Bài 17: Những nét mới trong đào tạo và thu hút nhân lực công nghệ cao của Ấn Độ

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình quản trị hệ thống thông tin (Trang 61 - 63)

nghệ cao của Ấn Độ

Nội dung:

Những nét mới trong đào tạo và thu hút nhân lực công nghệ cao của Ấn Độ Ấn Độ là một trong số rất ít nước đang phát triển có nền giáo dục đại học và các viện công nghệ nổi tiếng được các nước đang phát triển đánh giá rất cao. Trên thực tế hàng năm Ấn Độ đào tạo hàng trăm ngàn kỹ sư tin học, trong số đó 1/2 sang Mỹ hoặc châu Âu, một số khác sang Nhật Bản và Hàn Quốc làm việc. Theo một báo cáo của Chương trình phát triển con người của Liên Hợp Quốc, năm 2001, số lượng chuyên gia công nghệ thông tin của Ấn Độ sang Mỹ đã làm cho nước này mất đi 2 tỷ USD/năm. Mỗi năm có tới hơn 60. 000 người tài của Ấn Độ ra nước ngoài làm việc, chủ yếu là đến Mỹ, đặc biệt là đến Silicon Velley. Để đào tạo một sinh viên tin học thành tài, Ấn Độ phải chi khoảng 20.000 USD. Năm 2000, chỉ có 1.500 chuyên gia giỏi về tin học quay lại Ấn Độ. Một bộ phận chuyên gia làm việc từ xa, tuy họ sống tại Ấn Độ nhưng lại làm việc cho một số doanh nghiệp ở nước ngoài. Kiểu lao động từ xa này loại bỏ được sự ra đi về thể xác của các chuyên gia tin học, song họ vẫn đầu tư sức lực cho doanh nghiệp ở nước khác, về thực chất đây vẫn là sự mất mát chất xám đối với sự phát triển của Ấn Độ.

Ấn Độ và nhiều quốc gia đang thử áp dụng biện pháp phải “hoàn lại tiền đào tạo”, nếu sinh viên không về nước. Xem ra biện pháp này cũng thành công nếu được áp dụng khéo léo. “Chất xám Ấn Độ được hồi hương” là do Chính phủ nước này có những nỗ lực rất đáng kể để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua việc cơ cấu lại nền kinh tế. Những chính sách khuyến khích, biện pháp ưu đãi của Chính phủ Ấn Độ đã tạo ra những cơ hội thuận lợi cho các trung tâm công nghệ cao ra đời. Sự quan tâm của Chính phủ Ấn Độ dành cho người di cư có trình độ rất khác nhau theo từng khu vực và theo thời gian, phản ánh những sự cân nhắc về vấn đề chảy máu chất xám lẫn phục hồi chất xám. Sự tiếp cận chuyên biệt theo khu vực này được thể hiện rõ ở các lĩnh vực công nghệ thông tin.

Nhận thức được tầm quan trọng của khu vực công nghệ thông tin trong việc tạo ra công ăn việc làm, thu nhập từ xuất khẩu và vai trò quan trọng của việc lưu chuyển xuyên biên

giới các chuyên gia công nghệ thông tin, Chính phủ Ấn Độ đã nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho việc di cư tạm thời của nhân công công nghệ thông tin Ấn Độ tới những thị trường lớn trên thế giới. Việc di cư tự do của các lao động tri thức trong khu vực này cũng là một trong những minh chứng cho những ưu đãi mà nước này dành cho việc xuất khẩu phần mềm thông qua các khoản miễn thuế, thành lập các khu chế xuất và các công viên công nghệ phần mềm với giấy phép một cửa duy nhất để thông qua đầu tư. Việc thành lập Lực lượng Đặc nhiệm công nghệ thông tin Quốc gia và Bộ Công nghệ Thông tin gần đây đã thúc đẩy mức tăng trưởng của khu vực công nghệ thông tin và xuất khẩu phần mềm, bao gồm cả những dịch vụ khách hàng và phản ánh sự hỗ trợ chung cho xuất khẩu dựa trên nhân lực của Chính phủ trong khu vực này. Chính phủ cũng rất tích cực hỗ trợ cho công tác vận động hành lang để tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận các thị trường lớn hơn cho các chuyên gia phần mềm của Ấn Độ thông qua các cuộc đàm phán song phương với các nước quan trọng như Mỹ và ở các cuộc đàm phán đa phương như các cuộc thảo luận về tiếp cận thị trường theo phương thức Mode 4 (đề cập tới sự lưu động của nhân lực) theo Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ.

