Kiểm tra hàm lượng đường tổng số của môi trường trước và sau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng ứng dụng của chủng nấm mốc m4v có khả năng phân giải cellulose trên phế phụ phẩm nông nghiệp để thu cellulase phục vụ chăn nuôi (Trang 43 - 45)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.3.1.Kiểm tra hàm lượng đường tổng số của môi trường trước và sau

lên men bằng chủng nấm mốc M4V

Với một đất nước nông nghiệp như Việt Nam thì những sản phẩm như vỏ trấu, vỏ lạc và lõi ngô là những vật phẩm có khối lượng rất lớn nhưng lại không có giá trị cao đối với đời sống con người cũng như đối với ngành chăn nuôi. Đây là một sự lãng phí vô cùng nếu chúng ta không tìm được ra một biện pháp xử lí nào đó, biến những nguồn nguyên liệu không có giá trị sử dụng này thành nguồn nguyên liệu có giá trị cao, hay nói cách khác là chúng ta phải nâng cao được chất lượng của các phế phụ phẩm nông nghiệp này bằng cách nâng cao giá trị dinh dưỡng của chúng.

SVTH: Nguyễn Thị Dung 44 K35B – SP Sinh

Để nâng cao được chất lượng của phế phụ phẩm, tôi đã tiến hành nghiên cứu theo con đường sử dụng chủng nấm mốc M4V. Bằng phương pháp lên men rắn trong những điều kiện lên men tối ưu của chủng M4V: thời gian lên men là 36 giờ, nhiệt độ là 320C, độ ẩm là 70%, nguồn nitơ là NaNO3 trên các nguồn cacbon khác nhau là vỏ trấu, vỏ lạc, lõi ngô và sự phối trộn các phế phụ phẩm theo tỉ lệ 4 vỏ trấu : 4 vỏ lạc : 2 lõi ngô; 4 vỏ trấu : 3 vỏ lạc : 3 lõi ngô.

Sau khi tiến hành lên men trong những điều kiện thích hợp, tôi tiến hành phân tích hàm lượng đường tổng số trong môi trường lên men. Kết quả này được đem so sánh với những giá trị tương ứng của môi trường trước khi lên men bằng chủng nấm mốc M4V. Toàn bộ quá trình thí nghiệm phân tích này được tiến hành tại phòng thí nghiệm viện Công nghệ Thực phẩm Hà Nội. Dưới đây tôi xin trình bày kết quả phân tích thu được trong bảng 3.6

Bảng 3.6. Hàm lƣợng đƣờng tổng số của các mẫu cơ chất trƣớc và sau khi lên men

Mẫu trước lên men Hàm lượng đường tổng số (mg/g) Mẫu sau lên men Hàm lượng đường tổng số (mg/g) Vỏ lạc 1,20 Vỏ lạc 2,4

Lõi ngô 3,23 Lõi ngô 5,23

Vỏ trấu 2,16 Vỏ trấu 2,2

4: 3: 3 2,17 4: 3: 3 2,0

4:4:2 1,29 4:4:2 3,2

Như vậy, qua kết quả phân tích được thể hiện trong bảng 3.6 ta nhận thấy hàm lượng đường tổng số trong các nguồn cơ chất đơn khác nhau và trong

SVTH: Nguyễn Thị Dung 45 K35B – SP Sinh

nguồn cacbon có sự phối trộn các phế phụ phẩm theo tỉ lên khác nhau sau khi lên men có sự tăng lên rõ rệt so với trước khi lên men. Nói cách khác, hàm lượng chất khoáng trong cơ chất đã tăng lên thông qua sử dụng phương pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng ứng dụng của chủng nấm mốc m4v có khả năng phân giải cellulose trên phế phụ phẩm nông nghiệp để thu cellulase phục vụ chăn nuôi (Trang 43 - 45)