f. Về tiềm năng lao động
4.1. Đánh giá các biện pháp, chính sách thu hút FDI của tỉnh
4.1.1. Ưu điểm
Trong thời gian qua, lãnh đạo địa phƣơng đã nhận thức rõ vai trò của vốn FDI đối với sự nghiệp phát triển kinh tế địa phƣơng nên đã có những chính sách cụ thể trên cơ sở vận dụng các quy định chung của quốc gia về thu hút FDI nhƣ:
Thứ nhất, tỉnh Tây Ninh coi trọng công tác cải cách thủ tục hành chính,
áp dụng cơ chế một cửa thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tƣ làm đầu mối giải quyết các thủ tục nhằm thúc đẩy quá trình đầu tƣ của các doanh nghiệp đƣợc thuận lợi. Bộ máy quản lý đƣợc định hƣớng vào việc hỗ trợ doanh nghiệp, tạo lập môi trƣờng kinh doanh với chi phí thấp. Chính quyền các cấp thƣờng xuyên quan tâm sâu sát, gần gũi và kịp thời giúp đỡ doanh nghiệp giải quyết mọi vƣớng mắc; nếu vƣợt thẩm quyền, tỉnh Tây Ninh đề đạt ngay những kiến nghị hoặc trực tiếp cùng doanh nghiệp ra Hà Nội gặp Chính phủ và các Bộ, ngành, Trung ƣơng có liên quan để tìm cách giải quyết. Quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp nhờ đó ngày càng gần gũi và thân thiện. Ngoài những buổi tiếp xúc đột xuất khi doanh nghiệp, nhà đầu tƣ có nhu cầu, những chuyến viếng thăm các doanh nghiệp cũng đƣợc tỉnh tổ chức khá thƣờng xuyên. Cùng với các chƣơng trình gặp gỡ định kỳ vào dịp cuối năm, hàng năm tỉnh đều tổ chức ngày doanh nghiệp 13/10 để qua đó doanh nghiệp có dịp trao đổi, đóng
70
góp về môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh với các cấp lãnh đạo chính quyền và các cơ quan quản lý chuyên ngành. Nhờ những cách làm nói trên, các nhà đầu tƣ đến với Tây Ninh đều có đƣợc niềm tin đƣợc hỗ trợ tốt nhất trong công việc kinh doanh. Từ niềm tin này các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc tự động lôi kéo bạn bè, phƣờng hội, tập đoàn của họ đến Tây Ninh đầu tƣ.
Thứ hai, Tây Ninh đã sớm hình thành đƣợc quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội làm căn cứ cho việc chỉ đạo triển khai các chƣơng trình, dự án khi thu hút FDI có thể sớm đi vào hoạt động và đƣa lại hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các dự án đầu tƣ phù hợp với nhu cầu giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội trên cơ sở các lợi thế của tỉnh. Đồng thời quy hoạch những vùng đất có địa thế thuận tiện về giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy để phát triển các khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Đặc biệt là kế hoạch xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối với các KCN. Đặc điểm của các KCN ở Tây Ninh là đƣợc hình thành từ nguồn vốn của nhiều thành phần kinh tế khác nhau, nhƣng cho dù KCN của thành phần kinh tế nào cũng đều đƣợc tỉnh hỗ trợ, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tính chủ động sáng tạo trong xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng nhƣ điện, nƣớc, mạng lƣới thông tin liên lạc .v.v. nhƣ nhau; tạo ra sự đa dạng, thích hợp và hấp dẫn riêng đối với các loại hình đầu tƣ ở các lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh đó, các chủ đầu tƣ vào hạ tầng KCN còn chủ động tổ chức công tác tiếp thị với nhiều hình thức đa dạng phong phú.
Việc thành lập Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp để xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Trảng Bàng – khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh để thu hút đầu tƣ những năm đầu thực hiện luật đầu tƣ nƣớc ngoài cũng nhƣ thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tƣ thƣơng mại và du lịch để làm đầu mối làm việc giữa các cơ quan nhà nƣớc với nhà đầu tƣ; tiến hành quảng bá tiềm năng, lợi thế của tỉnh đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
71
Thứ ba, do đẩy mạnh thu hút FDI gắn với đẩy mạnh phát triển kinh tế
nên tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Tây Ninh những năm gần đây có sự chuyển biến rõ rệt. Trƣớc thực tế này đòi hỏi tỉnh Tây Ninh phải quan tâm đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề nhằm cung ứng kịp thời lực lƣợng lao động giúp các doanh nghiệp có đủ số lƣợng công nhân để phát triển sản xuất, phục vụ cho sự phát triển công nghiệp ngày càng đa dạng. Đứng trƣớc nhu cầu đó, tỉnh có chính sách kết hợp trong việc phát triển kinh tế và đào tạo nguồn nhân lực thu hút lao động từ các công ty trong tỉnh và ngoài tỉnh vào làm việc ở các khu công nghiệp. Đồng thời, hình thành các cơ sở đào tạo nghề nhằm tăng cơ hội học nghề cho mọi đối tƣợng có nhu cầu, từ đó tỉnh sẽ từng bƣớc phổ cập nghề, đào tạo đƣợc nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao cung ứng cho thị trƣờng lao động, chủ yếu là các KCN. Đề án quy hoạch mạng lƣới cơ sở dạy nghề của Tây Ninh đã đáp ứng nhu cầu bức xúc của xã hội, phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, nhờ vậy công tác đào tạo nghề của địa phƣơng những năm gần đây đã có bƣớc chuyển mình đáng kể.
