Vài nét về Homere và Iliade

Một phần của tài liệu iliade của homere từ tác phẩm đến phim truyện (Trang 26)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.3 Vài nét về Homere và Iliade

1.3.1 Tác giả Homere:

Homere là ai? Có phải là tên riêng của một thi sĩ hay chỉ là tên gọi chung? Vậy thì Iliade và Odyssee có phải của một tác giả sáng tác hay không hay đó sáng tác của tập thể?

Theo kết luận của Bêlinxki, nhà lý luận dân chủ Cách mạng Nga:

Thiên tài nghệ thuật của Homere là một cái lò nung qua đó những tảng

quặng thô sơ của truyền thuyết dân gian và thơ ca được nấu chảy ra thành

những thỏi vàng nguyên chất”

Về Homere, thời cổ đại không để lại một bằng chứng hay tài liệu nào chính xác, thời đại còn lưu lại 9 bản tiểu sử, về quê hương ông thì có từ 7 đến 11 thành bang giành nhau làm quê hương của nhà thơ. Có người cho là ông sinh thế kỷ IX, VIII, thậm chí là thế kỷ VI (trước công nguyên)… Ngay những nhà triết học và sử học cũng không rõ lắm về cuộc đời ông. Nhiều truyền thuyết đã thuật lại cuộc đời Homere như một huyền thoại, trong số đó có một truyền thuyết được gắn cho Homere đã từng là cảm hứng cho nhà thơ André Chénier sáng tác bài thơ Người mù.

Homere có thể đã sinh ra bên bờ sông Méles. Gần đô thị Xmiếcnơ. Cha không rõ tên, mẹ ông là bà Krethéis, đã đặt tên cho ông là Mêlêxigen (Mélésigène). Nhà nghèo, ông được một thầy giáo là Phémios nuôi nấng ăn

học. Sau khi Phémios chết, ông nối nghiệp cha nuôi làm nghề dạy học. Một thương nhân vì khâm phục tài năng của ông đã mời ông đi du lịch. Ông đã qua thăm Ai cập, Libi, Ý, Tây Ban Nha ghi chép được nhiều điều. Trở về quê hương ông làm nghề ca hát để sinh sống. Ông cũng mang tên Homere từđấy. Ông đã tới đảo Kios, được một gia chủ mời ở lại dạy học, cưới vợ và có hai con gái, sáng tác Iliade và Odyssee. Mặc dù tuổi già và bị mù, ông vẫn còn lòng ham muốn hiểu biết. Ông lại lên đường đi thăm Samos và dự định sẽ đến thăm thủ đô Athène. Bị ốm nặng, dọc đường ông qua đời. Theo truyền thuyết ông ra đời khoảng năm 1102 (trước công nguyên). Hiện nay phần lớn các nhà nghiên cứu cho rằng ông sống khoảng cuối thế kỷ IX đầu thế kỷ VIII (trước công nguyên).

Tác giả phải là người am hiểu những nỗi đau khổ và niềm vui sướng của con người cũng như phải là người gần gũi với những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, sử thi trước đó…Cộng với vốn sống, vốn kiến thức đó, ông còn phải là một thiên tài thi ca lớn có cuộc đời chìm nổi… thì mới có thể sáng tác nên những lời thơ “xuất thần” như vậy.

Những giai thoại lưu truyền về tác giả không có gì là lạ, chưa kể nó còn hợp lý nữa, vì “văn tức là người”, hai thiên sử thi mà “khó có tác phẩm nào so sánh được” ấy quả “do một thiên tài từ nhân dân mà ra, một thiên tài đúc kết từ tinh hoa của trí tuệ cổ đại của nền văn học dân gian phong phú và của cuộc sống mãnh iệt giàu tính chiếnđấu của người Hy Lạp cổ đại”.

