Lý thuyết về Chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu Thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Trang 32 - 34)

Chuỗi giá trị, hay còn đƣợc biết đến là chuỗi giá trị phân tích, là một khái niệm từ quản lý kinh doanh đã đƣợc Micheal Porter mô tả và phổ cập lần đầu tiên vào năm 1985 trong một cuốn sách về phân tích lợi thế cạnh tranh của ông: “ Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt đông của một công ty hoạt động

25

trong một ngành cụ thể. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của một công ty hoạt động một ngành nghề cụ thể. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản xuất thu đƣợc một số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động mang lại sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của các hoạt động cộng lại”.

Tiếp đó, nhà nghiên cứu Kaplins Rapheal đã đƣa ra khái niệm về chuỗi giá trị trong phân tích toàn cầu hóa: “Chuỗi giá trị là cả loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau (bao gồm một kết hợp giữa sự biến đổi vật chất và đầu vào các dịch vụ sản xuất khác nhau), đến khi phân phối đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng”. Và một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những ngƣời tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tối đa giá trị cho chuỗi.

Nhƣ vậy, ta có thể giải thích định nghĩa về chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng. Trong nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị bao gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Tất cả các hoạt động từ thiết kế, quá trình mang vật tƣ đầu vào, sản xuất, phân phối, marketing bán hàng, thực hiện các dịch vụ hậu mãi đã tạo thành một chuỗi kết nối ngƣời sản xuất với ngƣời tiêu dùng. Hơn nữa, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng. Ví dụ nhƣ khả năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ hậu mãi cho khách hàng thông qua việc gắn vào các sản phẩm của mình số điện thoại gọi miễn phí để khách hàng có thể sử dụng để khiếu nại, hỏi thông tin hay góp ý kiến đối với công ty cũng làm tăng giá trị chung của sản phẩm: Hãng Pizza hut in số điện thoại gọi miễn phí trên các hộp bánh Pizza chuyển đi; mỗi khi khách hàng khiếu nại, Pizza hut sẽ chuyển hộp thƣ thoại ngƣời quản lý cửa hàng, ngƣời này bắt buộc phải gọi lại cho khách hàng trong vòng 48 giờ và giải quyết khiếu nại của khách hàng. Nói cách khác, một

26

khách hàng có thể sản sàng trả giá cao hơn một sản phẩn có dịch vụ hậu mãi tốt hơn. Tƣơng tự nhƣ vậy thì đối với các công ty nông nghiệp, một hệ thống kho lạnh bảo quản phù hợp cho các nguyên liệu tƣơi sống (nhƣ rau, hoa, quả) sẽ có ảnh hƣởng tốt đến chất lƣợng thành phẩm, và vì vậy, sẽ làm tăng giá trị sản phẩm.

Tuy nhiên thì trong thực tế, các chuỗi giá trị thƣờng phức tạp hơn nhiều so với chuỗi giá trị trên. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều ngƣời tham gia khác nhau thực hiện (ngƣời sản xuất sơ cấp, ngƣời chế biến, thƣơng nhân, ngƣời cung cấp dịch vụ) để biến một nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết vơi các doanh nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến,… Các tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét đến các hoạt động do một doanh nghiệp duy nhất tiến hành, mà nó xem xét cả các mối liên kết ngƣợc xuôi cho đến khi nguyên liệu thô đƣợc sản xuất và kết thúc với ngƣời tiêu dùng cuối cùng.

Tóm lại, có khá nhiều lý thuyết về thu hút FDI, nhƣng mỗi lý thuyết phù hợp cho mỗi giai đoạn và từng trƣờng hợp cụ thể; không có lý thuyết nào đúng hoàn toàn cho mọi trƣờng hợp, các nhà kinh tế luôn không ngừng nghiên cứu để hoàn thiện các lý thuyết đã có cũng nhƣ tìm ra những lý thuyết mới. Việc tìm hiểu các lý thuyết về FDI sẽ giúp cho ta biết tại sao các nhà đầu tƣ lại đầu tƣ ra nƣớc, các điều kiện cần và đủ để FDI xảy ra, để từ đó cho chiến lƣợc thu hút FDI hiệu quả.

Một phần của tài liệu Thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)