Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở các trường trung học phổ thông của huyện ba vì, thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục luận văn ths giáo dục học (Trang 74)

9. Cấu trúc luận văn

3.1.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng

viên cốt cán các trường trung học phổ thông huyện Ba Vì

Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán các trường trung học phổ thông huyện Ba Vì được căn cứ trên các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Các biện pháp phải được đặt trong hệ thống các mục tiêu, nhiệm vụ của toàn bộ chiến lược phát triển giáo dục cũng như trong bối cảnh chung của đất nước, của tỉnh và của huyện. Các biện pháp phải có mối quan hệ biện chứng với nhau; biện pháp này là cơ sở, là điều kiện để thúc đẩy biện pháp khác và ngược lại. Tất cả các biện pháp kết hợp với nhau thành một hệ thống trong mối quan hệ chặt chẽ, cộng lực.

Nguyên tắc đảm bảo tính nhất quán

Các biện pháp phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo tính nhất quán từ điều tra số liệu cơ bản, phân tích thực trạng, xác định nhu cầu về số lượng và cơ cấu… được thống nhất trong mục tiêu chung là xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán các trường THPT giai đoạn 2010 - 2020.

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp được đề ra phải sát với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh và huyện trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân dẫn đến thực trạng của đội ngũ giáo viên cốt cán các trường trung học phổ thông huyện Ba Vì. Ngoài ra, cần phải quan tâm đến thực tế về số lượng, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu

lí; tính vùng miền về mặt địa lý cũng như những khó khăn về giao thông vận tải trong huyện,..

Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, phát triển và khả thi

Các biện pháp đề ra phải đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, để có khả năng thực hiện được trên cơ sở khai thác, tận dụng được các nguồn lực của Nhà nước, của các ngành, các cấp, của nhân dân một cách tối ưu.

3.1.2. Cơ sở thực tiễn của việc để xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán các trường trung học phổ thông huyện Ba Vì:

Qua kết quả điều tra thực trạng về biện pháp quản hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán các trường trung học phổ thông huyện Ba Vì, chúng tôi nhận thấy:

Trong những năm qua, cán bộ quản lý các trường trung học của huyện Ba Vì chưa quan tâm đúng mức đến công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cốt cán, việc bồi dưỡng mới chỉ dừng lại ở bồi dưỡng theo thời điểm chuẩn bị cho thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Đội ngũ giáo viên chưa được nâng cao về số lượng cũng như chất lượng, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy và kết quả học tập của học sinh.

Qua điều tra chúng tôi khái quát thành 3 nhóm biện pháp như sau:

Nhóm 1: Những biện pháp đã triển khai thực hiện có hiệu quả

Biện pháp: Tổ chức dự giờ, hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi. Động viên, tạo mọi điều kiện để giáo viên cốt cán tham gia bồi dưỡng.

Biện pháp: Lựa chọn giảng viên. Tăng cường các điều kiện phục vụ

công tác bồi dưỡng giáo viên cốt cán.

Nhóm 2: Những biện pháp đã triển khai nhưng hiệu quả chưa cao:

cốt cán theo thời điểm: chuẩn bị thi giáo viên cốt cán các cấp chứ chưa có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên cốt cán xuyên suốt cho cả năm học một cách thường xuyên, liên tục.

Biện pháp: Lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng: Các

cán bộ quản lý đã cố gắng đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được với nhu cầu của giáo viên hiện nay, có những vấn đề giáo viên còn thiếu hụt, còn yếu nhưng chưa được bồi dưỡng.

Biện pháp: Kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên cốt cán: Việc đánh

giá xếp loại còn mang tính hình thức, nể nang, chưa đánh giá đúng năng lực của giáo viên cốt cán vì vậy chưa kích thích được phong trào.

Biện pháp: Xác định mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt

cán: Hầu hết các cán bộ quản lý đều thấy được tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên cốt cán có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hiệu quả giảng dạy, chất lượng giảng dạy nhưng vẫn chưa quan tâm đến công tác bồi dưỡng cho đội ngũ này.

Nhóm 3: Nhóm biện pháp đề xuất thực hiện để đạt được hiệu quả công

tác quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán hiện nay.

Biện pháp: Tham mưu với các cấp lãnh đạo đề ra các tiêu chuẩn, điều

kiện khi tuyển chọn giáo viên.

Biện pháp: Quy định giáo viên cốt cán là một trong những điều kiện để

xét các danh hiệu thi đua hàng năm.

Biện pháp: Thành lập các Câu lạc bộ giáo viên cốt cán, lựa chọn giáo

viên tham gia bồi dưỡng và vấn đề sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán sau khi bồi dưỡng.

Biện pháp: Lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng phù

hợp với nhu cầu của giáo viên các trường trung học và đặc trưng của huyện Ba Vì.

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán các trường trung học phổ thông huyện Ba Vì:

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán các trường trung học phổ thông huyện Ba Vì, chúng tôi đề xuất 10 biện pháp. Trong đó có những biện pháp đã làm tốt sẽ tiếp tục phát huy để làm tốt hơn. Những biện pháp đã làm nhưng chưa hiệu quả sẽ được điều chỉnh, bổ sung, đổi mới nội dung, cách thức tiến hành. Những biện pháp chưa thực hiện, qua nghiên cứu chúng tôi đề xuất để thực hiện góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán các trường trung học phổ thông huyện Ba Vì.

