Một số mô hình nghiên cứu trên thế giớ

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả tài chính của agribank chi nhánh huyện giồng riềng kiên giang (Trang 29 - 32)

Molyneux và Thornton (1992); Chaudhry và cộng sự (1995) và Goddard và cộng sự (2004) cho rằng: cơ cấu vốn cũng là một trong những yếu tố quyết định chính của hoạt động ngân hàng. Tác động của tăng trưởng tài sản ngân hàng đến lợi nhuận có thể tích cực trên một giới hạn nhất định, tuy nhiên, ngoài giới hạn đó những tác động có thể là tiêu cực (Eichengreen và Gibson, 2001). Đa dạng hóa danh mục đầu tư có thể tăng thu nhập ngoài lãi dẫn đến tăng lợi nhuận ngân hàng (Chiorazzo et al., 2008). Tuy nhiên, các nghiên cứu khác;Acharya và cộng sự (2000). De Long (2001); Morgan và Katherine (2003); Stiroh (2004); De-Young và Rice (2004); cũng như Stiroh và Rumbie (2006), chỉ ra rằng đa dạng hơn của các giao dịch ngân hàng không tăng lợi nhuận ngân hàng, mà thay vào đó có thể làm giảm lợi nhuận, do đó tối ưu mức độ hoạt động thu nhập ngoài lãi phải được thiết lập.Đây là những kết luận quan trọng của các nghiên cứu và đã chỉ ra các yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Những yếu tố này là những yếu tố cơ bản, có tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng ở nhiều quốc gia và chúng tôi kỳ vọng những yếu tố này cũng tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Ngân hàng NN&PTNT – Chi nhánh Giồng Riềng nói riêng và phù hợp vớithị trường tài chính Việt Nam.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại được phân loại thành:các yếu tố bên trong và bên ngoài (Sehrish et al., 2011). Các yếu tố nội bộ chủ yếu chịu ảnh hưởng của quyết định quản lý và mục tiêu, chính sách của ngân hàng (Staikouras và Wood, 2004); trong khi đó, các yếu tố bên ngoài tập trung vào lĩnh vực công nghiệp có liên quan và các biến kinh tế vĩ mô phản ánh môi trường kinh tế và pháp lý mà các ngân hàng hoạt động (Athanasoglou et al., 2006). An toàn về vốn của ngân hàng đề cập đến nguồn vốn của các ngân hàng để đối phó với các cú sốc mà ngân hàng có thể phải đối mặt (Ong và Teh, 2013). Nghiên cứu thực nghiệm của Havrylchyk et al (2006); Iannotta et al.

21

(2007); Pasiouras và Kosmidou (2007); Athanasoglou et. al (2008); Alexiou và Sofoklis (2009) và Garcia-Herrero et al. (2009) cho thấy tác động tích cực của vốn vào lợi nhuận ngân hàng.Mặt khác, các nghiên cứu của Hoffmann (2011) lại đưa ra bằng chứng tiêu cực tác động của vốn vào lợi nhuận ngân hàng.Điều đó có nghĩa là tỷ lệ vốn cao hơn dẫn đến giảm lợi nhuận ngân hàng.Hàm ý của nghiên cứu này là xây dựng vốn điều lệ cao có thể có tác động tiêu cực đến lợi nhuận và cuối cùng là giảm hiệu suất ngân hàng. Ta thấy các nghiên cứu đã chứng minh được: vai trò rất quan trọng của vốn đối với lợi nhuận ngân hàng. Nguồn vốn đó có thể tác động tích cực, hoặc cũng có thể tác động tiêu cực tới lợi nhuận của ngân hàng. Đây là một kết luận quan trọng của các nghiên cứu và làm tiền đề để các nhà nghiên cứu sau tham khảo và phát triển. Tuy nhiên, do kết quả mà nghiên cứu đưa ra khác nhau nên trong nghiên cứu của mình, chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá lại để đưa ra kết luận cho các ngân hàng ở Việt Nam.

Tác động của lạm phát đến lợi nhuận ngân hàng phụ thuộc vào việc lạm phát có đúng dự đoán của các nhà quản lý ngân hàng (Perry, 1992). Nhận định trên là hoàn toàn hợp lý, bởi vì thông thường các nhà quản lý đều đưa ra lạm phát kỳ vọng của mình, và hướng các hoạt động cũng như đề ra các tiêu chí dựa trên lạmphát kỳ vọng đó. Do vậy, khi lạm phát đúng như kỳ vọng của nhà quản lý thì ngân hàng hoạt động đúng hướng và đạt được hiệu quả như nhà quản lý tính toán.

