Một số mô hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả tài chính của agribank chi nhánh huyện giồng riềng kiên giang (Trang 32 - 35)

Nguyễn Việt Hùng (2008), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân. Tác giả đã mở rộng phân tích cho 32 ngân hàng thương mại ở Việt Nam gồm cả 3 loại hình: NHTMNN, NHTMCP, NHLD. Trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM VN, luận văn không chỉ dừng lại phân tích định tính mà mạnh dạn sử dụng phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) và phương pháp phi tham số (DEA) trong việc đo lường hiệu quả và sử mô hình Tobit vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 32 ngân hàng thương mại trong thời kỳ 2001-2005. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay cần phải cải thiện các nhân tố phi hiệu quả ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động của các NHTM có như vậy hệ thống NHTMVN mới trở nên có hiệu quả hơn và tăng khả năng cạnh tranh trong thời kỳ WTO.

Luận văn đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa các ngân hàng thương mại trong thời gian tới, cụ thể là:

Các giải pháp từ phía Chính phủ và Ngân hàng nhà nước như tạo sân chơi bình đẳng cho các loại hình ngân hàng, tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật tạo hành

24

lang pháp lý có hiệu lực, chuyển đổi ngân hàng nhà nước thực sự trở thành ngân hàng TW nhằm nâng cao năng lực quản lý trên thị trường tiền tệ, nghiên cứu thiết lập và áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế như về chế độ hạch toán, tỷ lệ an toàn vốn… và đây thực sự là nhóm giải pháp mang tính chất tiền đề đảm bảo cho các ngân hàng thực hiện thành công nhóm giải pháp từ nội bộ của chính các NHTM

Nhóm giải pháp từ phía các NHTM như nâng cao năng lực tài chính, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển khách hàng và mạng lưới bán lẻ, nâng cao năng lực quản trị điều hành, nâng cao chất lượng lao động, hạn chế nợ xấu.

Như vậy nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008) ) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NH và rút ra các nhận định; hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay cần phải cải thiện các nhân tố phi hiệu quả ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Tuy nhiên hạn chế trong phân tích định lượng của tác giả đó là việc xác định đầu vào và đầu ra của các NHTM.

Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh (2012), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006-2009. Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích các nhân tốảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2006-2009 bằng cách sử dụng hai phương pháp phân tích tổng năng suất nhân tố và phương pháp phân tích bao dữ liệu. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từcác báo cáo thường niên của 22 NHTMCP giai đoạn 2006-2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Hiệu quả kinh tế của hệ thống NHTMCP đang có xu hướng tăng thể hiện qua chỉ số hiệu quả kinh tế (CE) bình quân luôn cao và tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, yếu tố phi hiệu quả kinh tế phần lớn là do yếu kém về phân bổ nguồn lực thể hiện qua hai chỉ số hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu quả phân bổ(AE) đạt ở mức thấp.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh chung (TE) chưa cao. Nói cách khác, mức độ không hiệu quả của các NHTMCP còn tương đối cao, khoảng 7,7%. Trong đó, các nhân tố hiệu quả kỹ thuật thuần của các NHTMCP đóng góp vào hiệu quả hoạt động

25

kinh doanh chung là lớn hơn so với hiệu quả theo quy mô.

Sốlượng các NHTMCP có trạng thái hiệu quả theo quy mô giảm dần - DRS đang trên xu hướng giảm dần: từ17 ngân hàng trong năm 2007 còn lại 8 ngân hàng trong năm 2009. Tuy nhiên, không có ngân hàng nào thuộc nhóm quy mô lớn và quy mô trung bình đạt trạng thái hiệu quảtheo quy mô tăng dần-IRS.

Khi môi trường kinh doanh trở nên ổn định hơn thì ngân hàng có quy mô càng nhỏcàng đạt hiệu quả kinh tế-CE, và hiệu quả quy mô-SE cao hơn. Ngược lại, trong điều kiện môi trường kinh doanh bất ổn hơn, kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng có quy mô lớn lại ít bị sụt giảm hơn.

Nguyên nhân chính làm cho TFP suy giảm là do yếu tố phi hiệu quả về mặt công nghệ gây ra.

Các NHTMCP quy mô lớn sẽ có lợi thế về chi phí hơn các NHTMCP quy mô nhỏ.

Tác giả cũng nên ra để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP, cần thực hiện các giải pháp sau đây:

Một là, các NHTMCP cần tăng dần quy mô để đạt đến mức hiệu quả quy mô cao hơn.

Hai là, bên cạnh mục tiêu tăng doanh số cho vay, việc tiết giảm chi phí thậm chí còn quan trọng hơn để các NHTMCP đạt được hiệu quảkinh doanh cao hơn.

Ba là, các NHTMCP cần tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng công nghệ ngân hàng và tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực bậc cao nhằm cho phép cải thiện hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả hoạt động.

Tóm lại nghiên cứu của hai tác giả đã góp phần củng cố hệ thống lý luận về các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động; nghiên cứu mô hình định tính bằng cách sử dụng hai phương pháp phân tích tổng năng suất nhân tố và phương pháp phân tích bao dữ liệu lượng hóa các ảnh hưởng giúp cho việc đánh giá, nhìn nhận

26

tình hình có tính khách quan hơn. Tuy nhiên nghiên cứu cũng có những hạn chế ngoài ra việc mới chỉ xem xét trong giai đoạn 2006-2009.

Bùi Duy Phú (2002), Đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại qua hàm sản xuất và hàm chi phí, tuy nhiên hạn chế cơ bản của nghiên cứu đó là: Chỉ đơn thuần dừng lại ở việc xác định hàm chi phí và ước lược trực tiếp hàm chi phí hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng; Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong phân tích cho Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn.

Phan Bùi Gia Thủy (2012), Tác động của đặc điểm Hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Trong đó, đặc điểm của HĐQT được đo lường các biến, trong đó có biến tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT, mà tác giả muốn nghiên cứu trong đề tài của mình. Đồng thời, hiệu quả hoạt động công ty được đo lường bằng chỉ số Tobin’s q. Mẫu nghiên cứu bao gồm 90 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 2006 – 2011. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả tài chính của agribank chi nhánh huyện giồng riềng kiên giang (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)