7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
4.3.2 Nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận
Nhìn chung thì tình hình thực thiện lợi nhuận kinh doanh trong quý 4 từ năm 2010 – 2012 là giảm mạnh, và tốc độ giảm khá nhanh. Ta cần phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận xem yếu tố nào là nguyên nhân chủ yếu là giảm lợi nhuận và yếu tố nào làm tăng lợi nhuận để công ty điều chỉnh cho hợp lý.
Bảng 4.15: Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận
Đvt: 1.000đ Chỉ tiêu Quý 4 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 DT thuần 570.945 650.725 549.779 79.780 -100.946 DT HĐTC - - 271 - 271 Tổng DT 570.945 650.725 550.050 79.780 -100.675 GVHB -510.756 -588.294 -493.533 -77.538 94.761 CP QLDN -52.732 -56.748 -51.520 -4.016 5.228 Tổng CP -563.488 -645.042 -545.053 -81.554 99.989 LN 7.457 5.683 4.997 -1.774 -686
(Nguồn: Phòng kế toán công ty Hướng Đi Mới trong quý 4 từ 2010 – 2012) a) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng quý 4 năm 2011
Qua bảng ta thấy, lợi nhuận kinh doanh quý 4/2011 là 5 triệu giảm 1 triệu so với quý 4/2010 nguyên nhân
Doanh thu thuần quý 4/2011là 650 triệu tăng so với quý 4/2010 nên làm tăng lợi nhuận kinh doanh lên 79 triệu so với quý 4/2010, đây cũng là nhân tố chính làm tăng lợi nhuận. Nguyên nhân là do công ty có mở rộng kinh doanh sang các tỉnh lân cận.
73
Giá vốn hàng bán là nguyên nhân chủ yếu làm giảm lợi nhuận. Giá vốn hàng bán trong quý 4/2011 tăng tƣơng đƣơng với việc tăng doanh thu nên làm tổng lợi nhuận giảm 77 triệu đồng so với quý 4/2010. Nguyên nhân là do công ty chƣa kiểm soát tốt giá đầu vào của hàng hóa và do mở rộng ra ngoài nên tốn thêm một phần chi phí vận chuyển.
Chi phí quản lý kinh doanh cũng là nhân tố làm giảm lợi nhuận, quý 4 năm 2011 chi phí quản lý là 56 triệu tăng so với quý 4/2010 nên làm giảm lợi nhuận là 4 triệu đồng. Tuy chi phí quản lý kinh doanh ảnh hƣởng không nhiều đến sự thay đổi của tổng lợi nhuận nhƣng công ty cũng cần xem xét để kiểm soát tốt hơn chi phí.
b) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận quý 4 năm 2012
Trong quý 4/2012 công ty kinh doanh không tốt so với quý 4/2011, chỉ có một nhân tố làm tăng lợi nhuận nhƣng có 2 nhân tố lảm giảm mạnh lợi nhuận. Cụ thể là lợi nhuận trong quý 4/2012 là 4 triệu chỉ tăng 0.6 triệu so với quý 4/2011
Doanh thu thuần quý 4/2012 là 549 triệu giảm so với quý 4/2011 là 650 triệu nên làm tổng lợi nhuận quý 4/2012 giảm mạnh 100 triệu so với quý 4/2011, nguyên nhân là do tình hình kinh tế năm 2012 gặp nhiều khó khăn, nhiều công ty và các cơ sở nhỏ lẻ mở ra cạnh tranh nên làm lợi nhuận giảm mạnh.
Giá vốn hàng bán quý 4/2012 đƣợc cắt giảm một khoảng 94 triệu đồng so với quý 4/2011 nhƣng vẫn chƣa thể bù đắp phần giảm của doanh thu nên làm lợi nhuận giảm 0.6 triệu đồng.
Chi phí quản lý kinh doanh quý 4/2012 cũng giảm 5 triệu so với quý 4/2011 cho thấy công ty cũng kiểm soát tốt đƣợc chi phí nhƣng chƣa thể bù đắp phần giảm của doanh thu. Có thể do việc giảm mạnh doanh thu, việc kinh doanh 2012 gặp nhiều khó khăn nên có thể công ty cắt giảm nhân viên nên làm giảm nhẹ chi phí so với quý 4/2011
Nhận xét: từ bảng trên ta có thể thấy công ty đang kinh doanh có chiều hƣớng giảm, các nhân tố chính làm giảm lợi nhuận là do quý 4/2012 công ty kinh doanh không hiệu quả lắm, công ty có chiều hƣớng mở rộng thị trƣờng nên cần xem xét lại các khoản mục doanh thu, chi phí và đƣa ra kế hoạch cụ thể để có thể làm tăng lợi nhuận.
