7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
3.2.3 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Để phù hợp với sự quản lý của Công ty, việc hạch toán kế toán theo hình thức nào cũng đã đƣợc Ban giám đốc cân nhắc ngay từ những ngày đầu thành lập. Công ty đã áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán theo phƣơng thức tập trung để thuận tiện cho việc kiểm tra và tổng hợp số liệu.
39
(Nguồn: thông tin công ty cung cấp)
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Chức năng và nhiệm vụ
- Kế toán trƣởng: Là ngƣời trực tiếp chỉ đạo, giám sát các hoạt động trong phòng kế toán, đảm bảo công tác kế toán đƣợc thực hiện chính xác, đầy đủ, hợp lý hợp lệ theo quy định của nhà nƣớc. Là ngƣời giúp Ban giám đốc nắm bắt các thông tin tài chính của công ty, đồng thời chịu trách nhiệm trƣớc Ban giám đốc về mọi hoạt động của công tác kế toán tài chính.
- Kế toán bán hàng: Kiểm tra, theo dõi, hạch toán chính xác giá vốn hàng bán và tình hình nhập, xuất, tồn liên quan đến hàng hóa bán ra của công ty
- Thủ quỹ: Làm nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt, là ngƣời thực hiện các nghiệp vụ thu, chi phát sinh căn cứ theo chứng từ hợp lệ. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ thực tế và đối chiếu với số liệu của sổ quỹ tiền mặt.
- Bộ phận kho: Kiểm tra, theo dõi số lƣợng hàng nhập, xuất, tồn, thực hiện xuất kho và nhập kho khi có chứng từ hợp lệ từ các bộ phận khác.
3.2.4 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty
a) Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung
Tấc cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải đƣợc ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự nội dung và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng ngiệp vụ phát sinh.
b) Các sổ kế toán chủ yếu
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ kế toán chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt;
- Sổ Cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Kế toán trƣởng Kế toán tổng hợp Kế toán bán hàng Thủ quỹ Bộ phận kho
40
c) Trình tự ghi sổ kế toán
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, trƣớc hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệ đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh đƣợc ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trƣờng hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10…ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lƣợng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ đƣợc ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
(2) Cuối kỳ (tháng, quý, năm), cộng số liệu Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu trùng khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (đƣợc lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) đƣợc dùng để lập các Báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
41
(Nguồn: Phòng kế toán công ty Hướng Đi Mới)
Hình 3.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung Ghi chú: