Khái niệm điện ảnh

Một phần của tài liệu iliade của homere từ tác phẩm đến phim truyện (Trang 29 - 32)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Khái niệm điện ảnh

Tính đến nay, điện ảnh đã có hơn 100 năm tuổi. Sự ra đời của điện ảnh đã làm cho nghệ thuật biến động và khởi sắc, nó tác động to lớn đến đời sống nhân loại. Người ta không khỏi bất ngờ trước nó, nhưng điện ảnh là gì thì chưa có một khái niệm chính thức nào.

Trong Từ điển Tiếng Việt, điện ảnh đã được định nghĩa là kỹ thuật thu vào phim những hình cử động liên tục và chiếu lại trên màn ảnh và đây là

ngành nghệ thuật dùng kỹ thuật để thu phát kịch bản được dàn dựng, đạo diễn công phu. Còn những người làm nghệ thuật cũng đưa ra nhiều ý kiến khác nhau: “điệnảnh là âm nhạc của ánh sáng”, “là hình ảnh chuyểnđộng”…

Theo Wikipedia, điện ảnh là một khái niệm lớn bao gồm các bộ phim tạo bởi những khung hình chuyển động (phim); kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh và ánh sáng để tạo thành một bộ phim (kỹ thuật điện ảnh); hình thức nghệ thuật liên quan đến việc tạo ra các bộ phim và cuối cùng ngành công nghiệp và thương mại liên quan đến các công đoạn làm, quảng bá và phân phối phim ảnh (công nghiệp điệnảnh).

Là loại hình sáng tạo nghệ thuật hình thành trên cơ sở kĩ thuậtđiện ảnh. Điện ảnh xuất hiện đầu tiên như một trò giải trí công cộng, một phát minh kĩ thuật, ghi chép và chiếu lên màn ảnh những hình ảnh chuyển động, dần dần trở thành một loại hình nghệ thuật, tổng hợp được khả năng biểu hiện cả về thời gian lẫn không gian như: "văn học hình ảnh", "âm nhạc màu sắc", "hội họa chuyển động". Nghệ thuật điện ảnh kết hợp một cách hữu cơ những yếu tố của văn học, hội họa, sân khấu và âm nhạc tạo thành ngôn ngữ nghệ thuật riêng.

Khi mới được phát minh, điện ảnh chỉ được coi là các bộ phim ghi lại cảnh sinh hoạt đời thường, nhưng chỉ ít lâu sau, các bộ phim đã được tạo ra với những ý đồ văn hóa nhất định và nhanh chóng trở thành một loại hình nghệ thuật quan trọng. Điện ảnh cũng trở thành một hình thức giải trí không thể thiếu trong đời sống thường nhật, đôi khi còn phát triển thành những hiện tượng văn hóa hoặcđược sử dụng như các phương tiện tuyên truyền.

Xét trên phương diện nghệ thuật, điện ảnh thường được gọi là nghệ thuật thứ bảy. Sáu nghệ thuật trước đó theo phân loại của Hegel là kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, múa và thi ca. Điện ảnh được dùng để nói đến những bộ phim trình chiếu ở rạp, khác với những phim truyền hình. Vì lý do đó, từ "màn bạc" hay "màn ảnh lớn" cũng được dùng để chỉ điện ảnh (màn

ảnh rạp chiếu phim có màu trắng), phân biệt với truyền hình, được gọi là màn ảnh nhỏ.

Trong tiếng Việt, các phim điệnảnh được gọi là "phim nhựa", phân biệt với phim video. Nhưng thực tế, phim nhựa không phải là chất liệu duy nhất của điện ảnh. Có những phim dùng chất liệu video đã được làm lại để trình chiếu ở rạp và ngược lại, một số phim truyền hình cũng sử dụng chất liệu phim nhựa. Đặc biệt với sự phát triển của kỹ thuật số, có cả những phim điện ảnh và phim truyền hình đều dùng công nghệ này.

Điện ảnh là một ngành nghệ thuật tổng hợp vì nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là điện ảnh đã tiếp nhận ở văn học đề tài, cốt truyện, tư tưởng, lời thoại và các thủ pháp nghệ thuật. Trong lịch sử điện ảnh thế giới và Việt Nam, việc các thể loại điệnảnh, đặc biệt là phim truyện luôn kế thừa ý tưởng, cốt truyện … của các tác phẩm văn học là điều hết sức phổ biến. Chỉ cần nhìn sơ thì thấy có nhiều tác phẩm điện ảnh hay của Việt Nam dựa trên các tác phẩm văn học như Chim vành khuyên (năm 1962) dựa trên tác phẩm của Nguyễn Thông, Cánh đồng hoang (năm 1979) dựa trên tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng, Mẹ vắng nhà (năm 1979) dựa trên tác phẩm của Nguyễn Thi,…

Điện ảnh còn tiếp nhận ở hội họa và các loại hình nghệ thuật khác như điêu khắc, kiến trúc để tạo ra một bộ phim hay. Với 24hình/s, có thể nói mỗi khoảnh khắc trong bộ phim là một công trình nghệ thuật liên hệ với nhau. Mỗi hình phim như một tác phẩm hội họa mà ở đó dưới sự chỉ đạo của người đạo diễn, sự bài trí của người họa sĩ, diễn xuất của một diễn viên, đều là một tác phẩm hội họa có bố cục hoàn chỉnh về màu sắc mà những nhà làm phim muốn gửi đến người xem.

Những gì mà điện ảnh tiếp nhận ở các loại hình nghệ thuật khác, những thông điệp bằng lời, bằng âm nhạc, bằng hình ảnh, ... đã tạo nên tính tổng hợp của điện ảnh. Điện ảnh đã mở đường cho việc nhận thức bằng nghệ thuật những chân trời rộng lớn.

Có thể nói, văn học là nguồn rất quan trọng cho các nhà làm phim dù ở bất kỳ nước nào. Văn học, mà đáng chú ý là các tác phẩm xuất sắc sẽ là nền tảng, mảnh đất màu mỡ cho sự gieo trồng và phát triển điện ảnh. Tác phẩm văn học đang ùa vào điện ảnh với một nhịp độ lớn, khó nắm bắt. Văn học đã trở thành một cái nền vững chắc, là chất liệu phong phú cho điện ảnh, tác phẩmđiệnảnh chỉ có thể “bay lên” từ một cái nền vững chắc như vậy.

2.2.2 Lịch sửđiện ảnh và những vấn đề xung quanh nó: 2.2.2.1. Lịch sửđiện ảnh:

Một phần của tài liệu iliade của homere từ tác phẩm đến phim truyện (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)