2012-2014 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh 13/12 So sánh 14/

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả tài chính của agribank chi nhánh huyện giồng riềng kiên giang (Trang 50 - 58)

CỦA AGRIBANK GIỒNG RIỀNG

2012-2014 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh 13/12 So sánh 14/

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh 13/12 So sánh 14/13 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 419,330 490,094 575,003 70,764 16.88 84,909 17.33 Ngắn hạn 315,118 383,768 410,331 68,650 21.79 26,563 6.92 -Nông nghiệp 210,429 266,900 289,872 56,471 26.84 22,972 8.61 -Sxkd 20,123 28,765 31,212 8,642 42.95 2,447 8.51 -Tiêu dùng 84,566 88,103 89,247 3,537 4.18 1,144 1.30 Trung và dài hạn 104,212 106,326 164,672 2,114 2.03 58,346 54.87 -Nông

42 nghiệp 67,524 60,320 77,123 (7,204) (10.67) 16,803 27.86 -Sxkd 12,151 11,151 16,987 (1,000) (8.23) 5,836 52.34 -Tiêu dùng CB-CNV 24,537 34,855 70,562 10,318 42.05 35,707 102.44

Nguồn: Biểu báo cáo tín dụng từ phòng tín dụng

Dư nợ cho vay đến cuối năm 2012 là 419,330 triệu đồng đạt 97% so với kế hoạch đề ra. Dư nợ cho vay đến cuối năm 2013 là 490,094 triệu đồng đạt 109% so với kế hoạch đề ra. Năm 2014 dư nợ cuối năm là 575,003 triệu đồng đạt 100% so với kế hoạch đề ra. Nhìn chung ngân hàng hoạt động có hiệu quả, luôn đạt kết quả như kế hoạch đề ra, riêng năm 2012 chỉ đạt 91% so với kế hoạch, nguyên nhân không đạt như mong muốn này là do nông dân trúng mùa, được giá sau vụ Đông Xuân của năm 2012, nên có một số khách hàng không có nhu cầu vốn nên chưa vay lại.

Bảng 2.8: Cơ cấu từng loại dư nợ (%)

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Cơ cấu dư nợ 2012 2013 2014 Tổng dư nợ 419,330 490,094 575,003 100 100 100 Ngắn hạn 315,118 383,768 410,331 58,1 48,9 61,4 -Nông nghiệp 210,429 266,900 289,872 88,8 89,3 80,7 -Sxkd 20,123 28,765 31,212 2,2 2,9 12,2 -Tiêu dùng 84,566 88,103 89,247 9,0 7,8 7,2 Trung và dài hạn 104,212 106,326 164,672 41,9 51,1 38,5 -Nông nghiệp 67,524 60,320 77,123 15,1 7,7 9,9 -Sxkd 12,151 11,151 16,987 7,7 15,2 23,7 -Tiêu dùng CB-CNV 24,537 34,855 70,562 15,2 74,1 64,4

Nguồn: Biểu báo cáo tín dụng từ phòng tín dụng

Dư nợ ngắn hạn cuối năm 2012 đạt 315,118 triệu đồng chiếm 58,1% tổng dư nợ, tỷ lệ này cho thấy ngân hàng đã dàn đều các loại hình cho vay ngắn, trung và dài

43

hạn để hạn chế rủi ro tín dụng. Năm 2013 dư nợ ngắn hạn đạt 383,768 triệu đồng, chiếm 48,9% tổng dư nợ, cho thấy ngân hàng đã không ngừng phấn đấu vươn lên, chuyển đổi dư nợ ngắn hạn sang trung và dài hạn để có thể tồn tại trước áp lực cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Sang năm 2014 tình hình có chiều hướng thay đổi, dư nợ ngắn hạn tăng lên 26,563 triệu đồng chiếm 61,5% tổng dư nợ, và đáng chú ý nhất là sự tăng lên nhảy vọt của dư nợ SXKD ngắn hạn, tuy rằng nó chỉ chiếm 12,2% trong tổng dư nợ ngắn hạn, nhưng ở năm 2014 nó tăng lên 543,7% sự đột biến này là do trong năm giá cả hàng hóa tăng cao, những người mua bán, sản xuất kinh doanh có lãi nên họ có nhu cầu mở rộng và đầu tư mới. Trong khi dư nợ trung và dài hạn giảm 58,346 triệu đồng, do năm 2014, một phần cán bộ công nhân viên không có nhu cầu vay vốn do giá cả hàng hóa tăng cao, một phần là do ngân hàng đã hạn chế bớtdần cho vay tiêu dùng cán bộ công nhân viên vì phần lớn những người có nhu cầu vay vốn là những người mới có việc làm, có nhu cầu cho việc mua sắm các phương tiện đi lại, và việc làm còn mới mẽ nên họ dể bị điều chuyển công tác thì ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn.