4.4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
Để hiểu rõ thêm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cần tìm hiểu rõ các chỉ tiêu tài chính, khả năng thanh khoản của công ty, từ đó mới có thể đƣa ra các giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
74
Từ bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010 – 2012 ta có thể tính toán đƣợc các chỉ tiêu doanh lợi và các chỉ số đánh giá tài chính.
4.4.1 Nhóm tỷ số thanh khoản
Bảng 4.16: Các hệ số thanh khoản của công ty qua 3 năm
Chỉ tiêu Đvt Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Giá trị tài sản lƣu động 1.000 7.912.651 8.745.796 11.254.781
2. Giá trị nợ ngắn hạn 1.000 959.347 1.215.626 3.019.202
3. Giá trị hàng tồn kho 1.000 1.015.231 1.321.951 1.679.729
Tỷ số thanh khoản hiện thời (1/2) Lần 8,2 7,15 3,7
Tỷ số thanh khoản nhanh (1-3)/2 Lần 8,01 5,22 2,72
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty Hướng Đi Mới)
4.4.1.1 Tỷ số thanh khỏan hiện thời
Theo bảng số liệu tỷ số thanh khoản hiện thời của công ty qua 3 năm đều mang giá trị lớn hơn 1 (>1), nhƣng tỷ số này giảm dần qua các năm, tỷ số này năm 2010 là 8,2 lần, 2011 là 7,15 và năm 2012 giảm còn 3,7 lần vì trong năm 2012 công ty có vay thêm một khoản nợ ngắn hạn khoảng 80 triệu đồng nên làm tổng nợ ngắn hạn công ty tăng mạnh so với 2011. Tỷ số này lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có đủ tài sản sử dụng ngay để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Tuy nhiên, tỷ số này ở năm 2010 và 2011 là còn khá cao việc đó cho thấy công nên điều chỉnh để có thể tận dụng hết nguồn lực bên ngoài bằng vay nợ.
4.4.1.2 Tỷ số thanh khoản nhanh
Trong tài sản lƣu động có những khoản mục có tính thanh khoản cao và những có những khoản mục có tính thanh khoản thanh khoản thấp, trên thực tế thì hàng tồn kho kém thanh khoản hơn vì phải mất một thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển thành tiền, để tránh nhƣợc điểm này công ty đã sử dụng tỷ số thanh khoản nhanh để phân tích chỉ tiêu này.
Tỷ số thanh khoản nhanh cho ta thấy đƣợc tình hình tài chính ngắn hạn có tốt không. Tỷ số càng cao thì khả năng thanh toán công nợ càng cao và ngƣợc lại. Tỷ số thanh khoản nhanh cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lƣu động ngay để thanh toán.
Năm 2010 tỷ số thanh khoản nhanh của công ty là 8,01 lần và tỷ số này giảm dần cụ thể là năm 2011 là 5,22 lần và năm 2012 là 2,72 lần có nghĩa là trong 1 đồng nợ ngắn hạn trong năm 2011 thì chỉ có 5,22 đồng tài sản lƣu động có thể sử dụng ngay để thanh toán thấp hơn so với năm 2010, và năm 2012 tiếp tục giảm mỗi đồng nợ ngắn hạn chỉ có 2,72 đồng tài sản lƣu động thanh toán ngay. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ
75
của công ty đang có chiều hƣớng giảm dần đều do lƣợng hàng tồn kho của doanh nghiệp đều tăng qua mỗi năm. Công ty cần tìm hiểu và giải quyết vấn đề hàng tồn kho vì mặt hàng công ty kinh doanh là máy móc thiết bị có giá trị khá cao và có thời hạn sử dụng nên công ty có thể áp dụng các chính sách khuyến mãi, giảm giá hay tặng phẩm để có thể thu hút khách hàng.
4.4.2 Nhóm chỉ tiêu hoạt động
Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động cho ta thấy rõ đƣợc hiệu quả quản lý các loại tài sản của công ty. Dựa vào các số liệu tính toán các tỷ số này công ty có thể giúp ta đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động của tài sản trong tƣơng lai.