1.3.2 Anh hùng ca Iliade:

Iliade có nghĩa là bài ca về thành Troy, nó là bản anh hùng ca chiến trận, về thành phố Iliong, một tên khác của thành Troy, nơi xảy ra cuộc chiến tranh trong tác phẩm, Iliade gồm 15.453 câu chia làm 24 khúc ca. Tác phẩm chỉ thuật lại một giai đoạn ngắn, năm thứ mười của cuộc chiến tranh Troy. Những diễn biến xảy ra trước giai đoạn đó, cũng như đoạn chiến tranh kết thúc đều không được trực tiếp thuật lại.

Iliade bao quát một thực tế rộng lớn nên nhà thơ phải vận dụng nhiều loại văn: tự sự, miêu tả, bi kịch, hài kịch, hùng biện; nhưng kết cấu chặt chẽ, trái với những sử thi trước đó thường dài dòng, lặp đi lặp lại, nhiều chi tiết vụn, trái lại Iliade rất tập trung và vì vậy làm cho cảm xúc của người đọc giữ được từ đầu tới cuối tác phẩm, mặc dù hình thức vẫn giản dị, như là chưa hề biết đến những kỹ xảo của nghệ thuật. [4 ,5]

Trong tác phẩm, đọc những câu thơ đầu ta có thể xác định được nội dung cụ thể của nó là: cơn giận của Achille. Lấy một hồi nổi tiếng trong cuộc chiến tranh ở thành Troy để làm đề tài, Iliade là một anh hùng ca chiến trận của thời đại Homere, phản ánh cụ thể, trung thành , sinh động xã hội Hy Lạp cổ đại dưới chế độ dân chủ quân sự, qua những mặt hoạt động chủ yếu của họ. Dù chỉ thuật lại những chuyện xảy ra chung quanh cơn giận của Achille, Iliade đã vẽ ra biết bao nhiêu bức tranh hiện thực sinh động về đời sống của người Hy Lạp cổđại: Ðại hội quân sỹ, tranh chấp giữa các thủ lĩnh, việc kiểm điểm binh lực và chiến thuyền, tiệc khao quân trước khi ra trận, việcđào hào và đắp lũy, tấn công và phòng ngự, giao tranh tay đôi giữa các danh tướng, đình chiến để chôn cất người chết, đám tang, thi võ, bói toán, cúng tế thần linh, phong tục, tập quán, lễ nghi, tôn giáo, tình chiến hữu, tình cha con, vợ chồng. Tất cả đều làm nổi bật lên bản chất chân thật của người Hy Lạp trong thế kỷ XII, XIII (trước công nguyên). Và vì vậy tên của Homere đã được dùng làm thuật ngữ sử học để gọi thời đại gồm mấy thế kỷđó.

CHƯƠNG 2

VÀI NÉT V ANH HÙNG CA VÀ ĐIN NH

2.1 Anh hùng ca:

Là trường ca dân gian, một loại hình của thể loại tự sự hình thành trên cơ sở thần thoại truyền thuyết, truyện cổ tích và khai thác đề tài, cốt truyện trong kho tàng đó. Giai đoạn đầu của anh hùng ca thường là những bài ca anh hùng và những bài sử thi có dung lượng ngắn, nhỏ, đơn giản hơn.

Trong quá trình phát triển, những bài ca anh hùng và những bài sử thi có liên quan với nhau về một đề tài, một cốt truyện dần dần quần tụ, tập hợp lại thành từng nhóm, hệ. Những nghệ nhân dân gian đã thu thập, khai thác, sáng tác, biểu diễn, chỉnh lý, tổng hợp kho tàng bài ca anh hùng đó để cuối cùng tạo thành một tác phẩm anh hùng ca có một cốt truyện và kết cấu thống nhất, hoàn chỉnh hơn, phong phú và phức tạp hơn, với một trình độ nghệ thuật cao hơn mà chúng ta gọi là những pho, bộ hay thiên anh hùng ca hoặc sử thi dân gian sau này.

