Tình hình sử dụng vốn:

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả tài chính của agribank chi nhánh huyện giồng riềng kiên giang (Trang 45 - 49)

CỦA AGRIBANK GIỒNG RIỀNG

2.2.2. Tình hình sử dụng vốn:

37

Hiện nay nguồn cung tín dụng ngày càng tăng, các tổ chức tín tín dụng chấp nhận một cuộc cạnh tranh mới, trong đó điều kiện cho vay là mối quan tâm của khách hàng, các chủ thể đi vay so sánh các điều kiện cung tín dụng và họ không ngần ngại đổi mới mối quan hệ với ngân hàng. Vì vậy quan tâm đến doanh số cho vay cũng là phần rất quan trọng khi xét về hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Nhìn vào bảng 3 ta thấy, tổng doanh số cho vay của ngân hàng luôn tăng, nhưng tăng mạnh nhất là năm 2013, vào năm 2014 doanh số cho vay có tăng nhưng không đáng kể. Cụ thể năm 2013 doanh số cho vay đạt 216.169 triệu đồng tăng 61,9% so với năm 2012, năm 2014 tăng 2,3% so với năm 2013 với số tiền là 4.901 triệu đồng. Nguyên nhân làm tăng doanh số cho vay là do: các hộ vay vốn mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất, ngân hàng luôn đa dạng hóa các phương thức cho vay nhằm cung cấp tín dụng phù hợp với từng đối tượng người dân, như loại hình tín dụng kinh doanh nông thôn, doanh nghiệp nhỏ, mua bán lẻ tại các trung tâm thương mại trong các chợ huyện, phường, xã nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Bên cạnh đó, cùng với sự giúp đở nhiệt tình của cán bộ tín dụng đã làm cho người đi vay cảm thấy như mình và ngân hàng có mối quan hệ gần gũi và thân thiết, chính điều này đã làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng.

Bảng 2.4: Doanh số cho vay (triệu đồng ) theo thời hạn của Agribank Giồng Riềngqua 3 năm

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh 13/12 So sánh 14/13 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 527,850 612,250 784,545 84,400 15.99 172,295 28.14 Ngắn hạn 430,588 519,309 608,774 88,721 20.60 89,465 17.23 -Nông nghiệp 270,026 330,000 381,243 59,974 22.21 51,243 15.53 -Sxkd 90,585 110,000 140,672 19,415 21.43 30,672 27.88 -Tiêu dùng 69,977 79,309 86,859 9,332 13.34 7,550 9.52 Trung và dài hạn 97,262 92,941 139,771 -4,321 -4.44 46,830 50.39 -Nông nghiệp 20,046 8,912 21,017 -11,134 - 55.54 12,105 135.83 -Sxkd 10,982 12,724 52,189 1,742 15.86 39,465 310.16 -Tiêu dùng 66,234 71,305 66,565 5,071 7.66 -4,740 -6.65

38

Doanh số cho vay ngắn hạn tăng một cách đều đặn như năm 2013 đạt 519,309

triệu đồng tăng 20.60 % so với năm 2012, và năm 2014 tăng 17.23 so với năm 2013 với số tiền là 89,465 triệu đồng. Điều này cho thấy ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì và mở rộng loại hình cho vay ngắn hạn. Với loại hình cho vay truyền thống nhất vẫn là cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Doanh số cho vay trung và dài hạn giảm mạnh vào năm 2014, cụ thể là năm 2013 doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 92,941 triệu đồng, giảm 4.44% so với năm 2012, và sang năm 2014 doanh số này tăng lên 139,771 triệu đồng giảm 50.39 % so với năm 2013. Góp phần làm giảm này là do ngân hàng hạn chế bớt dần cho vay nông nghiệpvà góp cán bộ công nhân viên.