Bên cạnh đó, nghiên cứu "Các yếu tố quyết định về cơ cấu vốn: định hướng thịtrường vốn với định hướng ngân hàng" của Antoniou và cộng sự (2007) đã phân tích làm thế nào các công ty hoạt động trong nền kinh tế theo định hướng thị trường vốn (Vương quốc Anh và Hoa Kỳ) và các nền kinh tế theo định hướng ngân hàng (Pháp, Đức và Nhật Bản) xác định cơ cấu nguồn vốn của họ. Sử dụng dữ liệu bảng và phương pháp hệ thống GMM 2 bước, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đòn bẩy được ảnh hưởng tích cực của các tài sản hữu hình và kích thước của công ty, nhưng lại không tác động đến sự gia tăng lợi nhuận công ty, cơ hội tăng trưởng và hiệu quả giá cổ phiếu trong cả hai nền kinh tế. Tỷ lệ đòn bẩy cũng bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thị trường, trong hoạt động của các công ty. Mức độ và hiệu quả của các nhân

22

tố này phụ thuộc vào truyền thống pháp lý và tài chính của đất nước đó. Các kết quả cũng xác nhận rằng các công ty có tỷ lệ đòn bẩy mục tiêu, với các công ty của Pháp là nhanh nhất trong việc điều chỉnh cơ cấu vốn của họ đối với mức mục tiêu của họ, và Nhật Bản là chậm nhất. Nhìn chung, cơ cấu vốn của một công ty bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường kinh tế và các tổ chức của nó, quản trị doanh nghiệp, hệ thống thuế, mối quan hệ vay-cho vay, tiếp xúc với thị trường vốn, và mức độ bảo vệ nhà đầu tư trong nước mà công ty hoạt động. Việc sử dụng mô hình nghiên cứu 2 bước GMM là bước đirất mới của nghiên cứu, tuy nhiên, việc sử dụng mô hình này cũng gặp nhiều vấn đề xuất phát từ cả bản thân nhà nghiên cứu và sự chưa phổ biến của mô hình.

Nghiên cứu của Ddumba-Ssentamu (1993) đã tìm hiểu vai trò của các ngân hàng thương mại huy động huy động ở Uganda; còn Kasekende và Atingo-Ego (2003) tập trung vào tự do hóa tài chính và ý nghĩa của nó đối với hệ thống tài chính trong nước, kết quả chỉ ra rằng tự do hóa lĩnh vực tài chính có tác động tích cực và đạt hiệu quả điều tiết trong ngành ngân hàng.

Matama (2008) tập trung vào quản trị tài chính doanh nghiệp của ngân hàng thương mại ở Uganda.Các kết quả từ nghiên cứu này chỉ ra rằng quản trị doanh nghiệp chiếm 34,5% tổng hoạt động tài chính, đóng góp đáng kể vào hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.Ngoài ra Matama (2008) cũng chứng minh thấy sự yếu kém của các ngân hàng thương mại trong nước so với các ngân hàng thương mại nước ngoài có liên quan đến nguyên nhân quyền sở hữu, mặc dù ông không bao giờ đề cập đến những nguyên nhân tự gây ra.

Các nghiên cứu của Nanyonjo (2002) về ảnh hưởng của cấu trúc của ngành ngân hàng Uganda tới khả năng sinh lời trong thời gian 1993-1999. Nghiên cứu này đã được phát triển bởi Mugume (2010) đã xác định sức mạnh tương đối của sức mạnh thị trường và hiệu quả trong việc giải thích các ngân hàng lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sức mạnh thị trường và tập trung đã có một tác động tích cực đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại ở Uganda.

23

Các nghiên cứu của Bategeka và Okumu (2010) tập trung vào tự do hóa ngành ngân hàng Uganda. Kết quả cho thấy một số ngân hàng trong nước thực hiện tốt hơn so với các ngân hàng nước ngoài trong việc cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cùng với hộ gia đình nông thôn có thu nhập thấp. Ngân hàng nước ngoài có xu hướng chọn các giao dịch sinh lợi cao nhất.

Trong nghiên cứu “Factors Affecting Performance of Commercial Banks in Uganda A Case for Domestic Commercial Banks ” của Nsambu Kijjambu Frederick đã thiết lập các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng ở Uganda. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy, áp dụng cho các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài trong giai đoạn 2000-2011. Nghiên cứu đã phát hiện hiệu quả quản lý, chất lượng tài sản, thu nhập từ lãi, an toàn vốn và lạm phát ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại trong nước.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả tài chính của agribank chi nhánh huyện giồng riềng kiên giang (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)