Biện pháp 6: Tổ chức bồi dưỡng cho phù hợp với hoàn cảnh của

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở các trường trung học phổ thông của huyện ba vì, thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục luận văn ths giáo dục học (Trang 87)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.6 Biện pháp 6: Tổ chức bồi dưỡng cho phù hợp với hoàn cảnh của

3.2.6.1. Bồi dưỡng về nhận thức

Cung cấp cho đội ngũ giáo viên cốt cán những kiến thức cần thiết về lý luận chính trị, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, địa phương, những chủ trương chính sách về đổi mới, phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, các văn bản, thông tư, quyết định liên quan đến giáo dục và đào tạo giúp cho đội ngũ giáo viên cốt cán nhận được việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên cốt cán không chỉ là mục tiêu có tính cấp thiết, là chiến lược lâu dài mà con là điều kiện cơ bản để thực hiện nhiệm vụ đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo.

Các biện pháp cụ thể:

Tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về giáo dục.

Tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới và phát triển giáo dục cho đội ngũ giáo viên cốt cán.

Nghị quyết Trung ương khoá X đã chỉ rõ những hạn chế yếu kém của ngành giáo dục và đào tạo cần khắc phục, trong đó có hạn chế về sự bất cập

cơ chế thị trường, sự thương mại hoá giáo dục làm cho một bộ phận giáo viên suy giảm nhiệt huyết. Công tác tuyên truyền nhằm khơi dậy ý kiến trách nhiệm, lòng yêu nghề mến trẻ ở đội ngũ giáo viên là việc làm hết sức cần thiết. Có như vậy, chất lượng mỗi giờ lên lớp, mỗi giờ tiếp xúc với học sinh mới đạt hiệu quả cao.

Như vậy, nhà trường phải quán triệt trong đội ngũ giáo viên cốt cán công tác bồi dưỡng về nhận thức chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ là quyền lợi và nghĩa vụ mà tự bản thân mỗi người phải thực hiện, đồng thời tạo điều kiện để họ hoàn thành nhiệm vụ. Nhà trường triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng về đường lối phát triển giáo dục của đất nước nói chung và của nhà trường.

Nội dung bồi dưỡng và cách tiến hành:

Nội dung:

Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán đến các lực lượng tham gia giáo dục, để đội ngũ giáo viên cốt cán thấy được tầm quan trọng của giáo viên dạy giỏi có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của nhà trường từ đó đội ngũ sẽ ý thức được trách nhiệm của mình trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.

Bồi dưỡng các vấn đề lý luận và nhận thức về chính trị - xã hội, các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về giáo dục; Chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ năm học; luật giáo dục; Điều lệ trường Trung học học; các vấn đề thời sự trong nước và quốc tế...

Vì đặc điểm của dạy học ở trung học mang đậm đặc tính sư phạm nhưng có đặc thù riêng về mặt sư phạm mà giáo viên ở các bậc học khác không cần hoặc không có được; cho nên đòi hỏi từng giáo viên phải đạt được các tiêu chuẩn cơ bản đó là: Phẩm chất tư tưởng, chính trị, kiến thức, kỹ năng sư phạm. Vì vậy tất yếu họ phải được học, phải được đào tạo, phải được bồi

Nhà trường cần tăng cường khối đoàn kết trong tập thể giáo viên; thống nhất tư tưởng, đề ra chủ trương về thực hiện hiệu quả kế hoạch chung hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán đã đề ra và các kế hoạch tự học tập của mỗi giáo viên cốt cán, xây dựng bầu không khí tập thể trong mỗi nhà trường để mỗi nhà trường là nơi người giáo viên được tôn trọng, được quan tâm, được đào tạo để học tập và làm việc hết mình.

Để thực hiện biện pháp này có hiệu quả cao, ngoài việc quản lý, chỉ đạo tích cực của hiệu trưởng, cần phải có sự chỉ đạo và quan tâm sát sao của các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, sự đồng tính, ủng hộ, tín nhiệm của nhân dân, phụ huynh và đặc biệt là sự nhận thức đúng đắn của đội ngũ giáo viên cốt cán về vị trí và tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho bản thân.

