Nội dung tư tưởng

Một phần của tài liệu iliade của homere từ tác phẩm đến phim truyện (Trang 66 - 69)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.3.3 Nội dung tư tưởng

Từ tác phẩm đến phim truyện chuyển tải cùng nội dung tư tưởng đó là chủ nghĩa anh hùng, anh hùng tập thể của cả hai phe tham chiến. Các nhân vật trong cả hai bộ phim và tác phẩm đều là những nhân vật anh hùng, đều là

những người vì đấtnước, bộ tộc của mình mà chiếnđấu, chúng ca ngợi những người chiến đấu vì bộ lạc không hề sợ bất cứ điều gì cả. Achille và Hector trong phim và trong tác phẩm đều là những người anh hùng được nhân dân yêu mến, tư tưởng của cả hai là tư tưởng của những người anh hùng. Họ là những người lập chiến công để được “lưu danh muôn thuở”, để “tên tuổi ghi lại muôn đời” - đây là những câu nói của những người anh hùng trong tác phẩm. Nhưng những cuộc chiến ở đây không phải là cuộc chiến của một cá nhân người nào cả mà là cuộc chiến của cả một tập thể, vì lợi ích chung của cả cộng đồng. Trong cuộc chiến không một ai đơn độc chiến đấu mà cả một tập thể, trong tác phẩm cuộc chiến giữa Troy và Hy Lạp, quân Hy Lạp thì

“tướng nào chỉ huy quân ấy, binh sĩ im phăng phắc theo sau, lặng lẽ sợ sệt

trước mặt tướng của mình…tất cả mọi người đi thành hàng đều tăm tắp, vũ

khí ánh lên sáng loáng.”, còn quân Troy thì “đông như kiến, binh sĩ la hét om

sòm, chẳng khác gì ngàn ngàn cừu cái đứng trong mục trường…Quả vậy,

tiếng gào thét của họ không giống nhau, họ không cùng một tiếng nói với

nhau, vì họ từ nhiều nơi họp lại” [4, 48] họ tập họp lại để chiến đấu vì đất

nước. Trong phim thì đạo diễn đã cho dựng phim trường với trận chiến hoành tráng, quân đội hai bên tham chiến rất đông thể hiện cuộc chiến này không phải của riêng ai mà là cuộc chiến của tập thể những con người nơi đây. Điểm đặc biệt và khác nhau giữa phim và tác phẩm là trong Iliade yếu tố thần linh được thể hiện sâu sắc hơn trong phim “Anh hùng thành Troy”, nội dung tác phẩm còn có sự giúp đỡ của các vị nữ thần như thần tình yêu và sắc đẹp. Còn trong “Anh hùng thành Troy” thì yếu tố thần linh được lược bỏ bớt, không còn đậm nét như trong tác phẩm, một số nhân vật phụđược lược bỏ, Paris và Helene đến với nhau vì tình yêu thật sự. Ở đây con người là yếu tố chủ đạo, con người không bị phụ thuộc vào thần linh và không bị chi phối bởi thần quyền. Nó là một bài ca anh hùng chân thực không nhuốm nhiều màu sắc thần thoại nên các nhân vật trong phim đã đóng đúng chất “người” chứ không nhiều màu sắc thần linh nữa. Theo đạo diễn Petersen thì ông nghĩ rằng các vị

thần bây giờ không còn thích hợp với thời đại nữa. “Ngay cả Homere, tôi có

cảm giác ông ấy ở trên cao và mỉm cười bảo: Ôi, các cậu không thể làm thế

nữa đâu. Ý tôi là chả ai bây giờ lại tin chuyện thần thánh. Ba ngàn năm

trước, tôi có thể làm thế, chứ bây giờ thì không. Nên chúng tôi loại các vị

thần ra khỏi phim.” Petersen trong một lần trả lời phỏng vấn đã nói như vậy.

Trong tác phẩm những diễn biến, mối quan hệ diễn ra phần nhiều được lý giải là do định mệnh, như chi tiết bà Thetis khuyên Achille đừng giết Hector “

Hector chết rồi, lập tức đến ngày tận số của con”. Hay trong tác phẩm trước

khi cuộc chiến diễn ra Menelas cầu khẩn thần Zeus cho mình đánh thắng được quân Hy Lạp và còn nhiều lần nhắc đến các vị thần điều này chứng tỏ yếu tố thần linh trong tác phẩm rất đậm nét. Còn trong phim tất cả mọi việc đều do con người cá nhân quyết định chứ không do một yếu tố thần linh nào chi phối cả. Con người có thể tự mình quyết định số phận của mình chứ không đợi chờ ở một yếu tố siêu nhiên nào cả. Trong phim khi muốn giành lại Helene thì Menelas và Agamemnon đã quyết định đem quân sang Troy đánh chứ không hề có một chi tiết cầu khẩn thần thánh nào cả, không hề có hình ảnh hay bóng dáng của thần thánh trong bộ phim, dù chỉ là một chi tiết nhỏ. Trong Anh hùng thành Troy hầu như những chi tiết về thần thánh đều được lược bớt, chỉ xây dựng phần con người nên nội dung phim có thay đổi đôi chỗ cho hợp lý. Nếu không có chiến tranh thì cha con Hector sẽ được đoàn tụ, vợ chồng Hector và Angdromac sẽ sống hạnh phúc bên nhau, nếu không có chiến tranh thì Achille sẽ không mất bạn mình là Patrocle và nếu không có chiến tranh thì dân thành Troy và cả Hy Lạp cũng không phải chịu khổ. Như vậy sau cùng, cả hai phim và tác phẩm đều mang một thông điệp chung là chiến tranh không mang lại hạnh phúc, chỉ có hoà bình là mang lại bình yên, hạnh phúc vĩnh cửu. Tuy vậy, ở phim “Anh hùng thành Troy” tư tưởng phản chiến được tô đậm hơnở anh hùng ca Iliade rất nhiều vì những lý do mà ta đã phân tích ở mục 3.3.2.

Một phần của tài liệu iliade của homere từ tác phẩm đến phim truyện (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)