So sánh kết quả chuyển gen

Một phần của tài liệu nghiên cứu thiết lập tế bào tiền thân nội mô từ máu cuống rốn người biểu hiện gen gfp (green fluorescent protein) (Trang 61 - 62)

C, 5% COR 2 R Sau 24 gi ờ hút bỏ dịch môi trường cũ và cho vào mỗi giếng 1ml EGM-2.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

3.5.1. So sánh kết quả chuyển gen

Kết quả chuyển gen được tiếp tục xác định bằng phương pháp flow cytometry và được thể hiện ở hình 3.14.

Hình 3.14. Kết quả xác định EPC mang gen gfp (giếng 1) bằng kỹ thuật flow

cytometry.

(1) chuyển nhiễm gen gfp vào EPC bằng vector Lentivirus

(2) chuyển nhiễm gen gfp vào EPC bằng vector Lentivirus + CaClR2

(3) chuyển nhiễm gen gfp vào EPC bằng vector Lentivirus + polybrene

Mỗi cách chuyển gen được tiến hành lặp lại 3 lần trên các giếng khác nhau, kết quả được thể hiện ở bảng 3.3. Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel (xem phụ lục 5).

Bảng 3.3. Kết quả xác định EPC mang gen gfp bằng kỹ thuật Flow cytometry.

Giếng Tỷ lệ tế bào dương tính với gfp (%)

(1) (2) (3) 1 28,71 13,21 47,78 2 34,01 10,31 53,21 3 27,89 9,09 45,67 Trung bình 30,20 ± 3,32 10,87 ± 2,12 48,89 ± 3,89

(1) chuyển nhiễm gen gfp vào EPC bằng vector Lentivirus

(2) chuyển nhiễm gen gfp vào EPC bằng vector Lentivirus + CaClR2

(3) chuyển nhiễm gen gfp vào EPC bằng vector Lentivirus + polybrene

Biểu đồ 3.2. Kết quả chuyển gen gfp vào EPC.

Kết quả cho thấy chuyển gen bằng vector Lentivirus có bổ sung polybrene có hiệu quả cao nhất (48,89 ± 3,89%) còn chuyển gen bằng vector Lentivirus có bổ sung CaClR2R có hiệu quả thấp nhất (30,20 ± 3,32%).

Dung dịch chuyển gen polybrene là một phân tử tích điện dương liên kết với điện tích âm trên bề mặt tế bào làm trung hòa điện tích màng dẫn đến làm tăng khả năng bám của virus lên màng tế bào do đó làm tăng hiệu quả chuyển gen. Đối với CaClR2R, là chất làm thay đổi điện tích và tính thấm của màng tế bào chỉ thích hợp trong trường hợp chuyển gen bằng hóa chất. Ỏ đây cơ chế chuyển gen bằng vector Lentivirus không theo cơ chế biến nạp mà theo cơ chế xâm nhiễm của virus, CaClR2 Rlàm cho các virus không phân tán trong môi trường do đó hạn chế khả năng hấp phụ vector Lentivirus với màng tế bào nên tỷ lệ chuyển gen thấp hơn cả cách (1) và (3). Ngoài ra khi ủ tế bào trong CaClR2 Rđến 24 giờ, CaClR2 Rsẽ gây độc cho tế bào ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển gen.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thiết lập tế bào tiền thân nội mô từ máu cuống rốn người biểu hiện gen gfp (green fluorescent protein) (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)