5. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Anh hùng ca Iliade – tác phẩm
3.1.1 Đề tài:
Đề tài tác phẩm Iliade của đại thi hào Homere được rút ra từ truyền thuyết về cuộc chiến tranh thành Troy, một cuộc chiến tranh có thật diễn ra vào thế kỷ XII trước công nguyên. Trước Homere có nhiều bản trường ca nói về cuộc chiến tranh thành Troy được lưu truyền trong dân thành một hệ bài ca, một hệ sử thi mà ngày nay không còn lưu lại. Trường ca Homere ra đời trên cơ sở truyền thuyết về cuộc chiến tranh này, trong truyền thuyết đó nguyên nhân của cuộc chiến bắt đầu từ câu chuyện quả táo vàng tặng người đẹp nhất.
Iliade của Homere không thuật lại tất cả nội dung đó của truyền thuyết mà chỉ mô tả những sự kiện xảy ra trong vòng 50 ngày trong năm cuối cùng
của cuộc chiến tranh Troy. Iliade là câu chuyện về cơn giận của Achille và những hậu quả của nó trong một thời gian ngắn vào năm thứ mười cuộc chiến tranh thành Troy.
Đề tài của Iliade có thể nói ngắn gọn là xoay quanh nhân vật Achille – một tướng lĩnh Hy Lạp và việc chàng cãi cọ với người quyền thế cao hơn mình vì một nguời nữ nô lệ nên chàng không tham gia chiến trận. Sự vắng mặt của chàng khiến quân Hy Lạp suýt nữa thất bại vì các chiến thuyền bị Hector – tướng quân Troy – đốt cháy. Trước tình hình đó, Achille cho bạn mình là Patroclo ra trận, không ngờ Patroclo bị Hector giết chết. Nỗi đau thương và khát vọng trả thù đã khiến cho Achille trở lại chiến trường và chàng đã giết chết Hector.
3.1.2 Tóm tắt tác phẩm:
Quân Hy Lạp đánh thành Troy gần 10 năm nhưng thành vẫn đứng vững. Trong một trận đánh vào một đô thị gần thành Troy, quân Hy lạp chiến thắng, thu được nhiều chiến lợi phẩm trong đó có hai người con gái đẹp là nàng Brideit và Chryseis, con gái của ông già Chryses, thủ tự đền thờ thần Apollon. Chryseis được dâng cho chủ tướng là Agamennon và Brideit cho Achille, viên tướng tài nhất trong hàng ngũ quân Hy Lạp. Chryses mang lễ vật tới chuộc con không được, còn bị lăng nhục. Ông nổi giận cầu xin thần Apollon giáng họa xuống quân Hy Lạp. Quân Hy Lạp bị thần Apollon bắn tên vô hình gây bệnh dịch, chết vô số. Một đại hội toàn quân mở ra để tìm nguyên nhân tai họa. Quân sĩ buộc Agamennon phải trả Chryseis cho thủ tự đền Apollon. Bù lại, Agamennon bắt nàng Brideit của Achille. Hành động trịch thượng đó khiến Achille giận sôi máu. Ðể trả thù, từ đó quân đội của Achille không trợ chiến quân Hy Lạp nữa. Achille lại nhờ mẹ là nữ thần Thetis lên thiên đình cầu thần Zeus trừng trị quân Hy Lạp.
Quân Troy dần dần phản công dữ dội, đuổi quân Hy Lạp ra tận bờ biển, hạ trại bao vây. Agamennon định rút lui nhưng Diomede phản đối. Agamennon cử sứ giảđi xin lỗi Achille, hứa sẽ trả lại nàng Bryseis và còn bồi thường trọng hậu, mong Achille trợ chiến, nhưng chàng cự tuyệt lạnh lùng. Quân Hy Lạp ra sức chống đỡ. Achille liền cử bạn chiến đấu là Patroclo thay mặt chàng ra quan sát chiến trường. Patroclo cùng quân Hy Lạp phản công thắng lợi. Quá say mê với chiến tích,
Patroclo truy kích quân Troy về tận bờ thành. Quân Troy được thần Apollon giúp sức bao vây đánh Patroclo bị thương. Hector, một dũng tướng thành Troy xông đến giết chết Patroclo. Hay tin bạn chết Achille đau đớn rụng rời. Dù mẹ đã khuyên răn, Achille vẫn quyết tâm xung trận để trả thù cho bạn. Thetis lên thiên cung nhờ thần Hephaitos rèn cho con mình một bộ áo giáp và vũ khí mới. Achille nguôi giận, hòa giải với Agamennon rồi xuất trận.
