chỉ thể hiện được sự giận dữ của Achille bằng những cái hét lớn, những cái nhăn mặt chứ không thể hiện được cảnh Achille tức giận quyết tâm trả thù cho bạn như trong tác phẩm. Trên bờ biển cát trắng ấy, giữa hai đạo quân giáp trụ oai phong Achille đối diện với địch thủ khổng

Một phần của tài liệu iliade của homere từ tác phẩm đến phim truyện (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)