2.1.2 Tính chất:

- Chủ nghĩa anh hùng: Nhân vật chính trong anh hùng ca là những người anh hùng mang lý tưởng của tập thể thị tộc bộ lạc. Người anh hùng này tràn đầy sức sống, nhiệt tình sôi nổi, khát khao hiểu biết và chinh phục thế giới. Ðó là con người của chiến công và chiến thắng.

-Tính đồ sộ, hoành tráng: Hình thành từ thần thoại, truyền thuyết lịch sử và gia tài sử thi, truyện cổ tích, nên anh hùng ca cổ điển đương nhiên mang trong bản thân mình tính khái quát hiện thực lịch sử rộng lớn. Nó ra đời với nhiệm vụ của một cuốn sử thi ôm trong lòng cả quá khứ lẫn hiện tại.

2.2 Điện ảnh:

2.2.1 Khái niệmđiện ảnh

Tính đến nay, điện ảnh đã có hơn 100 năm tuổi. Sự ra đời của điện ảnh đã làm cho nghệ thuật biến động và khởi sắc, nó tác động to lớn đến đời sống nhân loại. Người ta không khỏi bất ngờ trước nó, nhưng điện ảnh là gì thì chưa có một khái niệm chính thức nào.

Trong Từ điển Tiếng Việt, điện ảnh đã được định nghĩa là kỹ thuật thu vào phim những hình cử động liên tục và chiếu lại trên màn ảnh và đây là

ngành nghệ thuật dùng kỹ thuật để thu phát kịch bản được dàn dựng, đạo diễn công phu. Còn những người làm nghệ thuật cũng đưa ra nhiều ý kiến khác nhau: “điệnảnh là âm nhạc của ánh sáng”, “là hình ảnh chuyểnđộng”…

Theo Wikipedia, điện ảnh là một khái niệm lớn bao gồm các bộ phim tạo bởi những khung hình chuyển động (phim); kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh và ánh sáng để tạo thành một bộ phim (kỹ thuật điện ảnh); hình thức nghệ thuật liên quan đến việc tạo ra các bộ phim và cuối cùng ngành công nghiệp và thương mại liên quan đến các công đoạn làm, quảng bá và phân phối phim ảnh (công nghiệp điệnảnh).

Là loại hình sáng tạo nghệ thuật hình thành trên cơ sở kĩ thuậtđiện ảnh. Điện ảnh xuất hiện đầu tiên như một trò giải trí công cộng, một phát minh kĩ thuật, ghi chép và chiếu lên màn ảnh những hình ảnh chuyển động, dần dần trở thành một loại hình nghệ thuật, tổng hợp được khả năng biểu hiện cả về thời gian lẫn không gian như: "văn học hình ảnh", "âm nhạc màu sắc", "hội họa chuyển động". Nghệ thuật điện ảnh kết hợp một cách hữu cơ những yếu tố của văn học, hội họa, sân khấu và âm nhạc tạo thành ngôn ngữ nghệ thuật riêng.

Khi mới được phát minh, điện ảnh chỉ được coi là các bộ phim ghi lại cảnh sinh hoạt đời thường, nhưng chỉ ít lâu sau, các bộ phim đã được tạo ra với những ý đồ văn hóa nhất định và nhanh chóng trở thành một loại hình nghệ thuật quan trọng. Điện ảnh cũng trở thành một hình thức giải trí không thể thiếu trong đời sống thường nhật, đôi khi còn phát triển thành những hiện tượng văn hóa hoặcđược sử dụng như các phương tiện tuyên truyền.

Xét trên phương diện nghệ thuật, điện ảnh thường được gọi là nghệ thuật thứ bảy. Sáu nghệ thuật trước đó theo phân loại của Hegel là kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, múa và thi ca. Điện ảnh được dùng để nói đến những bộ phim trình chiếu ở rạp, khác với những phim truyền hình. Vì lý do đó, từ "màn bạc" hay "màn ảnh lớn" cũng được dùng để chỉ điện ảnh (màn

ảnh rạp chiếu phim có màu trắng), phân biệt với truyền hình, được gọi là màn ảnh nhỏ.