Ðến giai đoạn này, cuộc chiến lại trở nên khốc liệt. Với lòng trả thù cho bạn, Achille truy sát quân Troy. Cuối cùng quân Troy chạy trốn cả vào thành, chỉ còn một mình Hector đứng lại chờ giao chiến với Achille trước cổng thành Xke, dù mẹ cha chàng khóc lóc van nài chàng hãy trốn vào thành. Vì danh dự, Hector buộc phải tử chiến với Achille. Thần Zeus bắt cân tử mệnh. Dĩa cân nghiêng về phía Hector. Athena buộc phải thôi giúp Hector. Achille hùng hổ lao tới, đuổi Hector chạy quanh thành ba vòng, sau khi đuổi kịp, đã giết chết Hector. Sau đó, Achille cho buộc xác Hector vào một cổ xe kéo lê quanh thành giữa những tiếng than khóc của cha, mẹ, vợ, con chàng và nhân dân thành Troy. Các thần trên thiên đình nổi giận vì hành động đó, buộc Achille phải chấm dứt cuộc báo thù và báo cho vua Priam của thành Troy đến doanh trại của Achille chuộc xác con. Kết thúc bản trường ca là lễ mai táng Hector.
Iliade là một bản anh hùng ca chiến trận. Mở đầu tác phẩm, đọc những câu thơđầu, ta có thể xác định ngay nội dung cụ thể của bản anh hùng ca: cơn giận của Achille. Lấy một hồi nổi tiếng trong cuộc chiến tranh ở thành Troy
để làm đề tài, Iliade là một anh hùng ca chiến trận của thời đại Homère, phản ánh cụ thể, trung thành, sinh động xã hội Hy Lạp cổ đại dưới chế độ dân chủ quân sự, qua những mặt hoạt động chủ yếu của họ. Dù chỉ thuật lại những chuyện xảy ra chung quanh cơn giận của Achille, Iliade đã vẽ ra biết bao nhiêu bức tranh hiện thực sinh động về đời sống của người Hy Lạp cổ đại: Ðại hội quân sỹ, tranh chấp giữa các thủ lĩnh, việc kiểm điểm binh lực và chiến thuyền, tiệc khao quân trước khi ra trận, việc đào hào và đấp lũy, tấn công và phòng ngự, giao tranh tay đôi giữa các danh tướng, đình chiến để chôn cất người chết, đám tang, thi võ, bói toán, cúng tế thần linh .v.v.Tập thơ Iliade không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là một tài liệu chân xác tới mức kỳ diệu về văn hoá của người Hy Lạp trong thế kỷ XII, XIII TCN.Và vì vậy tên của Homere đã được dùng làm thuật ngữ sử học để gọi thời đại gồm mấy thế kỷđó.
3.1.3 Các nhân vật anh hùng:
Nổi bật trong trường ca Iliade là thủ pháp xây dựng nhân vật, đặc biệt là nhân vật anh hùng. Homere đưa vào thi phẩm Iliade hàng trăm nhân vật anh hùng. Những nhân vật này có chung những đặc điểm của người anh hùng thời đại nhưng mỗi người mang một sắc thái riêng, không ai giống ai. Trong tác phẩm những Agamemnon, Achille, Hecto, Paris, Ene,… là những hình tượng nghệ thuật vừa có bản sắc riêng vừa mang đặc điểm chung của người anh hùng thời đại. Diomet dũng cảm, Uylix trí tuệ, Paris “đẹp trai và bắn giỏi”, Hecto thần thánh mũ trụ long lanh, Achille chạy nhanh như gió là những đặc tính chính của những nhân vật. Anh hùng là một trong những đặc điểm của các nhân vật trong Iliade. Họ chỉ sống vì lý tưởng chinh chiến và say sưa với lý tưởng đó. Lập được chiến công hiển hách, coi thường sống chết là hành động của các anh hùng khiến họ trở thành bất tử.
Phải đứng trên quan điểm lịch sử mà xét thì mới nhận thức được cái trí tuệ sánh tựa thần linh của Uylix, nếu không thì đó chỉ là một sự lừa lọc, xảo quyệt, ma quái. Những chiến công của những người anh hùng lúc nào cũng
mang một ý nghĩa lớn lao, cao cả vì đó là sự thể hiện sức mạnh của cả bộ lạc, những chiến công đó có tính quyết định đối với vận mệnh của bộ lạc.
Cái hấp dẫn lòng người hơn cả trong Iliade là tinh thần nhân đạo rất thực và sâu sắc. Đó là thứ tình cảm đẹp của con người - tình người, tình anh em, tình mẫu tử, nghĩa vợ chồng… được biểu hiện đầyđủ. Tình cảm trong tác phẩm không được miêu tả nhiều như chiến công nhưng nó được lắng đọng trong tâm hồn, trong cuộc sống bên trong của mỗi nhân vật.