Bảng 2.5: Cơ cấu từng loại doanh số cho vay (triệu đồng, %)

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Cơ cấu từng loại DSCV 2012 2013 2014

Doanh số cho vay 527,850 612,250 784,545 100,0 100,0 100,0 Ngắn hạn 430,588 519,309 608,774 71,8 65,4 78,9 -Nông nghiệp 270,026 330,000 381,243 73,1 78,5 81,0 -Sxkd 90,585 110,000 140,672 16,3 13,9 12,4 -Tiêu dùng 69,977 79,309 86,859 10,7 7,6 6,6 Trung và dài hạn 97,262 92,941 139,771 28,2 34,6 21,1 -Nông nghiệp 20,046 8,912 21,017 18,7 3,9 6,5 -Sxkd 10,982 12,724 52,189 18,5 21,0 36,8 -Tiêu dùng 66,234 71,305 66,565 61,1 74,1 54,8

Nguồn: Biểu báo cáo tín dụng từ phòng tín dụng

Vì ngân hàng nhận thấy rằng cho vay nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thiên nhiên, mà Kiên Giang thì luôn chịu ảnh hưởng xấu của lũ lụt, trong thời gian dài khó có thể dự đoán được những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra, còn góp cán

39

bộ công nhân viên giảm dần là do CB-CNV tuy có việc làm ổn định, nhưng thu nhập của những người cán bộ đến vay Agribank Giồng Riềng thường là ở mức trung bình, và đây cũng là loại hình cho vay tín chấp nó không đảm bảo cho quá trình thu nợ của ngân hàng được đầy đủ nếu người cán bộ bị sa thải hoặc là điều chuyển công tác đi nơi khác. Nhìn chung tổng doanh số cho vay tăng lên liên tục, phù hợp với sự tăng lên của nguồn vốn. Tuy nhiên, về cơ cấu thì DSCV ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn, chưa phùhợp với định hướng của ngân hàng là đa dạng hóa các loại hình cho vay để hạn chế rủi ro tín dụng. Ở năm 2014, thì DSCV ngắn hạn chiếm 78,9%, DSCV trung và dài hạn chiếm 21,1%, trong đó, mảng cho vay SXKD là tăng đều qua các năm, còn góp CB-CNV chiếm 54,8% trong tổng DSCV trung và dài hạn, là tỷ trọng cao nhất tuy rằng đã giảm so với các năm trước, đây là mảng cho vay mang lại hiệu quả cho ngân hàng, nhưng lại khá phức tạp. Do đó, cán bộ tín dụng và bộ quản lý cần phải quan tâm, giám sát chặc chẽ hơn, nhất là ở khâu thu nợ, việc thu nợ trong tháng phải được thực hiện nghiêm túc, đúng kế hoạch để ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh và phát huy ưu thế của loại hình tín dụng này.

 Tình hình thu nợ:

Bên cạnh việc cho vay ngân hàng rất chú trọng đến việc thu nợ nhằm hạn chế tối đanợ quá hạn và tránh được những rủi ro khác mà ngân hàng mắc phải.Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay, quá trình thu nợ của ngân hàng ngày cũng tăng theo, cụ thể: Năm 2013 tổng thu nợ là 541,487 triệu đồng tăng 14,92% so với năm 2012 với số tiền là 79,299 triệu đồng, và năm 2014 doanh số thu nợ tăng 29,21% so với năm 2013 với số tiền là 158,149 triệu đồng. Điều này thể hiện khả năng thu nợ kịp thời của cán bộ tín dụng và ý thức trả nợ của người vay vốn. Sự làm tăng doanh số thu nợ là sự góp phần đồng đều của sự tăng lên doanh số thu nợ ngắn hạn như: Năm 2012 thu được 337,619 triệu đồng, năm 2013 thu được 450,660 triệu đồng và năm 2014 tăng 131,550 triệu đồng so với năm 2013 tức là thu được 582,210 triệu đồng, và doanh số thu nợ trung và dài hạn như: Năm 2012 thu được 30.269 triệu đồng, năm 2013 là 73,041 triệu đồng, năm 2014 là 131,550 triệu đồng. Nguyên nhân là do, tình hình sản xuất nông nghiệp ở địa bàn tỉnh Kiên Giang trong những

40

năm qua có nhiều thuận lợi như: lúa trúng mùa, được giá, giá cả các mặt hàng nông sản đều ở mức cao và ổn định; ở ngành chăn nuôi, do thuận lợi về thị trường tiêu thụ, ít dịch bệnh nên đạt kết quả cao. Từ đó giúp người nông dân sản xuất kinh doanh có lãi cao, góp phần tao điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thu được vốn gốc và lãi.

Bảng 2.6: Tình hình thu nợ(tr đồng)của Agribank Giồng Riềnggiai đoạn

2012-2014 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh 13/12 So sánh 14/13

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả tài chính của agribank chi nhánh huyện giồng riềng kiên giang (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)