Nhưng cho vay tiêu dùng cán bộ công nhân viên là mảng cho vay mang lại hiệu quả cao, nhưng do tính phức tạp ở trên, vì vậy bộ quản lý và cán bộ tín dụng cần quan tâm giám sát chặc chẽ hơn, nhất là khâu thu nợ, việc thu nợ trong tháng phải được thực hiện nghiêm túc, đúng kế hoạch để ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh để phát huy ưu thế của loại hình tín dụng này.

Với loại hình cho vay truyền thống vẫn là cho vay nông nghiệp, loại hình cho vay này được ngân hàng duy trì và mở rộng, bên cạnh đó ngân hàng cũng đã mở rộng các loại hình cho vay mới như: góp nông thôn theo mùa vụ, góp kinh doanh nông thôn, cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh cá thể …, một mặt là giảm thiểu rủi ro tín dụng khi mà tập trung cho vay một loại hình cố định, nhất là nông nghiệp, dể xảy ra rủi ro như thiên tai, lũ lụt, rủi ro này không dự đoán trước được nên dẫn đến thất thu nặng cho ngân hàng, song hành với giảm thiểu rủi ro là làm tăng khả năng cạnh tranh đối với các tổ chức tín dụng cùng địa bàn. Đồng thời ngân hàng cũng hạn chế dần những loại hình cho vay kém hiệu quả.

44

Nhìn chung, với tình hình kinh tế chung của tỉnh nhà có nhiều thuận lợi, cùng với sự nổ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Agribank Giồng Riềng, nên kết quả hoạt động của ngân hàng rất khả quan: có sự tăng cao trong nguồn vốn cũng như trong dư nợ, góp phần làm tăng lợi nhuận ngân hàng, từ đó khẳng định uy tín chất lượng phục vụ đối với khách hàng, cũng như uy tín và chất lượng tín dụng của Agribank Giồng Riềngngày một nâng cao.

Để tìm hiểu rõ hơn về chất lượng tín dụng ta phải đi vào thực trạng nợ quá hạn, để thấy được các biện pháp và kế hoạch tín dụng mà ngân hàng đã áp dụng trong những năm qua có nâng cao chất lượng tín dụng?. Ta nghiên cứu ở phần dưới đây.

 Tình hình nợ quá hạn:

Bất kỳ một ngân hàng nào khi đi vào hoạt động đều phải gặp những rủi ro nhất định. Sự hoàn trả gốc và lãi đúng hạn của khách hàng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của ngân hàng vì nó đảm bảo sự luân chuyển vốn của ngân hàng được tuần hoàn, liên tục và sinh lợi, nếu khách hàng hoàn trả gốc và lãi chậm hoặc không có khả năng hoàn trả thì đây là rủi ro lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đó là rủi ro tín dung, rủi ro này là loại rủi ro không thu được nợ khi đến hạn. Nợ quá hạn của Agribank Giồng Riềng thường xuất phát từ nguyên nhân sau:

Do là loại hình ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, nên đại đa số khách hàng là những hộ nông dân, họ có tâm lý là phụ thuộc rất lớn vào giá nông phẩm, sau vụ thu hoạch họ thường không bán liền mà chờ có cơ hội cho giá tăng cao hơn mới bán, do đó họ thường trễ hạn và chấp nhận mức lãi suất phạt. Cũng không loại trừ yếu tố khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, những dự án sản xuất kinh doanh không khả thi do ảnh hưởng bất ngờ của thời tiết, thiên tai…Bên cạnh đó về phía ngân hàng cũng làm cho nợ quá hạn phát sinh:

Đối với một số khách hàng cũ, khi họ vay lại, việc thẩm định hồ sơ vay của một số cán bộ tín dụng còn quá qua loa mang tính chủ quan, thẩm định từ xa, nhờ

45

người làm thay hoặc không khảo sát thẩm tra cụ thể tình hình hoạt động của khách hàng.

Bảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn(tr đồng)của Agribank Giồng Riềnggiai đoạn

2012-2014 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh 13/12 So sánh 14/13 Số tiền % Số tiền % Nợ quá hạn 1.057 497 416 -560 -53,0 -81 -16,3 -Ngắn hạn 1.010 375 133 -635 -62,9 -241 -64,5 -Trung hạn 47 122 285 75 159,6 161 132,0

Nguồn: Biểu báo cáo tín dụng từ phòng tín dụng.

Tổng nợ quá hạn của ngân hàng giảm liên tục qua 3 năm, năm 2012 nợ quá hạn là 1.057 triệu đồng, năm 2013 giảm 560 triệu tức còn 497 triệu, năm 2014 giảm còn 416 triệu. Công tác quản lý nợ xấu trong những năm qua có tiến triển tốt đẹp, kết quả hoạt động của ngân hàng rất khả quan. Đạt được điều này ngoài yếu tố trúng mùa được giá của năm 2012-2013, còn phải nói đến sự nổ lực quyết tâm của đội ngũ cán bộ tín dụng rất năng động, sáng tạo và kiên trì trong công tác. Vì ngân hàng cũng đã sử dụng biện pháp chỉ đạo cán bộ tín dụng bám sát địa bàn, xử lý nợ một cách cương quyết, loại bỏ dần những khách hàng yếu kém và loại bỏ dần những địa bàn có dư nợ quá hạn cao. Và cùng với việc tăng cường nhân sự đối với một số địa bàn trọng điểm, kết quả hoạt động của ngân hàng đạt như mong muốn, làm tăng chỉ tiêu lợi nhuận.

Tổng nợ quá hạn thì giảm liên tục qua 3 năm, sự giảm này là do thu hồi chủ yếu nợ quá hạn ngắn hạn. Năm 2013 giảm 635 triệu đồng so với năm 2012, năm 2014 giảm 242 triệu đồng so với năm 2013. Nhưng nợ quá hạn trung và dài lại tăng lên liên tục, năm 2013 tăng 75 triệu đồng so với năm 2012, năm 2014 lại tăng 161 triệu đồng so với năm 2013 tức nợ quá hạn năm 2014 đạt 283 triệu đồng. Ở năm

46

2014 nợ quá hạn trung và dài hạn tăng cao, nhất là mảng cho vay SXKD như góp kinh doanh nông thôn, góp sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân chủ yếu là năm 2014 giá cả hàng hóa tăng cao, kèm theo những biến động lớn về giá vàng và giá dolla, một số khách hàng thì “ăn nên làm ra”, còn một số thua lỗ, chính những khách hàng hoạt động không hiệu quả này đã làm nợ quá hạn phát sinh cao, cùng với những khách hàng làm ăn không hiệu quả, những khách hàng hoạt động hiệu quả cũng làm phát sinh nợ quá hạn do nhu cầu vốn cho việc mở rộng sản xuất đầutư nên dẫn đến góp không đúng hạn.

Xét về mặt nợ quá hạn thì ta phải xem xét đến hai mảng của nó là nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi. Ta cùng xem xét ở bảng sau:

Bảng 2.10: Thống kê nợ quá hạn(tr đồng)của Agribank Giồng Riềng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh 13/12 So sánh 14/13 Số tiền % Số tiền % Nợ quá hạn 1.057 497 416 -560 -53,0 -81 -16,3

-Có khả năng thu hồi 678 372 371 -360 -45,1 -1 -0.3

- Không có khả năng thu

hồi 379 125 45 -245 -67,0 -80 -64 Nguồn : Biểu báo cáo tín dụng từ phòng tín dụng.

