4. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Khảo sát khả năng sinh cellulase của chủng M4V trên các phế phụ
phẩm nông nghiệp
Nguồn cacbon có ảnh hưởng đến khả năng tạo sinh khối và sinh enzyme của nấm. Nó có vai trò như một chất kích thích nấm sinh tổng hợp cellulase. Do đó, tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn cellulose tự nhiên đến khả năng sinh cellulase của chủng nấm M4V.
Chủng M4V được nuôi cấy trong môi trường rắn thích hợp với nguồn cacbon lần lượt là vỏ trấu, vỏ lạc, vỏ ngô, sử dụng nguồn dinh dưỡng khoáng là môi trường Czapek- Dox thích hợp trong thời gian 4 ngày, sau đó lấy dịch nuôi cấy đem li tâm, loại bỏ sinh khối. Xác định hoạt tính cellulase trong dịch nuôi bằng phương pháp khuếch tán trên môi trường thạch (William, 1983). Kết quả được trình bày ở hình và bảng 3.1 sau:
Bảng 3.1. Khả năng sinh cellulase của chủng nấm mốc M4V trên các nguồn cơ chất khác nhau
Nguồn cơ chất Khả năng sinh cellulase D-d (cm)
Vỏ trấu 2.5
Vỏ lạc 2.2
SVTH: Nguyễn Thị Dung 36 K35B – SP Sinh
Vỏ trấu Vỏ lạc
Lõi ngô
Hình 3.1. Hoạt tính của chủng M4V trên nguồn cơ chất vỏ trấu, vỏ lạc và lõi ngô
Kết quả nghiên cứu ở hình và bảng 3.1 cho thấy, chủng nấm mốc M4V có khả năng sinh cellulase cao trên các phế phụ phẩm nông nghiệp. Trong đó, vỏ trấu là cơ chất thích hợp để sinh cellulase từ chủng nấm mốc M4V. Kết quả này cũng giống như các kết quả nghiên cứu trước đây, các chủng nấm sợi sinh tổng hợp cellulase mạnh trong các môi trường có nguồn cacbon tự nhiên, các chất phế phụ phẩm mà chúng tôi sử dụng thường có nhiều chất xơ, thường bị bỏ hoặc có thể làm chất đốt [7], [8]. Như vậy nếu sử dụng chủng nấm mốc
SVTH: Nguyễn Thị Dung 37 K35B – SP Sinh
M4V có thể nâng cao chất lượng của các phế phụ phẩm nông nghiệp đồng thời tận dụng được các phế phụ phẩm này để sản xuất enzyme sẽ nâng cao được giá trị của các phế phụ phẩm nông nghiệp.
3.2. Nghiên cứu các điều kiện nuôi cấy ảnh hƣởng đến khả năng sinh cellulase trên các phế phụ phẩm nông nghiệp của chủng M4V