Cách tiến hành:

- Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện + Mời giảng viên

+ Báo cáo với chi bộ, phối hợp với Ban chỉ đạo, Công đoàn động viên giáo viên cốt cán tham gia bồi dưỡng.

Điều kiện thực hiện biện pháp:

Chuẩn bị tốt các điều kiện: Về con người (giảng viên có năng lực, kinh nghiệm truyền đạt về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến giáo dục); về cơ sở vật chất phục vụ học tập (đủ tài liệu để cung cấp cho học viên; hội trường, bàn ghế... đảm bảo tốt cho học tập).

Cần có đội ngũ giảng viên nghiên cứu văn bản và soạn thảo các nội dung cần tuyên truyền.

Có các hệ thống truyền thông, sự giúp đỡ của các tổ chức và cơ quan để tuyên truyền các nội dung cần thiết.

Giúp cho đội ngũ giáo viên cốt cán nắm chắc kiến thức các môn học ở trung học đặc biệt là các môn Toán, Lý, Hóa, Ngữ Văn, Sinh, Sử, Địa. Cách giải các bài khó, nâng cao. Nắm vững những kiến thức cơ bản của các môn học trong chương trình trung học và các mối quan hệ giữa các môn học. Việc hiểu sâu sắc các môn học trong chương trình giúp giáo viên cốt cán xác định và dự đoán được mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh và giúp các em khi cần thiết. Ngoài ra giáo viên cốt cán cần có kiến thức cơ bản tốt về các bài học khác để có thể dạy một cách hiệu quả các môn học của chương trình trung học.

Việc bồi dưỡng kiến thức có thể tiến hành ở tất cả các phân môn.

Bao gồm những hiểu biết về các môn Toán, Lý, Hóa, Ngữ Văn, Sinh, Sử, Địa. Kiến thức về môn học thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về các khái niệm và nguyên tắc giáo viên có khả năng giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học không những chỉ trong việc làm bài tập ở lớp mà còn có thể áp dụng làm bài tập ở nhà và vận dụng trong xã hội.

Việc nắm chắc và sâu rộng những kiến thức các môn học sẽ giúp giáo viên có đủ khả năng để hình thành cho học sinh những hiểu biết và kỹ năng về giá trị đạo đức của người công dân, cách ứng xử đúng đắn và hợp lý trong cuộc sống, cư xử trong môi trường tự nhiên và xã hội.

Nội dung và cách tiến hành:

Đưa ra các dạng bài tập, bài dạy Chia nhóm học viên cùng thực hiện Các nhóm trình bày

Giảng viên kết luận và đưa ra cách giải và cách dạy hiệu quả nhất

Nội dung này nhằm củng cố lại kiến thức các môn học, hướng dẫn giải các bài tập khó cung cấp các dạng bài tập khó để giáo viên thực hành.

3.2.6.3. Bồi dưỡng về cách viết các dạng bài phân tích, tổng hợp, có liên hệ thực tiễn

Qua thực tế cho thấy giáo viên trung học của huyện Ba Vì rất hạn chế trong việc viết tự luận với các dạng bài phân tích, tổng hợp có liên hệ thực tế vì vậy việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cốt cán nhằm củng cố thêm về nội dung này là rất thiết thực.

Cách tiến hành:

- Giảng viên hướng dẫn cách viết một dạng bài theo kiểu phân tích, tổng hợp có liên hệ thực tế. Cách viết:

+ Nói mục đích ý nghĩa của vấn đề

+ Phân tích từng ý theo nội dung của vấn đề, cho ví dụ cụ thể. + Liên hệ thực tế nơi mình đang công tác hoặc đã từng thấy - Các học viên trao đổi thảo luận theo nhóm

- Học viên nêu các vấn đề chưa rõ hoặc chưa hiểu - Giảng viên trả lời các ý kiến

- Học viên thực hành viết theo nhóm và trình bày - Các nhóm khác đóng góp ý kiến

- Giảng viên đánh giá kết quả và chất lượng bài viết của các nhóm Bồi dưỡng cho giáo viên biết lựa chọn và sử dụng các phương pháp phù hợp với đặc trưng của từng môn học.