Bảng 4.17: Các tỷ số hiệu quả hoạt động của công ty Hƣớng Đi Mới
Chỉ tiêu Đvt Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1.Doanh thu thuần 1.000đ 2.690.628 3.320.970 5.552.504
2.HTK bình quân 1.000đ 960.899 1.168.591 1.500.840
3.Khoản phải thu bình quân 1.000đ 962.641 2.958.300 3.776.033
4.TSCĐ bình quân 1.000đ 38.573 44.903 52.666
5.Tổng tài sản bình quân 1.000đ 7.585.848 8.329.224 10.000.289
Vòng quay HTK (1/2) Vòng 2,8 2,84 3,7
Kỳ thu tiền bình quân (1/3) Vòng 2,8 1,12 1,47
Vòng quay TSCĐ (1/4) Vòng 69,75 73,96 105,43
Vòng quay tổng tài sản (1/5) Vòng 0,35 0,4 0,56
(Nguồn: Phòng kế toán công ty Hướng Đi Mới)
4.4.2.1 Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay HTK của công ty năm 2010 là 2,8 vòng mỗi vòng quay là 129 ngày, sang năm 2011 thì cũng không tăng đáng kể so với 2010, đến năm 2012 thì vòng quay HTK là 3,7 vòng và mỗi vòng là 97 ngày, tăng 0,9 vòng và giảm 32 ngày so với năm 2011. Nhìn chung thì số vòng quay HTK của doanh nghiệp là khá chậm nhƣng có khuynh hƣớng tốt hơn vào năm 2012 cho thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho có khuynh hƣớng quay vòng nhanh hơn, điều này cũng khá phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty.
4.4.2.2 Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân cho biết bình quân công ty phải mất bao nhiêu ngày cho một khoản phải thu. Vòng quay khoản phải thu càng cao thì kỳ thu tiền bình quân càng thấp.
Theo bảng số liệu, năm 2010 tỷ số này là 2,8 vòng cho biết công ty cần 129 ngày để thu tiền điều này so với vòng quay HTK thì thấy công ty có thể thu tiền ngay khi bán hàng điều này khá tốt, đến năm 2011 thì tỷ số này là 321 ngày và năm 2012 tỷ số này là 1,47 vòng là 245 ngày. Nhìn chung thì kỳ thu
76
tiền bình quân của công ty năm 2011 và 2012 có chiều hƣớng giảm điều này là không tốt vì kỳ thu tiền bình quân quá dài và cho thấy là công ty đang bị khách hàng hoặc đối tác chiếm dụng vốn.
4.4.2.3 Vòng quay TSCĐ
Tỷ số này đo lƣờng hiệu quả sử dụng TSCĐ nhƣ máy móc, thiết bị… tỷ số này nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động riêng của TSCĐ. Tỷ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao.
Năm 2010 tỷ số này là 69,75 lần cho biết mỗi đồng TSCĐ tạo ra đƣợc 68,75 đồng doanh thu, năm 2011 là mỗi đồng TSCĐ tạo ra đƣợc73,96 đồng doanh thu và tăng cao qua năm 2012 mỗi đồng TSCĐ tạo ra đƣợc 105 đồng doanh thu. Nhìn chung thì vòng quay tổng TSCĐ tăng qua các kỳ thể hiện công ty sử dụng có hiệu quả TSCĐ, tiết kiệm đƣợc vốn đầu tƣ, chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
4.4.2.4 Vòng quay tổng tài sản
Tỷ số này đo lƣờng hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công ty gồm tài sản lƣu động và tài sản cố định.
Năm 2010 tỷ số này là 0,35 cho thấy mỗi đồng tài sản của công ty tạo ra đƣợc 0,35 đồng doanh thu, năm 2011 mỗi đồng tài sản tạo ra đƣợc 0,4 đồng doanh thu và năm 2012 là 0,56 đồng doanh thu tuy tỷ số này tăng khác chậm nhƣng điều này vẫn cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty khá tốt.
4.4.3 Nhóm tỷ số doanh lợi
Bảng 4.18 Các tỷ số đánh giá hiệu quả của công ty Hƣớng Đi Mới
Chỉ tiêu Đvt Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1.Lợi nhuận ròng 1.000đ 19.245 23.250 27.718
2.Doanh thu thuần 1.000đ 2.690.628 3.320.970 5.552.504
3.Vốn CSH 1.000đ 6.953.304 7.530.170 8.235.579
4.Tổng tài sản bình quân 1.000đ 7.585.848 8.239.224 10.000.289
Tỷ số ROS (1/2) % 0,72 0,7 0,51
Tỷ số ROA (1/4) % 0,26 0,28 0,28
Tỷ số ROE (1/3) % 0,29 0,32 0,35
(Nguồn: Phòng kế toán công ty Hướng Đi Mới)
4.4.3.1 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu
Từ bảng số liệu ta thấy tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) của công ty qua ba năm đều đạt giá trị dƣơng vì công ty kinh doanh qua 3 năm đều có lãi. Tuy nhiên, chỉ số này khá thấp và đều nhỏ hơn 1% và có xu hƣớng giảm dần đều cụ thể là năm 2010 tỷ số này là 0,72%, năm 2011 là 0,7% đến năm 2012 giảm xuống còn 0,51% điều này cho thấy tuy doanh thu qua 3 năm tăng vẫn rất cao nhƣng lợi nhuận thì chiếm tỷ lệ thấp trên tổng doanh thu, công ty cần
77
tìm hiểu rõ hơn về các chi phí hợp lý để đƣa ra biện pháp hợp lý để điều chỉnh lợi nhuận tốt hơn.