Trong tiếng Việt, các phim điệnảnh được gọi là "phim nhựa", phân biệt với phim video. Nhưng thực tế, phim nhựa không phải là chất liệu duy nhất của điện ảnh. Có những phim dùng chất liệu video đã được làm lại để trình chiếu ở rạp và ngược lại, một số phim truyền hình cũng sử dụng chất liệu phim nhựa. Đặc biệt với sự phát triển của kỹ thuật số, có cả những phim điện ảnh và phim truyền hình đều dùng công nghệ này.

Điện ảnh là một ngành nghệ thuật tổng hợp vì nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là điện ảnh đã tiếp nhận ở văn học đề tài, cốt truyện, tư tưởng, lời thoại và các thủ pháp nghệ thuật. Trong lịch sử điện ảnh thế giới và Việt Nam, việc các thể loại điệnảnh, đặc biệt là phim truyện luôn kế thừa ý tưởng, cốt truyện … của các tác phẩm văn học là điều hết sức phổ biến. Chỉ cần nhìn sơ thì thấy có nhiều tác phẩm điện ảnh hay của Việt Nam dựa trên các tác phẩm văn học như Chim vành khuyên (năm 1962) dựa trên tác phẩm của Nguyễn Thông, Cánh đồng hoang (năm 1979) dựa trên tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng, Mẹ vắng nhà (năm 1979) dựa trên tác phẩm của Nguyễn Thi,…

Điện ảnh còn tiếp nhận ở hội họa và các loại hình nghệ thuật khác như điêu khắc, kiến trúc để tạo ra một bộ phim hay. Với 24hình/s, có thể nói mỗi khoảnh khắc trong bộ phim là một công trình nghệ thuật liên hệ với nhau. Mỗi hình phim như một tác phẩm hội họa mà ở đó dưới sự chỉ đạo của người đạo diễn, sự bài trí của người họa sĩ, diễn xuất của một diễn viên, đều là một tác phẩm hội họa có bố cục hoàn chỉnh về màu sắc mà những nhà làm phim muốn gửi đến người xem.

Những gì mà điện ảnh tiếp nhận ở các loại hình nghệ thuật khác, những thông điệp bằng lời, bằng âm nhạc, bằng hình ảnh, ... đã tạo nên tính tổng hợp của điện ảnh. Điện ảnh đã mở đường cho việc nhận thức bằng nghệ thuật những chân trời rộng lớn.

Có thể nói, văn học là nguồn rất quan trọng cho các nhà làm phim dù ở bất kỳ nước nào. Văn học, mà đáng chú ý là các tác phẩm xuất sắc sẽ là nền tảng, mảnh đất màu mỡ cho sự gieo trồng và phát triển điện ảnh. Tác phẩm văn học đang ùa vào điện ảnh với một nhịp độ lớn, khó nắm bắt. Văn học đã trở thành một cái nền vững chắc, là chất liệu phong phú cho điện ảnh, tác phẩmđiệnảnh chỉ có thể “bay lên” từ một cái nền vững chắc như vậy.

2.2.2 Lịch sửđiện ảnh và những vấn đề xung quanh nó: 2.2.2.1. Lịch sửđiện ảnh: 2.2.2.1. Lịch sửđiện ảnh:

Điện ảnh ra đời nhờ rất nhiều những tìm tòi và phát triển kĩ thuật vào nửa cuối thế kỉ 19 tập trung vào việc ghi lại hình ảnh chuyển động, đó là những phát minh của Louis Le Prince, Eadweard James Muybridge, Étienne- Jules Marey hay Thomas Edison. Tuy vậy, các nhà sử học thường coi ngày khai sinh ra nghệ thuậtđiện ảnh là ngày 28 tháng 12 năm 1895, khi buổi chiếu phim chuyển động và có thu tiền đầu tiên được anh em Auguste và Louis Lumière tổ chức tại Salon Indien nằm dưới tầng hầm của quán cà phê Grand Café ở Paris, Pháp. Những khách vào xem buổi chiếu này phải trả 1 franc để xem chừng 10 đoạn phim ngắn dài 1 phút. Đoạn phim đầu tiên trong số này được Anh em Lumière (lumière trong tiếng Pháp có nghĩa là ánh sáng) quay vào khoảng tháng 8 năm 1894 tại tầng trệt căn hộ của họở đường Saint Victor (Lyon), nay đã được đổi tên thành đường Premier Film (Bộ phim đầu tiên). Được biết tới nhiều nhất trong buổi chiếu này là đoạn phim La Sortie de