3.1.3.1 Achille:
Achille là viên tướng dũng mãnh và tài giỏi nhất của quân đội Hy Lạp, đã từng lập biết bao chiến công trên chiến trường. Đó là người anh hùng hoàn hảo cả về hình dáng lẫn tính cách. Cũng giống như Paris, chàng đẹp như một vị thần và sức mạnh thì vô địch: “Chàng sử dụng một cây giáo vừa nhọn lại
vừa dài mà ngoài Achille ra không có ai có thể nhấc nổi. Cây giáo ấy làm
bằng gỗ của một cây sến trên đỉnh núi Pêlion mà thần Kêrônng tặng cho
Pele”. [4, 62] Hình tượng Achille có sức hấp dẫn người đọc vô cùng vì nó
xuất phát từ khí thế hào hùng của chiến tranh bộ lạc. Điều này càng chứng tỏ khi Achille xung trận “như một vị thần tung mình nhảy vào chiến trận, lao tới chém giết quân Troy khiến cho đất đen ngập máu, như một đám cháy thần kỳ lồng lộn qua những thung lũng sâu của một ngọn núi khô…; rừng sậy cháy và gió thổi rất mạnh vào rừng làm ngọn lửa cháy quay cuồng xoáy lốc…” Nếu như sự vắng mặt của Achille trên chiến trường làm cho quân Troy tấn công mạnh mẽ và liên tiếp chiến thắng thì có sự xuất hiện của chàng thì tình thế đảo lộn trở lại. Chàng đã triệt hạ 12 thành trên đường thủy và 11 thành trên đường bộ, và chính chàng đã giết được nhiều binh sĩ Troy. Và điều quan trọng hơn là chàng đã hạđược Hector “niềm kiêu hãnh của người dân Troy”. Trong tâm hồn Achille luôn có những cảm xúc lớn thay nhau khiến chàng không phút nào được yên tĩnh. Có chăng chỉ trong chốc lát mà thôi.“Hình dáng đẹp
đầu gối của hết thảy người Troy đều run rẩy và trái tim thì tan ra như nước.
Không những thế, vũ khí của Achille đều do thần làm, còn ngựa của chàng là
con đẻ của thần Gió.” [4, 20]
Bên cạnh một Achille anh hùng còn có một Achille con người. Chính ở khía cạnh này đã làm cho hình ảnh Achille đi sâu vào tâm hồn người đọc vì Achille không chỉ là một người anh hùng với những cái phi thường trên chiến trận mà còn là một con người biết cảm thông với những số phận, căm phẫn với những điều ác. Đây là hai mặt đối lập nhưng lại rất thống nhất trong một con người.
Achille – người anh hùng sử thi, nhưng đó không có nghĩa là trái tim chàng sắt đá, chàng cũng là một con người bằng xương bằng thịt và dĩ nhiên chàng cũng biết yêu. Chính vì nàng Brideit mà Achille đã xung đột với Agamennon và không chịu tham chiến nữa. Có lẽ chúng ta sẽ thấy lạ vì thường thì những chiến binh cổ đại chỉ xem nghĩa khí và vinh quang là trên hết còn tình cảm nam nữ chỉ là thứ yếu. Tình yêu của Achille đối với nàng Brideit là rất sâu sắc mặc dù chúng ta biết rằng đó chỉ là một trong số những chiến lợi phẩm mà Achille chiếm được khi thắng trận: “bất cứ người nào có
tim có óc cũng đều yêu vợ, chăm lo cho vợ, như tôi đây, tôi yêu tha thiết
người đàn bà đó mặc dù nàng chỉ là người tôi chiếm được với cây lao”[4, 61]
Achille đã nói đúng, bất cứ người đàn ông nào cũng yêu thương vợ mình và Achille cũng thế, chàng yêu tha thiết Brideit đến nỗi muốn giết cả Agamemnon khi hắn đòi bắt nàng đi, vì “Hắn chỉ đoạt lấy phần tôi, chiếm
giữ người vợ yêu của tôi thôi.” Achille đã xem Brideit như của mình, như một
phần thân thể của bản thân, vì thế không có gì có thể đánh đổi được, dù đó là vàng bạc hay châu báu. Tình yêu của Achille đối với Brideit là một thứ tình cảm cao đẹp của con người thời cổ đại. Họ không chỉ biết chiến tranh, biết anh hùng mà còn có tình yêu thương nhau.
Patroclo – người bạn mà Achille yêu quý nhất bị Hector giết chết, hay tin Achille ngã vật xuống, “quằn quại trong bụi đất”, “chàng bốc đất bôi đầy
đầu, tro bụi bẩn thỉu bám đầy áo dài”. Chàng thét lên một tiếng thét đau đớn. Đối với Achille giờ đây dù cho có giết chết được Hector, có san bằng cả thành Troy thì cũng không thể làm chàng nguôi giận. “Khi Patroclo chưa thiệt
mạng, cho tới ngày đó, trong thâm tâm ta vẫn muốn tha chết cho quân Troy.
