f. Về tiềm năng lao động
3.3. Đánh giá tình hình thu hút FDI vào tỉnh Tây Ninh 1 Mặt tích cực
3.3.1. Mặt tích cực
Thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào địa bàn tỉnh nhìn chung kết quả đạt đƣợc tƣơng đối, số lƣợng dự án, số vốn đăng ký tăng dần qua các năm.
Tây Ninh là tỉnh có xuất phát điểm nền kinh tế thấp so với các tỉnh trong vùng, nội lực còn hạn chế nên tỉnh đã và đang tích cực tìm giải pháp thu hút đầu tƣ, đặc biệt là thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI). Tỉnh đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài phát triển thuận lợi. Vì vậy, nguồn vốn FDI trong thời gian qua đạt tốc độ tăng trƣởng khá cao và có những đóng góp quan trọng trong thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Tây Ninh.
Kinh tế có vốn FDI chiếm một tỷ trọng đáng kể trong vốn đầu tƣ xã hội, góp phần quan trọng gia tăng kim ngạch xuất khẩu, đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế, tác động tổng hợp trong việc tăng năng lực sản xuất, nâng cao trình độ công nghệ, đào tạo và bồi dƣỡng một đội ngũ chuyên gia, các nhà quản lý và công nhân lành nghề, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt của tỉnh, góp phần thu hẹp dần khoảng cách về tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh so với các tỉnh trong vùng.
Tính tới ngày 20/9/2014, tỉnh Tây Ninh có 223 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đầu tƣ đăng ký 2,43 tỷ USD, đứng thứ 23/63 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc. Bình quân 1 dự án là 10,9 triệu USD, thấp hơn bình quân chung của 1 dự án có đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam (14,45 triệu USD/dự án). Riêng 9 tháng đầu năm 2014, tỉnh đã thu hút đƣợc 16 dự án cấp mới và 11 dự án điều chỉnh tăng vốn với số vốn là 436,63 triệu USD, đứng thứ 9/50 về đầu tƣ nƣớc ngoài 9 tháng năm 2014. Vốn thực hiện 236,5 triệu USD .
62
Phân theo ngành
Vốn FDI của Tây Ninh tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với 194 dự án, tổng vốn đăng ký là 2,15 tỷ USD, chiếm 87% về số dự án và 88,57% về vốn đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và xây dựng. Các lĩnh vực còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ về vốn đầu tƣ đăng ký trên địa bàn tỉnh.
Phân theo hình thức đầu tư
Vốn FDI của Tây Ninh tập trung chủ yếu vào hình thức đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài với 200 dự án, tổng vốn đăng ký là 2,26 tỷ USD, chiếm 92,3% về số dự án và 92,8% về vốn đăng ký. Một số ít dự án còn lại thuộc hình thức công ty liên doanh.
Phân theo đối tác đầu tư:
Hiện nay đã có 22 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tƣ vào tỉnh Tây Ninh, trong đó dẫn đầu là Trung Quốc với 27 dự án, tổng vốn đăng ký 727,1 triệu USD, chiếm 29,8% tổng vốn đầu tƣ đăng ký. Đứng thứ 2 là Hàn Quốc có 50 dự án số vốn đăng ký đạt 669 triệu USD chiếm 27,4% vốn đăng ký. Đài Loan đứng thứ 3 với 70 dự án với tổng vốn đăng ký 376 triệu USD chiếm 15,4% về vốn đăng ký. Còn lại là các quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
Một số dự án lớn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh:
(1) Công ty TNHH lốp xe SAILUN , tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 400 triệu USD do Trung Quốc đầu tƣ với mục tiêu sản xuất lốp xe bán thép, toàn thép, lốp xe đặc chủng.
(2) Công ty TNHH Brotex (Việt Nam), tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 248 triệu USD, nƣớc đầu tƣ Trung Quốc với mục tiêu sản xuất các loại sợi và các phụ phẩm của sợi.
63
(3) Công ty TNHH một thành viên Unisoll Fabric, tổng vốn đầu tƣ 200 triệu USD do nhà đầu tƣ Hàn Quốc đầu tƣ với mục tiêu sản xuất vải dệt thoi, vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác.
(4) Công ty TNHH Iishin Việt Nam với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 177 triệu USD, do Hàn Quốc đầu tƣ với mục tiêu sản xuất sợi, vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác.