Kiểm chứng tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý,

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở các trường trung học phổ thông của huyện ba vì, thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục luận văn ths giáo dục học (Trang 99 - 104)

9. Cấu trúc luận văn

3.4 Kiểm chứng tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý,

nếu được thực hiện sẽ tạo nên một thể thống nhất, hoàn cảnh trong phạm vi hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán.

3.4. Kiểm chứng tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất xuất

Từ việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở trường trung học phổ thông huyện Ba Vì giai đoạn 2010 - 2015, nhằm nâng cao số lượng và chất lượng giáo viên dạy giỏi trung học của huyện Ba Vì, tác giả đã sử dụng phương pháp trưng bày ý kiến các cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán qua bảng hỏi. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán mà tác giả xin ý kiến gồm 258 người. Trong đó bao gồm lãnh đạo Sở Giáo dục và đào tạo, lãnh đạo, chuyên viên Phòng Trung học Sở GD&ĐT: 20 người, cán bộ quản lý trường trung học; 104 người, giáo viên cốt cán: 54 người (giáo viên giỏi, cán bộ chuyên môn Phòng giáo dục thành phố, giảng viên trường cao đẳng sư phạm) giáo viên dạy giỏi tiểu học 80 người.

Các phiếu hỏi được gửi đến các cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên. Sau khi thu về đã được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học. Kết quả

Bảng 5: Kết quả trưng cầu ý kiến về tính cần thiết của các biện pháp TT Các biện pháp quản lý Mức độ cần thiết Rất cần thiết (%) Cần thiết (%) Ít cần thiết (%) Không cần thiết (%)

1 Xác định mục tiêu của công tác bồi

dưỡng giáo viên cốt cán. 80,7 10,5 4,7 4,1

2 Xây dựng các tiêu chuẩn và các điều

kiện khi tuyển chọn giáo viên. 80,3 15,8 3,9 0

3 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GVCC. 80,4 15,2 4,4 0

4

Lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng GVCC phù hợp với nhu cầu, tình hình thực tế và đặc trưng của huyện Ba Vì.

43,4 56,6 0 0

5

Tăng cường các điều kiện cho hoạt động bồi dưỡng GVCC, lựa chọn giảng viên dạy các lớp bồi dưỡng, giáo viên tham bồi dưỡng.

80,2 15,7 4,1 0

6 Tổ chức bồi dưỡng cho phù hợp với

hoàn cảnh của giáo viên. 64,8 26,1 7,4 1,7

7

Động viên, tạo điều kiện cho GVCC tham gia bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả đội ngũ GVCC sau khi bồi dưỡng.

50,5 45,2 4,3 0

8

Tổ chức dự giờ, thao giảng, hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Thành lập các Câu lạc bộ GVCC.

54,1 40,7 4,2 0

9 Kiểm tra, đánh giá xếp loại GVCC 35,2 55,5 3,6 5,7

10

Xây dựng quy định GVCC, coi việc trở thành GVCC là một trong các điều kiện để xét các danh hiệu thi đua hàng năm.

Bảng 6: Kết quả trưng cầu ý kiến và tính khả thi của các biện pháp TT Các biện pháp quản lý Mức độ khả thi Rất khả thi (%) Khả thi (%) Ít khả thi (%) Không khả thi (%)

1 Xác định mục tiêu của công tác bồi dưỡng

giáo viên cốt cán. 20,4 70,3 6,1 3,2

2 Xây dựng các tiêu chuẩn và các điều kiện

khi tuyển chọn giáo viên. 41,6 48,7 4,1 5,6

3 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GVCC. 40,1 54,2 4,4 1,3

4

Lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng GVCC phù hợp với nhu cầu, tình hình thực tế và đặc trưng của huyện Ba Vì.

28,8 66,1 4,5 0,6

5

Tăng cường các điều kiện cho hoạt động bồi dưỡng GVCC, lựa chọn giảng viên dạy các lớp bồi dưỡng, giáo viên tham bồi dưỡng.