Cách lên kế hoạch bài dạy, soạn giáo án và các bước giảng dạy theo phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. Thực hiện các bước lên lớp cho từng môn.

Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học và các đồ dùng học tập như: sách giáo khoa, các tài liệu trong chương trình và cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng giảng dạy.

3.2.6.4. Bồi dưỡng dạy theo phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm

Những yêu cầu và biện pháp đổi mới phương pháp dạy học, nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện.

Ngày nay, việc dạy học phải nhằm phát huy vai trò chủ động, tính tích cực của người học làm chính. Việc tổ chức quá trình dạy học phải chuyển đổi từ chỗ coi trọng việc tổ chức quá trình học của học sinh.

Trong bối cảnh của cách mạng khoa học kỹ thuật, khối lượng tri thức của loài người không ngừng được gia tăng, các phương tiện thông tin đại chúng được phát triển mạnh mẽ, học sinh có điều kiện để tiếp cận tri thức không phải chỉ từ giáo viên và sách giáo khoa mà còn từ những nguồn thông tin đa dạng khác trong cuộc sống. Vì vậy, chức năng truyền đạt của người giáo viên mặc dù vẫn quan trọng và tồn tại lâu dài nhưng không còn là chức năng chủ yếu, quan trọng nhất nữa. Vì vậy cần lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp, trên cơ sở vừa kế thừa những mặt mạnh của phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với các phương pháp dạy học mới. Có như vậy, mới phát huy vai trò độc lập, tính tích cực, chủ động của người học trong việc tiếp thu những tri thức mới. Giáo viên chỉ là người gợi mở hướng dẫn cho học sinh phát hiện ra vấn đề cần nhận thức; là người thiết kế, tổ chức hướng dẫn cho học sinh tiếp cận kiến thức mới và điều quan trọng là cung cấp cho học sinh con đường, cách thức và phương pháp để học sinh tự tiếp cận, tự tìm ra chân lý, giúp các em có được bản lĩnh trước hiện thực cuộc sống đa dạng, phong phú.

Các trường phải chẩn bị được đội ngũ giáo viên cốt cán có kỹ năng sư phạm và năng lực nghề nghiệp tốt, có kiến thức chắc chắn về nội dung chương trình trung học, các kiến thức về các môn học. Nếu trường chưa đủ đội ngũ giáo viên đáp ứng tất cả các nội dung bồi dưỡng trên thì phải mời các chuyên gia ở Sở Giáo dục và đào tạo, các giáo viên giỏi, nhiều kinh nghiệm là

giáo viên cốt cán của tỉnh, thành phố để triển khai có hiệu quả các nội dung bồi dưỡng trên.

Chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất, các trang thiết bị và đồ dùng dạy học phù hợp cho các nội dung mà các giảng viên yêu cầu.

Các giáo viên cốt cán tham gia bồi dưỡng phải được trang bị đủ tài liệu, các trang thiết bị và đồ dùng học tập phục vụ cho quy trình học tập.

Sau khi được học tập các kiến thức và nội dung trên, nhà trường cần tổ chức các buổi thảo luận theo tổ, nhóm thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ, trường. Nội dung thảo luận phải được ghi vào biên bản, thống nhất trong nhóm. Nhà trường tập hợp các biên bản của các tổ chuyên môn, xem xét các ý kiến đề xuất của các tổ sau đó sẽ tập trung giải đáp những vướng mắc.

3.2.6.5. Bồi dưỡng kiến thức về tin học, khai thác các thông tin trên mạng Internet, soạn và dạy bằng giáo án điện tử

Trong xu thế hội nhập và sự phát triển của khoa học công nghệ như ngày nay việc bồi dưỡng cho giáo viên những kiến thức về tin học là rất cần thiết để giáo viên có thể tiếp cận với những phương tiện dạy học hiện đại, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại trong dạy và học, tạo hứng thú cho học sinh học tập để đạt được kết quả cao hơn.