4.4.3.2 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) của công ty qua ba năm đều dƣơng và ổn định, không có sự chênh lệch nhiều cụ thể năm 2010 đạt 0,26%, năm 2011 tăng lên 0,28% và năm 2012 vẫn ổn định ở mức 0,28% cho thấy doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả tổng tài sản của mình để tạo ra lợi nhuận cho công ty. tuy nhiên chỉ số này vẫn khá nhỏ do doanh nghiệp sử dụng 100 đồng tài sản chỉ tạo ra 0,28 đồng lợi nhuận năm 2012, tuy khá tốt nhƣng công ty cũng cần theo dõi chặt chẽ để có thể đƣa ra các biện pháp sử dụng hiệu quả hơn tai sản của công ty.
4.4.3.3 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn CSH
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) qua 3 năm cũng dƣơng cho thấy công ty vẫn có lời và ổn định khi tỷ số này không quá chênh lệch qua 3 năm, cụ thề năm 2010 là 0,29, năm 2011 là 0,32 và đến năm 2012 là 0,35% cho thấy công ty sử dụng nguồn vốn ngày càng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Trong tƣơng lai công ty nên tiếp tục phát huy khả năng này và cần có biện pháp tốt để giữ vững.
78
CHƢƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TMDV
HƢỚNG ĐI MỚI
5.1 NGUYÊN NHÂN ẢNH HƢỞNG ĐẾN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH KẾT QUẢ KINH DOANH
5.1.1 Ƣu điểm
Tất cả các chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán. Kế toán viên, kế toán trƣởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám Đốc ký duyệt (nếu cần thiết). Sau đó kế toán sẽ lƣu trữ và bảo quản chứng từ đó. Bên cạnh đó, việc áp dụng hình thức kế toán máy với phầm mềm Smart đã giúp cho công tác kế toán tại công ty đƣợc tiến hành nhanh chóng, thuận tiện, đáp ứng đƣợc nhu cầu cung cấp thông tin một cách chính xác và kịp thời nhất.
Với các phần hành kế toán đƣợc phân nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng nhân viên, phù hợp với đặc điểm kinh doanh tại công ty tránh đƣợc tình trạng chồng chéo công việc và trách nhiệm giữa các nhân viên. Kế toán cho từng nghiệp vụ đƣợc phân chia rất cụ thể giúp giảm nhẹ công việc cho từng kế toán viên, tạo điều kiện tốt để các nhân viên kế toán với trình độ chuyên môn tốt và kinh nghiệm làm việc lâu năm luôn hoàn thành công việc của mình một cách nhanh chóng, hiệu quả và chính xác.
Toàn bộ quy trình xử lý chứng từ đến lập các sổ, bảng kê, các sổ tổng hợp cho đến tính toán và lập báo cáo điều do máy vi tính thực hiện. Nhân viên từng phần hành tiến hành định khoản trên chứng từ gốc hoặc trên chứng từ ghi sổ. Ngoài ra, kế toán vẫn đối chiếu, kiểm tra các sổ sách do máy vi tính cung cấp với các sổ tay của kế toán để đảm bảo số liệu đúng và chính xác. Mặt khác, việc quản lý, phân quyền sử dụng phần mềm bằng tài khoản, mật mã
79
đăng ký riêng cho từng nhân viên, sẽ giúp cho công tác quản lý và kiểm soát chất lƣợng công việc đạt hiệu quả tối đa, tránh tình trạng gian lận trong công tác kế toán.
Hệ thống chứng từ, báo cáo, sổ sách tại công ty đƣợc thiết lập một cách thống nhất và tuân thủ mọi quy định của pháp luật và chế độ tài chính hiện nay, giúp cho công tác xử lý, kiểm tra, tập hợp số liệu đƣợc thực hiện nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin tại công ty.
Từ khi hình thành cho đến nay, công ty luôn tuân thủ các quy định của Nhà Nƣớc về việc báo cáo nộp thuế và xử lý kế toán. Tổ chức đƣợc quan hệ