Vai trò chính quyền địa phƣơng trong việc thu hút FDI.

Một phần của tài liệu Thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Trang 37 - 39)

Ở Việt nam, chính quyền địa phƣơng đƣợc hiểu là chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Việt nam hiện nay có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung uơng. Nếu nhƣ chính quyền trung ƣơng đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng trên toàn quốc, tăng tính cạnh tranh thu hút FDI của quốc gia thì kết quả thực hiện chính sách thu hút FDI lại phụ thuộc chủ yếu vào vai trò của chính quyền địa phƣơng.

Thu hút FDI là hoạt động khá phức tạp đòi hỏi chính quyền địa phƣơng phải thể hiện vai trò của mình một cách rõ ràng, có trách nhiệm và sáng tạo. Chính quyền địa phƣơng thông qua các chức năng cơ bản của mình là xây dựng, hƣớng dẫn khuôn khổ pháp lý, huy động và phân bổ nguồn lực trong phạm vi địa phƣơng, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết, ổn định trật tự kinh tế xã hội để tạo nên một hình ảnh tốt đẹp về địa phƣơng dƣới con mắt các nhà đầu tƣ.

Vai trò của chính quyền địa phƣơng trƣớc hết thể hiện trong việc hƣớng dẫn thực hiện luật pháp, các quy định của chính quyền trung ƣơng trong phạm vi địa phƣơng, đảm bảo sự ổn định về hệ thống chính trị và pháp lý trong nội bộ các cơ quan chính quyền địa phƣơng, đồng thời có giải pháp ổn định kinh tế xã hội địa phƣơng nhằm tạo ra lòng tin cho các nhà đầu tƣ. Cụ thể và chủ động hơn, chính quyền địa phƣơng có thể nghiên cứu và đánh giá kỹ lƣỡng

30

những lợi thế của khu vực có tiềm năng tăng trƣởng để xây dựng quy hoạch đầu tƣ, các dự án kêu gọi đầu tƣ, và thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tƣ của địa phƣơng cũng nhƣ phối hợp với các cơ quan xúc tiến đầu tƣ quốc gia để thực hiện tiếp thị hình ảnh địa phƣơng. Trên cơ sở đánh giá tiềm năng và quy hoạch thu hút đầu tƣ, chính quyền địa phƣơng phải thể hiện vai trò của mình trong việc huy động các nguồn lực nhằm đảm bảo có một hệ thống hạ tầng phù hợp và hệ thống dịch vụ phụ trợ đảm bảo đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tƣ.

Bên cạnh vai trò của các cơ quan chính quyền địa phƣơng, các hệ thống thể chế, cơ quan đoàn thể, và văn hóa ứng xử của ngƣời dân địa phƣơng cũng là những yếu tố có tác động nhất định đến sức hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ tại địa phƣơng. Mặc dù các cơ quan chính quyền có thể không có ảnh hƣởng quyết định đối với các yếu tố này nhƣng các cấp chính quyền có khả năng định hƣớng, khuyến khích các tổ chức đoàn thể xã hội và ngƣời dân địa phƣơng có cách thức ứng xử phù hợp nhằm tạo ra môi trƣờng văn hóa có khả năng chấp nhận và dung hòa các yếu tố văn hóa nƣớc ngoài.

Thực hiện vai trò của chính quyền địa phƣơng, phát triển hình ảnh của địa phƣơng trên quy mô quốc gia và quốc tế là một thử thách lớn đối với chính quyền địa phƣơng. Do đó, chính quyền địa phƣơng phải đƣợc trang bị những phƣơng tiện và năng lực cần thiết. Thu hút nhân tài, tuyển chọn và phát triển cán bộ là hết sức cần thiết nhằm tạo ra một hệ thống cơ quan chính quyền địa phƣơng hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu của tăng trƣởng kinh tế nói chung và xúc tiến, nuôi dƣỡng đầu tƣ nói riêng.

Tóm lại, vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài không chỉ thuần túy dừng lại ở việc tạo ra và thúc đẩy một vài yếu tố, nó bao hàm một phƣơng pháp tiến hành hoàn toàn không đơn giản, từ quyết tâm phát triển lãnh thổ cần tạo ra những yếu tố cần thiết khác cho hoạt động của các doanh nghiệp nhƣ một mạng lƣới nghiên cứu và đào tạo hoàn

31

chỉnh, các dịch vụ có chất lƣợng, hệ thống liên kết mạnh, mạng lƣới thông tin phù hợp và hiệu quả, cơ cấu lồng ghép ngành nghề và lĩnh vực hợp lý, trên cơ sở lồng ghép một cách có hiệu quả các hoạt động nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi cho quan hệ đối tác doanh nghiệp.

Việc thu hút thành công các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ đem lại những lợi ích quan trọng đối với tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng. Bên cạnh việc làm trực tiếp cho ngƣời lao động địa phƣơng và các khoản thu từ thuế cho địa phƣơng còn có các lợi ích gián tiếp khác cho động đồng địa phƣơng đó là nâng cao trình độ tay nghề cho lao động, góp phần tăng mặt bằng lƣơng của lao động địa phƣơng, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hiện có của địa phƣơng có cơ hội phát triển.

Một phần của tài liệu Thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)