CHÍNH CỦA AGRIBANK – CHI NHÁNH GIỒNG RIỀNG
3.2.6. Tổ chức nhân sự & quản trị điều hành
Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực mới phù hợp với mô hình Ngân hàng định hướng, trong đó chú trọng xây dựng cơ chế động lực đảm bảo có tính cạnh tranh cao. Xây dựng mô hình quản trị nguồn nhân lực với thực hiện đồng bộ các nội dung sau:
- Tiến hành cập nhật hóa, hiện đại hóa chuyên sâu hóa đào tạo theo từng nghiệp vụ nhăm giúp đội ngũ cán bộ, nhân viên đủ mọi trình độ, khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường cạnh tranh tòan cầu.
- Đào tạo chuyên sâu từng nghiệp vụ hiện có: Nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu, nghiệp vụ giao dịch, nghiệp vụ ngân quỹ, nghiệp vụ kế toán – kiểm toán, nghiệp vụ thanh tra, kiểm soát, công nghệ thông tin
- Đào tạo nâng cao (chứng chỉ nâng cao): Nghiệp vụ quản trị rủi ro hệ thống, quản trị rủi ro tỷ giá, lãi suất, quản trị đầu tư/ tài chính, nghệ thuật điều
66
hành- lãnh đạo, đào tạo cán bộ lãnh đạo – điều hành hệ thống giám đốc, phó giám đốc chi nhánh, trưởng giao dịch, kiểm sóat viên chi nhánh.
- Xây dựng đội ngũ chuyên gia chất lượng cao trong các lĩnh vực then chốt thông qua đào tạo phát triển nguồn nhân lực hiện có kết hợp với tuyển dụng chuyên gia quốc tế.
- Hoàn thiện công cụ quản trị nhân sự, hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công việc chính xác, khoa học (KPI, HR scorecard...) đảm bảo đánh giá đúng kết quả năng suất,hiệu quả công việc làm cơ sở phát huy chính sách động lựckịp thời và hiệu quả.
Tăng cường năng lực thể chế (cơ cấu lại tổ chức và hoạt động): Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức quản lý kinh doanh để đủ sức cạnh tranh trong nước và quốc tế, xây dựng mô hình hoạt động, mô hình tổ chức quản lý phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó phân biệt rõ chức năng, quyền hạn của hội đồng quản trị, ban điều hành,ban kiểm soát(kiểm toán), Hội đồng(uỷ ban) quản lý rủi ro; sắp xếp lại đi đôi với mở rộng hợp lý mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch và các kênh phân phối. Mở rộng quan hệ đại lý hợp tác kinh doanh với các tổ chức tài chính nước ngoài hướng tới việc hiện diện thương mại của ngân hàng tại các thị trường tài chính khu vực và quốc tế.