Tiến hành điều tra về trình độ tin học của giáo viên, tổ chức phân loại đối tượng: chưa biết, đã biết và sử dụng thành thạo. Tiến hành mở các lớp bồi dưỡng về kiến thức tin học cho những giáo viên chưa biết gì về tin học, gửi giáo viên tham gia học các lớp đào tào trình độ A, B, C tin học, các lớp bồi dưỡng về soạn và dạy bằng bài giảng điện tử do Trung tâm ngoại ngữ tin học tỉnh tổ chức. Những giáo viên đã biết sử dụng máy tính thì nhà trường sẽ tổ chức các lớp bồi dưỡng về cách soạn và dạy bằng bài giảng điện tử, cách khai thác các thông tin trên mạng Internet để đưa vào nội dung bài dạy. Những giáo viên đã biết soạn và dạy giáo án điện tử rồi thì nhà trường mở các chuyên

kinh nghiệm và truyền kinh nghiệm cho những giáo viên chưa biết. Xây dựng nhiều các chuyên đề về dạy bằng bài giảng điện tử và khai thác phần mềm thông tin trên mạng vào giảng dạy.

3.2.6.6. Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục

Để tổ chức các hoạt dộng giáo dục ở trường tiểu học có hiệu quả giáo viên cốt cán cần sử dụng nhiều phương pháp dạy học. Ciáo viên cần chú ý lắng nghe để nhanh chóng phát hiện những ý kiến đúng khi mới còn hé mở theo phương châm khích lệ. Uốn nắn là chính. Từ đó tạo tính tự tin cho học sinh, giúp học sinh dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ. Ngoài ra giáo viên cần phải có kỹ năng sử dụng trang thiết bị dạy học. Đồ dùng dạy học chứa đựng thông tin là nội dung bài học. Do vậy giáo viên cần chuẩn bị kỹ và sử dụng trang thiết bị dạy học một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả giờ dạy. Khi thực hành trên các trang thiết bị, đồ dùng dạy học theo sự hướng dẫn định hướng của giáo viên, học sinh sẽ nhanh chóng tiếp thu được những kiến thức mới, tăng thêm niềm hứng thú mới, say mê, tìm tòi, phát hiện và lĩnh hội những kiến thức mới. Do đó kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học đúng lúc, đúng cách, hợp lý có tác dụng đến hiệu quả cho từng tiết dạy. Bên cạnh đó, giáo viên cần sử dụng phiếu học tập, bảng, sơ đồ... để việc dạy học tạo được hứng thú cho học sinh và có hiệu quả hơn.

3.2.6.7. Bồi dưỡng kiến thức về ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên cốt cán

Trung xu thế hội nhập và phát triển như ngày nay việc BD kiến thức về ngoại ngữ cho giáo viên là cần thiết. Vì vậy ngoài những kiến thức về ngoại ngữ mà giáo viên đã được đào tạo trong trường phổ thông và trường sư phạm, cần bồi dưỡng trình độ tiếng Anh tối thiểu cho giáo viên cốt cán để có thể tiếp cận với các phương tiện dạy học hiện đại và thuận lợi cho việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, khai thác các thông tin trên mạng có liên quan đến giáo dục của các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới, tiến tới có

bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh cho giáo viên cốt cán là quan trọng.

3.2.7 Biện pháp 7: Động viên, tạo điều kiện cho giáo viên cốt cán tham gia bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên cốt cán sau khi bồi dưỡng:

Động viên, tuyên truyền giáo dục để giáo viên cốt cán nâng cao nhận thức đầy đủ về tác dụng của việc bồi dưỡng để từ đó mỗi giáo viên có ý thức, có nghị lực quyết tâm tham gia bồi dưỡng một cách tích cực, tự giác và cố gắng rèn luyện để trở thành giáo viên cốt cán để được tham gia các lớp bồi dưỡng cho giáo viên.

Tạo mọi điều kiện về thời gian, kinh tế cho giáo viên cốt cán tham gia bồi dưỡng.

Cử giáo viên tham gia thi giáo viên cốt cán các cấp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở các trường trung học phổ thông của huyện ba vì, thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục luận văn ths giáo dục học (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)