Nhưng bây giờ, hễ thần thánh cho lọt tay ta đứa nào thì ta quyết không tha
cho đứa ấy, nhất là con cái của Priam”. [4, 89]. Có thể nói cái chết của
Patroclo đã làm cho Achille mù quáng, chàng đã có những hành động tàn bạo đối xử với Hector, kể cả khi Hector đã chết. “… với người khác chếtđi là hết
nhưng với ta chừng nào chân ta còn đứng vững trên mặt đất này ta còn không
quên nghĩ đến bạn ta”. Điều này chứng tỏ Achille có một tình bạn thiêng
liêng, cao cả, chân thành. Một thứ tình bạn vượt lên cả nỗi sợ hãi của sự sống và cái chết. Và Iliade đã chấm dứt ở chiến công của Achille, Homere không kể về cái chết của Achille sau này, có lẽ ông muốn hình ảnh của Achille mãi mãi là một anh hùng tỏa sáng.
Tình huống cuối cùng bộc lộ tính cách mãnh liệt của Achille là lúc vị vua già tới xin chuộc xác Hector. Thấy Priam chàng đã bỗng nhớ thương cha già, chàng kêu than cho số phận con người, thương ông Priam mất nhiều con cái. Rồi chàng khyên Priam chịu đựng số phận, khóc lóc cũng không cứu sống được con “Ôi! Tội nghiệp thay, lòng cụ quả đã chịu quá nhiều đau khổ!
Sao cụ dám một mình đến đoàn thuyền Acai, trước mặt tôi, là người giết của
cụ không biết bao người con anh dũng! Trái tim cụ là sắt ư? Nhưng thôi, mời
cụ ngồi xuống ghế này. Dù đau khổ, ta cũng nên dẹp mọi đau khổ xuống đáy
lòng, vì than khóc chỉ thêm tê tái lòng mà chẳng được ích gì. Sống đau buồn,
đó là số phận thần linh dành cho người trần khốn khổ. Chỉ có thần linh mới
quyết định được. Người dành cho ta một chum đựng điều lành và một chum
đựng điều dữ. Ai được Zeus gây sấm sét ban đều hai thứ thì sẽ gặp cả đau
buồn và hạnh phúc. Còn ai chỉ được ban đau khổ thì sẽ trở thành một kẻ bị
mọi người khinh. Người đó sẽ đói khát, đi lang thang khắp mặt đất thần
một người hết sức là độ lượng, nhân hậu, nhân từ nhưng chàng lại không hề nhắc đến việc trả xác lại cho Priam, vì lòng chàng chưa nguôi mối thù với Hector.
Tóm lại,“Achille là một tổng thể những sức mạnh ưu tú của nhân dân”,
“Achille – đó là sự thần thánh hoá nước Hy Lạp anh hùng bằng nghệ
thuật…”. [2, 52] (Bielinski)
3.1.3.2 Hector:
Achille có một nửa dòng máu trong người là máu thần, còn Hector chỉ là người trần với những tính cách hết sức gần gũi với chúng ta. Hector là một chiến sĩ, một chiến binh, một người cha, một người anh. Về phương diện nào chàng cũng bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp. Hector luôn chiến đấu gan dạ và có suy nghĩ. Khi điều kiện bất lợi chàng rút quân về thành, nhờ mẹ tới cầu nữ thần giúp đỡ. Hình ảnh Hector đã được xây dựng với những phẩm chất cao quý nhất: người con hiếu thảo, người con trung nghĩa với thành bang, người chồng yêu thương vợ thắm thiết, người cha lo lắng cho con. Chàng sẵn sàng xử trí quyết liệt những ai ngăn cản chàng trung nghĩa với thành bang. Cảnh Hector từ biệt vợ, con để ra trận là một cảnh chan chứa thi vị, mang tính thẩm mỹ cao và thể hiện chàng có trách nhiệm với gia đình.
Từ khi xảy ra cuộc chiến thành Troy, cuộc sống Hector luôn gắn bó với chiến trường, với nhiệm vụ. Và trở về với gia đình, Hector không còn là một chiến binh dũng mãnh nữa mà chỉ là một người chồng yêu vợ, con của mình. Hector luôn tìm thấy hạnh phúc khi trở về với vợ con của mình, đặc biệt là
con “một đứa bé còn măng sữa và xinh đẹp như một ngôi sao”. Khi trông
thấy con chàng lặng lẽ mỉm cười một cách hiền từ, những niềm vui từ tình phụ tử thiêng liêng. Trong khoảnh khắc đó chàng tạm quên đi mọi thứ, chết chóc, chiến trường chỉ thấy hạnh phúc bên gia đình nhỏ bé có vợ hiền, con