Điều đáng chú ý nhất là nợ không có khả năng thu hồi, nó luôn giảm, giảm 67,0% ở năm 2013 so với năm 2012, và tiếp tục giảm 64,0% ở năm 2014 so với năm 2013, tức cuối năm 2014 nợ quá hạn không có khả năng thu hồi chỉ còn 45 triệu đồng, khả năng hoạt động của ngân hàng rất tốt, nhất là công việc thu hồi nợ quá hạn của cán bộ tín dụng, cán bô tín dụng thường xuyên đôn đốc khách hàng trả

47

nợ, tích cực đòi các khoản nợ cũ khi khách hàng có điều kiện trở lại. Còn nợ quá hạn có khả năng thu hồi, ở cuối năm 2014 không giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn 1 triệu đồng, điều này cho thấy tình trạng nợ quá hạn chưa giảm hẳn, nó chỉ giảm ở phần thu hồi nợ cũ. Mặc dù doanh số cho vay tăng cao, nợ quá hạn giảm nhưng ngân hàng cần phấn đấu hơn nữa để giảm nợ quá hạn tối thiểu ở mức có thể được, như thế mới có khả năng cạnh tranh mạnh được vào những năm tiếp theo, nhất là khi tình trạng pháp luật luôn thay đổi để phù hợp với thông lệ quốc tế. Xét về rủi ro tín dụng, nhất là các tỷ số phản ánh tình hình tín dụng qua bảng dưới đây:

Bảng 2.11: Rủi ro tín dụng (%) của Agribank Giồng Riềng giai đoạn 2012-2014

Chỉ tiêu rủi ro tín dụng 2012 2013 2014

Dự phòng phải thu khó đòi 983 304 161 Doanh số cho vay 133.524 216.169 221.070 Cho vay ròng 132.541 215.865 220.909

Nợ quá hạn 1.057 497 416

Rủi ro tín dụng 0,8 0,2 0,2

Nguồn: Bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo tín dụng

Nhìn chung, kèm theo nợ quá hạn ngày càng giảm cộng với doanh số cho vay ngày càng tăng, hai chỉ tiêu này đã làm cho rủi ro tín dụng giảm đáng kể. Cuối năm 2014 rủi ro tín dụng chỉ ở mức 0,2% chỉ tiêu này không đáng lo ngại, kết quả đạt được là do ngân hàng có nhiều cố gắng thực hiện tốt công tác tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của khách hàng, song song đó ngân hàng cũng luôn tuân thủ các nguyên tắc tín dụng để hạn chế tối đa rủi ro tín dụng, cũng như ngày càng thu hẹp các khoản nợ xấu của ngân hàng, vì thế ngân hàng nên duy trì hoặc giảm hơn nữa đến mức thấp nhất mà ngân hàng có thể thực hiện được.

48

Như thế mới có khả năng cạnh tranh lại các tổ chức tín dụng khác cùng địa bàn, và nhất là Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cho ra đời một quyết định mới, quyết định 127/2005/QĐ-NHNN. Quyết định này ban hành ngày 03/02/2005, sửa đổi và bổ sung một số điều của quy chế cho vay hiện hành. Bởi theo quyết định này chất lượng tín dụng không còn như các ngân hàng tưởng là tốt như hiện nay. Vì theo quyết định này “Đối với khoản nợ vay không trả đúng hạn, các tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó là nợ quá hạn ....” (khoản 4 điều 1 của quyết định 127 sửa đổi và bổ sung khoản 2 điều 13 của quyết định 1627)

Ngay cả trong trường hợp các khoản nợ không được trả đúng hạn và được các tổ chức tín dụng cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì toàn bộ số dư nợ vay gốc cũng bị coi là nợ quá hạn. Điều 1 khoản 6 của quyết định 127 có nêu: “Các tổ chức tín dụng tự quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay. Toàn bộ số dư nợ vay gốc của khách hàng có khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được coi là nợ quá hạn ...”.

Điều này sẽ làm nợ quá hạn của các ngân hàng tăng lên đáng kể và số nợ quá hạn phải được phân loại vào nhóm nợ cần chú ý (từ nhóm 2 đến nhóm 5), và phải trích lập dự phòng rủi ro theo từng nhóm, điều này sẽ khiến cho lợi nhuận của ngân hàng bị suy giảm đáng kể bởi họ dành những khoản tiền khá lớn vào dự phòng rủi ro mà không được hạch toán vào thu nhập. Nợ quá hạn tăng, lợi nhuận giảm là thách thức đối với tất cả các tổ chức tín dụng, còn đối với ngân hàng thương mại cổ phần, thì vấn đề không dừng lại ở đây mà khi lợi nhuận giảm sẽ làm cổ tức giảm, giá cổ phần giảm theo. Vì thế ngân hàng buộc phải quan tâm hơn đến chất lượng tín dụng và hoạt động lành mạnh hơn.

49

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả tài chính của agribank chi nhánh huyện giồng riềng kiên giang (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)