35,9 62,6 1,1 0,4

6 Tổ chức bồi dưỡng cho phù hợp với hoàn

cảnh của giáo viên. 31,6 63,1 4,6 0,7

7

Động viên, tạo điều kiện cho GVCC tham gia bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả đội ngũ GVCC sau khi bồi dưỡng.

27,1 66,2 3,3 3,4

8

Tổ chức dự giờ, thao giảng, hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Thành lập các Câu lạc bộ GVCC.

16,1 74,1 3,8 5,9

9 Kiểm tra, đánh giá xếp loại GVCC 21,4 71,2 2,9 4,5

10

Xây dựng quy định GVCC, coi việc trở thành GVCC là một trong các điều kiện để xét các danh hiệu thi đua hàng năm.

Nhận xét chung: Qua kết quả trưng bày ý kiến trong các bảng trên, cho ta thấy rõ sự cần thiết và tính khả thi của 10 biện pháp đề xuất trong quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở trường trung học phổ thông huyện Ba Vì. Hầu hết các biện pháp đưa ra được đánh giá là cần thiết, nếu tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp này sẽ giúp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi tiểu học của thành phố. Điều đó bước đầu cho phép khẳng định: những biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở trường trung học phổ thông huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội được đề xuất trong luận văn này cần thiết và có tính khả thi cao.

Về mức độ cần thiết:

Biện pháp quản lý được đánh giá có tính cần thiết cao nhất là: Biện pháp lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng phù hợp (100%).

Biện pháp: Lập kế hoạch BDGVDG tiểu học (95,6%). Biện pháp: Tổ chức bồi

dưỡng (90,9%). Điều đó là rất phù hợp với yêu cầu chung của việc nâng cao

chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở trường trung học phổ thông huyện Ba Vì nói riêng, trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.

Về mức độ khả thi:

Biện pháp được đánh giá có tính khả thi nhất biện pháp: Lựa chọn giảng viên tham gia dạy và giáo viên tham gia BD (98,5%). Biện pháp: Tổ

chức bồi dưỡng (94,7%). Biện pháp: Sử dụng đội ngũ sau khi bồi dưỡng (3,3%). Biện pháp: Kiểm tra, đánh giá, xếp loại GVDG (92,6%).

Qua đó càng khẳng định: Các biện pháp quản lý công tác hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở trường trung học phổ thông huyện Ba Vì mà tác giả nghiên cứu và đề xuất trong luận văn là việc làm có ý nghĩa, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt của giáo dục trung học thành phố trong những thời gian tới.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Từ kết quả nghiên cứu lý luận, từ thực trạng số lượng, chất lượng hoạt

động bồi dưỡng giáo viên cốt cán và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở các trường trung học phổ thông huyện Ba Vì. Tác giả đã đề xuất 10 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cốt cán ở trường trung học phổ thông huyện Ba Vì. Các biện pháp được đề xuất ở trên là kết quả nghiên cứu và thăm dò ý kiến của các bộ quản lý các cấp, giáo viên cốt cán (giáo viên), giáo viên dạy giỏi (học viên) họ đều là những người đã có nhiều hiểu biết thực tế về công tác bồi dưỡng giáo viên cốt cán và đã tham gia các lớp bồi dưỡng giáo viên cốt cán. Do đó những biện pháp mà tác giả nêu ra có tính thực tế cao và chắc chắn khả thi. Chính vì vậy để góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở trường trung học phổ thông huyện Ba Vì, phải tiến hành các biện pháp quản lý đó một cách đồng bộ và có hệ thống trong công tác quản lý. Tuy nhiên, có thể tuỳ từng hoàn cảnh, từng thời điểm mà quan tâm, nhấn mạnh đến nhiều biện pháp hay lựa chọn biện pháp cho phù hợp và đạt được hiệu quả tối ưu.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở các trường trung học phổ thông của huyện ba vì, thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục luận văn ths giáo dục học (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)