l'usine Lumièlapre à Lyon (Buổi tan ca của nhà máy Lumière ở Lyon), được

quay vào mùa hè năm 1895, ghi lại cảnh các công nhân rời khỏi nhà máy của nhà Lumière ở Lyon. Do đây chỉ là những đoạn phim ghi lại cảnh sinh hoạt thường ngày nên nó gần với các bộ phim tài liệu hơn là phim điện ảnh.

Sự ra đời của "cinématographe" nhanh chóng được công chúng đón nhận nhiệt tình. Ngay lập tức điện ảnh được thương mại hóa và công nghiệp điện ảnh ra đời. Mặc dù từ ngày 11 tháng 1 năm 1888, Louis Le Prince đã

đăng ký bằng sáng chế về chiếc máy quay hoàn chỉnh có thể ghi lại những hình ảnh chuyển động, nhưng trong cuộc chiến thương mại đầu tiên liên quan đến điện ảnh, Thomas Edison mới là người chiến thắng và hầu như việc sản xuất máy quay đều nằm dưới nhãn hiệu Trust Edison cho đến tận năm 1918.

Không chỉ dừng lại ở việc ghi lại chính xác các hình ảnh thực tế, các nhà làm phim bắt đầu tạo ra các kĩ xảo điện ảnh cho các bộ phim của mình, một trong những kĩ xảo đáng nhớ nhất là hình ảnh Mặt Trăng có khuôn mặt người trong bộ phim Le Voyage dans la lune (Cuộc du hành lên Mặt Trăng) do Georges Méliès thực hiện năm 1902.

Vào thập niên 1910, đạo diễn Hoa Kỳ D.W.Griffith đã đưa điện ảnh tiến thêm một bước mới khi chuẩn hóa các thuật ngữ điện ảnh và các công đoạn làm phim cũng như cho ra đời bộ phim mang tính cách mạng về kỹ thuật dàn dựng và kịch bản The Birth of a Nation.

Những năm 1920 là giai đoạn hoạt động tích cực của các nhà điện ảnh thuộc trường phái Tiên phong (avant-garde), những người khai sinh ra điện ảnh thể nghiệm (cinéma expérimental) như Fernand Léger, Man Ray, Germaine Dulac, Walter Ruttmann và nhiều người khác. Cho đến cuối thập niên 1920, kỹ thuật thu âm đồng bộ chưa ra đời, vì vậy các bộ phim công chiếu đều không có âm thanh mà phải sử dụng các nghệ sĩ tạo âm thanh và tiếng động ngay tại nơi công chiếu. Những bộ phim như vậyđược gọi là phim câm, để dẫn dắt câu chuyện hoặc miêu tả các đoạn hội thoại người ta phải sử dụng các bảng chữ (tiếng Anh: intertitle) xen vào giữa các cảnh phim. Để hiện thực hóa việc đồng bộ âm thanh và hình ảnh cho các bộ phim, người ta đã cố gắng áp dụng các kĩ thuật khác nhau, và bộ phim hoàn chỉnh "có tiếng" đầu tiên đã ra đời năm 1927, đó là bộ phim The Jazz Singer.

Thập niên 1930 được đánh dấu bằng các bộ phim tuyên truyền của Đức

Một phần của tài liệu iliade của homere từ tác phẩm đến phim truyện (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)