3.2.1. Biện pháp 1: Xác định mục tiêu của việc bồi dưỡng giáo viên cốt cán:

Trong công tác bồi dưỡng giáo viên cốt cán, trước hết phải chú ý đến vai trò của tư tưởng của nhận thức để làm cho cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông, đặc biệt là đội ngũ giáo viên thấy được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng giáo viên đặc biệt với sự phát triển giáo dục đào tạo.

Trong trường trung học phổ thông, hiệu trưởng và ê kíp lãnh đạo phải nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán; sau đó truyền được nhận thức đúng đắn đó đến các lực lượng tham gia giáo dục mà chủ yếu là đội ngũ giáo viên.

3.2.2. Biện pháp 2: Tham mưu với các cấp lãnh đạo đề ra các tiêu chuẩn, điều kiện khi tuyển chọn giáo viên. điều kiện khi tuyển chọn giáo viên.

Đối với giáo viên tuyển mới Điều kiện xét chọn:

Hồ sơ: Có đủ hồ sơ theo quy định, lý lịch có xác nhận của địa phương

nơi đang cư trú: thực hiện tốt các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, không vi phạm các tệ nạn xã hội.

Năng lực chuyên môn: Thi dạy 1 tiết (35 phút): được xếp loại: Giỏi

Tham gia phỏng vấn (10 phút) về ứng xử các tình huống sư phạm và hiểu biết về giáo dục: đạt điểm giỏi

Giáo viên chuyển từ nơi khác đến:

Bằng cấp: Đại học trở lên (chính quy, tại chức, từ xa)

Bằng Thạc sỹ trở lên (Tuyển thẳng)

Độ tuổi: dưới 35 tuổi

Điều kiện:

- Hồ sơ: Có đủ hồ sơ theo quy định, lý lịch có xác nhận của địa phương

nơi đang cư trú: thực hiện tốt các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, không vi phạm các tệ nạn xã hội.

Năng lực chuyên môn: Là giáo viên dạy giỏi cấp quận (huyện, thành phố,

thị xã) trở lên.

3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên cốt cán

Xác định mục đích, mục tiêu, nội dung, biện pháp, điều kiện... để tiến hành tổ chức bồi dưỡng giáo viên cốt cán - đây là khâu quan trọng trong chu trình quản lý. Với kế hoạch đã có, nhà quản lý phối hợp các nguồn lực trong một quy trình tổ chức nhất định để đạt được hiệu quả tối ưu.

Nội dung và cách tiến hành:

- Ban chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên cho đội ngũ giáo viên dạy giỏi thuộc đơn vị quản lý; thành lập Ban chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên cốt cán cấp trường.

+ Xác định rõ thời gian bồi dưỡng giáo viên cốt cán, nội dung bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng, bồi dưỡng đổi mới phương pháp, bồi dưỡng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, bồi dưỡng chuyên đề. Phương thức bồi dưỡng: Tập trung, Từ xa, Tự bồi dưỡng (bồi dưỡng tại chỗ)... Địa điểm bồi dưỡng theo từng cụm trường, hay tại trường nơi giáo viên đang công tác...

+ Đảm bảo các điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác bồi dưỡng...

+ Dự kiến giảng viên là các giáo viên cốt cán bộ môn, cán bộ quản lý, giáo viên giỏi của các trường, hay chuyên gia mời từ Bộ Giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và đào tạo.

Các biện pháp cụ thể:

Điều tra thực trạng về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên cốt cán để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt và nhiệm vụ lâu dài của đội ngũ giáo viên cốt cán.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên cốt cán, các chính sách khuyến khích đội ngũ giáo viên cốt cán.

Trong quá trình thực hiện kế hoạch phải thực hiện quan điểm: Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ. Phải căn cứ vào chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường, căn cứ vào yêu cầu bồi dưỡng giáo viên và thực trạng đội ngũ giáo viên cốt cán của nhà trường để xây dựng đề án và kế hoạch bồi dưỡng.

Trong kế hoạch bồi dưỡng giáo viên cốt cán cần chú ý thể hiện được đầy đủ nội dung bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng, biện pháp quản lý và các điều kiện thực hiện.

Việc nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên cốt cán là một nhiệm vụ rất quan trọng của các nhà trường. Điều này giúp cho Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên nắm chắc được số lượng, chất lượng giáo viên cốt cán để chủ

Kế hoạch phải cụ thể, sát thực và dễ hiểu, thực hiện khả thi, kế hoạch riêng phù hợp với tổng thể kế hoạch chung, tránh chồng chéo, thuận lợi cho giáo viên khi thực hiện. Việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng vẫn đảm bảo được mọi kế hoạch giảng dạy có chất lượng. Đặc biệt việc bồi dưỡng lý thuyết luôn được gắn kết với thực hành trên lớp, khi lên kế hoạch, nhà trường phải tạo điều kiện cho giáo viên nghiên cứu lý thuyết với thực hành một cách hoàn hảo, để kết quả bồi dưỡng vừa có hiệu quả trước mắt, vừa có hiệu quả lâu dài cho đội ngũ giáo viên cốt cán, tạo tiền đề cho họ phát triển chuyên môn, nghiệp vụ trong tương lai, phù hợp với yêu cầu thực tế của đất nước và xã hội. Dự kiến nguồn nhân lực (nhân lực, tài lực, vật lực) cho hoạt động đội ngũ bồi dưỡng giáo viên cốt cán, để hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán thành công và hiệu quả, các trường phải có kế hoạch cụ thể. Trước tiên, phải phân loại giáo viên cốt cán để xác định có bao nhiêu giáo viên cốt cán cần bồi dưỡng.

Dự kiến các biện pháp thực hiện hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán, nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trong năm học, kế hoạch tháng, tuần.

Điều kiện thực hiện biện pháp:

Phải có được đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên cốt cán.

Phải có kinh phí thực hiện việc điều tra cơ bản và chi tiết cho việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo năng lực chuyên môn:

- Kế hoạch để bồi dưỡng những giáo viên có năng lực chuyên môn khá để trở thành những giáo viên cốt cán.

- Kế hoạch bồi dưỡng những giáo viên đang là giáo viên cốt cán để nhân rộng điển hình và phát huy năng lực.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán trung học phải căn cứ vào tình hình số lượng, chất lượng đội ngũ và phải tiến hành đồng thời cả hai giải pháp lâu dài và tình thế.

3.2.4. Biện pháp 4: Lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cốt cán phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế, đặc cho đội ngũ giáo viên cốt cán phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế, đặc trưng của huyện Ba Vì.

* Nội dung bồi dưỡng:

Bồi dưỡng nhận thức về chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội.

Bồi dưỡng về kiến thức các môn học trung học, đặc biệt là kiến thức các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Ngữ văn. Cách giải và dạy các bài khó, nâng cao.

Bồi dưỡng cách viết các bài phân tích, tổng hợp, có liên hệ thực tiễn Bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm Bồi dưỡng cách soạn và dạy bằng giáo án điện tử, khai thác thông tin trên mạng

Bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ

Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục

Đây là những nội dung mà qua nghiên cứu điều tra các giáo viên cốt cán các trường trung học ở huyện Ba Vì còn thiếu, còn yếu và cần được bồi dưỡng.

* Hình thức bồi dưỡng:

Sau khi có nội dung bồi dưỡng giáo viên cốt cán, để công tác bồi dưỡng đạt hiệu quả cao, nhà trường phải tổ chức lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng sao cho phong phú, đa dạng và linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế giáo viên ở từng trường. Việc lựa chọn các hình thức bồi dưỡng phù hợp có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện các nội dung bồi dưỡng sẽ không mang lại kết quả gì. Đây là vấn đề cần quan tâm và chú ý một cách

Bồi dưỡng theo các chuyên đề

Đây là hình thức phù hợp với giáo viên trung học nói chung và giáo viên cốt cán nói riêng, tuỳ theo nội dung của từng chuyên đề mà thời gian có thể là 1, 2 ngày đến 5 ngày. Các chuyên đề về chuyên môn khác nhau với những nội dung khác nhau giúp giáo viên luôn nắm được sự đổi mới của giáo dục trung học, cập nhật, bổ sung kiến thức, bù lấp những thiếu hụt về tri thức và phương pháp, có thể thảo luận, trao đổi những vấn đề nảy sinh ở trường trung học trong quá trình giảng dạy.

Các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên cốt cán có thể tại trường hoặc cụm trường theo phân vùng địa lý. Giảng viên là các giáo viên phụ trách các môn học, các lĩnh vực khác nhau trong nhà trường hoặc có thể mời chuyên gia của trường đại học trong tỉnh, các chuyên viên phụ trách trung học của Sở giáo dục và đào tạo, các giáo viên cốt cán cấp tỉnh, thành phố về tham gia giảng dạy.

Bồi dưỡng theo hình thức này đảm bảo được tính linh hoạt, đáp ứng nhu cầu cá nhân của người học. Nhu cầu về nội dung gì sẽ được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về nội dung đó. Qua đó phát huy được tính tích cực chủ động của giáo viên cốt cán. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả cần có sự liên hệ mật thiết hai chiều từ cơ sở đến các cấp lãnh đạo trong ngành giáo dục để việc bồi dưỡng trở thành chu kì khép kín.

Khi thực hiện một chuyên đề cần chú ý đến các yếu tố sau:

+ Chuyên đề phải phù hợp, thiết thực nằm trong nội dung, chương trình của bậc học.

+ Thời gian địa điểm phù hợp

- Các biện pháp thực hiện bồi dưỡng theo chuyên đề + Xây dựng kế hoạch chuyên đề bồi dưỡng

- Đánh giá tổng kết chuyên đề.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở các trường trung học phổ thông của huyện ba vì, thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục luận văn ths giáo dục học (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)