Lý thuyết này chủ yếu dựa trên cơ sở phân tích mô hình Heckcher Ohlin Samuelson (HOS) để đƣa ra các nhận định về nguyên nhân của di chuyển vốn là có sự chênh lệch về tỷ suất lợi nhuận so sánh giữa các nƣớc, và sự di chuyển đó tạo ra sản lƣợng cho nền kinh tế thế giới và các nƣớc tham gia đầu tƣ. Mô hình HOS đƣợc xây dựng dựa trên giả định: Hai nƣớc tham gia trao đổi hàng hoá hoặc đầu tƣ (nƣớc I và nƣớc II), hai yếu tố sản xuất (lao động-L và vốn-K), hai hàng hoá (X và Y) trình độ kỹ thuật sản xuất, thị hiếu và hiệu quả kinh tế theo quy mô ở hai nƣớc nhƣ nhau, không có chi phí vận tải, can thiệp của chính phủ, thị trƣờng hai nƣớc là hoàn hảo và không có sự di chuyển các yếu tố sản xuất giữa các nƣớc. Với những giả định này, mô hình HOS phân tích tỷ lệ chi phí của các yếu tố sản xuất ở hai nƣớc I và II. Mô hình này đƣợc Helpman và Sibert sử dụng để phân tích cơ sở hình thành đầu tƣ nƣớc ngoài. Theo giả định của các tác giả thì năng suất cận biên của vốn có sự khác nhau giữa các nƣớc và theo quy mô kinh tế. Thông thƣờng, năng suất cận biên của vốn thấp ở nƣớc dƣ thừa vốn và cao ở nƣớc khan hiếm vốn đầu tƣ. Tình trạng này dẫn đến xuất hiện di chuyển dòng vốn từ nơi dƣ thừa đến nơi khan hiếm nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
Cùng các quan điểm trên, A Mac Dougall đã giải thích hiện tƣợng đầu tƣ quốc tế từ phân tích so sánh giữa chi phí và lợi ích của việc di chuyển vốn quốc tế. Tác giả cho rằng, chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nƣớc là nguyên nhân dẫn đến lƣu chuyển vốn quốc tế. Quan điểm này đƣợc M. Kemp phát triển thành mô hình Mac Dougall - Kemp. Theo đó, những nƣớc phát triển (dƣ thừa vốn) có năng suất cận biên của vốn thấp (Marginal productivity of capital) hơn năng suất cận biên của vốn ở các nƣớc đang phát triển. Vì thế xuất hiện dòng lƣu chuyển vốn giữa hai nhóm nƣớc này. Lý
22
thuyết này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các lý luận nhƣ lý thuyết về danh mục đầu tƣ, lý thuyết về thị trƣờng vốn.