Tây Ninh đã xây dựng và triển khai chƣơng trình “đối thoại xã hội tại nơi làm việc” cho các doanh nghiệp nhằm mục đích xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động, tạo cơ hội để hai bên hiểu nhau hơn và cùng giải quyết những mâu thuẫn phát sinh ngay từ ban đầu thông qua thƣơng lƣợng, đồng thời giúp cho ngƣời lao động, tạo cơ hội để hai bên hiểu nhau hơn và cùng giải quyết những mâu thuẫn phát sinh ngay từ ban đầu thông qua thƣơng lƣợng, đồng thời giúp cho ngƣời sử dụng hiểu rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn còn ngƣời lao động thì đồng cảm và cùng góp sức giải quyết chia sẻ những khó khăn với các doanh nghiệp. Để xây dựng đƣợc mối quan hệ lao động giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động ngày càng tốt đẹp hơn, góp phần ổn định trật tự xã hội của địa phƣơng, đƣa Tây Ninh là một địa chỉ đáng tin cậy của các nhà đầu tƣ và
72
ngƣời lao động đến lập nghiệp, ổn định cuộc sống lâu dài. Ngăn ngừa và hạn chế tối đa tình hình tranh chấp lao động trên địa bàn tỉnh
4.1.2. Mặt hạn chế
Để xác định mặt hạn chế về chính sách thu hút FDI thời gian qua, tác giả đã thực hiện lập phiếu khảo sát và phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 6/2014 nhƣ sau:
Theo kết quả tổng hợp phiếu khảo sát và ý kiến phỏng vấn chuyên sâu từ các chuyên gia nêu trên, thì thời gian qua tỉnh còn những hạn chế nhƣ sau:
Thứ nhất, mặc dù Tỉnh đã tích cực đầu tƣ cải thiện cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng công cộng chƣa của tỉnh chƣa đáp ứng yêu cầu: Hệ thống đƣờng quốc lộ còn hẹp, xuống cấp nhanh, hạn chế vận tốc phƣơng tiện giao thông nên chi phí vận chuyển hàng hóa cao. Việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng công cộng kết nối với hạ tầng riêng của khu công nghiệp chƣa kịp thời.
Thứ hai, mặc dù Tỉnh đã có chính sách đầu tƣ hình thành các cơ sở đào
tạo nghề cho ngƣời lao động, nhƣng việc triển khai còn chậm và chƣa có kế hoạch cụ thể, dẫn đến nhiều công nhân có kỹ năng lao động yếu do chƣa đƣợc đào tạo hoặc việc đào tạo nghề cho công nhân của địa phƣơng không sát với yêu cầu sử dụng thực tế cho nên doanh nghiệp phải tốn thời gian và chi phí đào tạo, năng suất lao động còn thấp.
Thứ ba, Tỉnh chƣa có chính sách cụ thể để quy hoạch nguồn nguyên liệu
đầu vào cho các doanh nghiệp FDI ngay tại địa phƣơng, do tỉnh thiếu những đơn vị thƣơng mại đủ mạnh để cung ứng số lƣợng lớn, đảm bảo chất lƣợng và giá cả ổn định đồng thời áp dụng phƣơng thức thanh toán theo kỳ hạn theo thông lệ quốc tế. Điển hình nhƣ nhƣ Công ty Sailun Việt Nam sản xuất lốp xe, mỗi năm tiêu thụ 70.000 tấn cao su loại SVR 10 phải đi mua từ nƣớc ngoài, trong khi tỉnh Tây Ninh mỗi năm xuất khẩu khoảng 150.000 tấn cao su
73
nhƣng không bán đƣợc cho doanh nghiệp này vì không có doanh nghiệp nào của tỉnh thỏa điều kiện về giao hàng, chất lƣợng, chấp nhận điều kiện thanh toán dù giá mua của doanh nghiệp này cao hơn, giảm đƣợc chi phí vận chuyển và không bị rủi ro trong thanh toán.
Thứ tư, công tác xúc tiến đầu tƣ đã đƣợc Tỉnh quan tâm thông qua việc
thành lập cơ quan Trung tâm xúc tiến đầu tƣ-thƣơng mại và du lịch trực thuộc UBND tỉnh để làm công tác xúc tiến đầu tƣ và làm đầu mối hỗ trợ cho các nhà đầu tƣ nói chung và đặc biệt là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Tuy nhiên, hoạt động của cơ quan này chƣa hiệu quả, chƣa mang lại kết qua nhƣ kỳ vọng.
Thứ năm, chƣa có những cán bộ lãnh đạo có mối quan hệ cá nhân tốt
với lãnh đạo các Tập đoàn, Công ty lớn để có cơ hội tiếp cận nắm bắt đƣợc những nhu cầu của những Tập đoàn, Công ty này mà có chiến lƣợc thu hút FDI hiệu quả, làm chất “xúc tác” trong thu hút FDI.