Biện pháp 8: Tổ chức thường xuyên dự giờ, tăng cường hộ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở các trường trung học phổ thông của huyện ba vì, thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục luận văn ths giáo dục học (Trang 96 - 98)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.8Biện pháp 8: Tổ chức thường xuyên dự giờ, tăng cường hộ

thi giáo viên dạy giỏi, thành lập các câu lạc bộ giáo viên cốt cán

Biện pháp này tăng thêm hiệu quả của việc dự giờ, thông qua dự giờ các giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng giáo viên cốt cán để kiểm nghiệm tính hiệu quả sau khi tham gia các lớp bồi dưỡng như thế nào, đồng thời sẽ lựa chọn được những giáo viên có chuyên môn tay nghề tốt để tham gia hội giảng, thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi.

Tổ chức hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, lựa chọn những giáo viên cốt cán có kết quả cao để bồi dưỡng và tham gia thi giáo viên cốt cán cấp thành phố, cấp tỉnh, cấp quốc gia.

Tổ chức thành lập các câu lạc bộ giáo viên cốt cán theo cụm trường (có thể từ 6 đến 10 trường thành một cụm).

Xây dựng kế hoạch hoạt động của câu lạc bộ Quy định thời gian địa điểm sinh hoạt

Nội dung hoạt động của câu lạc bộ

Trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, kiến thức các môn học, phương pháp dạy học, phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh trung bình, học sinh yếu, các vấn đề chính trị, văn hoá xã hội có liên quan giáo dục.

3.2.9. Biện pháp 9: Kiểm tra, đánh giá, xếp loại hoạt động bồi dưỡng của giáo viên cốt cán, biểu dương kịp thời người có thành tích, chấn chỉnh yếu kém.

Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng của giáo viên cốt cán nhằm thúc đẩy các hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán theo hướng tích cực nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề, năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên cốt cán, đồng thời đánh giá hiệu quả chất lượng bồi dưỡng.

Kiểm tra đánh giá không những giúp đội ngũ giáo viên cốt cán biết nhìn nhận một cách chính xác năng lực của bản thân mà còn có tác dụng trực tiếp tìm hiểu nguyên nhân và đề ra những giải pháp có hiệu quả cho chính mỗi giáo viên cốt cán, là công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên trong nhà trường.

Kiểm tra, đánh giá còn nhằm động viên, khuyến khích sự năng động, tích cực, nhạy bén của đội ngũ giáo viên cốt cán, kiểm chứng tính hiệu quả của việc tổ chức bồi dưỡng và tác dụng của hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán đến đâu, giúp đội ngũ giáo viên cốt cán có định hướng điều chỉnh nội dung, hình thức, phương pháp cho phù hợp.

Tổ chức các hoạt động kiểm tra chuyên môn định kỳ và đột xuất đối với giáo viên cốt cán được tham gia bồi dưỡng.

Tổ trưởng chuyên môn và Ban giám hiệu đánh giá nhận xét kết quả giảng dạy, bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên cốt cán trong tổ.

Duy trì việc tổ chức thi giáo viên dạy giỏi, tổ chức thi nghiêm túc, khách quan ra quyết định công nhận và khen thưởng. Có kế hoạch chọn giáo viên cốt cán có kết quả tốt và tổ chức bồi dưỡng để tham gia thi giáo viên giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh, quốc gia.

Điều kiện thực hiện biện pháp

Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán chú trọng đến chất lượng, nhà trường thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc giáo viên hoàn thành tốt công tác bồi dưỡng.

Xây dựng nề nếp tự kiểm tra, tự đánh giá và điều chỉnh bằng nhiều hình thức qua các hoạt động giảng dạy và giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở các trường trung học phổ thông của huyện ba vì, thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục luận văn ths giáo dục học (Trang 96 - 98)