Trong những năm gần đây, Chính phủ cũng đã bắt đầu tiến hành những nỗ lực tuy còn hạn chế nhằm giữ lại những người tài giỏi trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở trong nước, chủ yếu thông qua hệ thống giáo dục hợp tác với các hiệp hội công nghiệp. Ví dụ, một kế hoạch đầu tư vào người Ấn Độ ở nước ngoài đang được Hiệp hội Các công ty Dịch vụ Phần mềm Quốc gia (NASSCOM) thực hiện kết hợp với các trường đại học Ấn Độ. Theo kế hoạch này, sinh viên tốt nghiệp (đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và kỹ thuật) được khuyến khích ở lại và phát triển những kỹ năng của họ ở Ấn Độ chứ không rời tới những nước khác. Kế hoạch này nhằm vào các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin có khuynh hướng kinh doanh, những người được khuyến khích khởi đầu công việc kinh doanh của họ ở Ấn Độ. Vì vậy, khu vực giáo dục đang được sử dụng với vai trò là một công cụ để giữ lại người tài, với sự hỗ trợ của

NASSCOM, trong việc thành lập các khóa học và các trường Đại học tập trung vào lĩnh vực công nghệ thông tin để tạo điều kiện phát triển kỹ năng và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với nhân lực công nghệ thông tin ở Ấn Độ.

Các Viện Công nghệ Thông tin Ấn Độ đã được thành lập ở một số thành phố ở Ấn Độ, hoặc với vai trò là các sáng kiến chung giữa Chính phủ và ngành công nghiệp công nghệ thông tin hoặc với vai trò là các sáng kiến riêng của Chính phủ. Các Viện Công nghệ Thông tin Ấn Độ cấp bằng kỹ thuật phần mềm máy tính và đồng thời tổ chức các khóa học ngắn hạn. ở nhiều địa phương, đặc biệt là ở miền nam, chính quyền các bang đã hỗ trợ cho việc thành lập các cơ quan đào tạo tư thục thông qua việc cung cấp các cơ sở vật chất. Sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc thúc đẩy giáo dục và đào tạo ở lĩnh vực công nghệ thông tin phần lớn là nhằm đáp ứng với nhu cầu về một lực lượng nhân công công nghệ thông tin chi phí thấp có chất lượng cao của đất nước vì nước này vẫn đặt ra mục tiêu cạnh tranh về chi phí trong việc cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp trong và ngoài nước.

Nhân lực giỏi trong lĩnh vực công nghệ thông tin và kỹ thuật cũng đang được duy trì và thu hút bởi việc ngày càng có nhiều các trung tâm phát triển ở nước ngoài và sự chuyển dịch từ việc cung cấp các dịch vụ ở trong nước sang cung cấp các dịch vụ ở nước ngoài. Mặc dù xu hướng này chủ yếu bị chi phối bởi các động lực của thị trường, nhưng Chính phủ hỗ trợ gián tiếp cho sự chuyển dịch này qua mô hình cung cấp dịch vụ bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các trung tâm phát triển nước ngoài ở Ấn Độ và khuyến khích gia công có giá trị cao hơn, ví dụ như các dịch vụ nghiên cứu, phát triển và phân tích ở Ấn Độ.

Nhờ chính sách đào tạo và thu hút nhân lực công nghệ thông tin mà những năm gần đây Ấn Độ đã thu hút được làn sóng đầu tư mới từ các tập đoàn lớn trên thế giới. Tập đoàn

máy tính khổng lồ Dell vừa thông báo kế hoạch nâng gấp đôi số công nhân (lên 20.000 người) tại Ấn Độ trong vòng 3 năm tới. Dell chỉ là một trong số rất nhiều các tập đoàn phương Tây đang đầu tư mạnh vào Ấn Độ, nơi được cho là có lực lượng công nhân lành nghề và thông thạo tiếng Anh. Giới sinh viên Ấn Độ sau khi tốt nghiệp đại học ở nước ngoài hay trong nước đều tìm việc tại đất nước mình. Gaurav Agarwal, một sinh viên tốt nghiệp Học viện quản lý Ấn Độ ở Bangalore đã tìm được chỗ làm với mức lương 193.000 USD/năm, phá kỷ lục của một sinh viên khác tốt nghiệp trường này đã “thiết lập” vài ngày trước đó (185.000 USD). Mức này quả là rất cao so với mức lương trung bình quốc tế mà một sinh viên mới tốt nghiệp có thể nhận là 92.000 USD/năm. Công nghệ thông tin và quản lý là 2 ngành nghề mũi nhọn của Ấn Độ, cung cấp nhân lực cho nhiều nơi trên thế giới. Lime Group, một công ty phần mềm có trụ sở tại New York, gần đây đã tuyển 2 sinh viên năm cuối của Viện công nghệ thông tin Ấn Độ tại Mumbai, với lương hàng năm của mỗi sinh viên là 80.000 USD cộng với 10.000 USD tiền thưởng. Đây được xem là mức lương cao nhất đối với các sinh viên công nghệ thông tin.

Số lượng nhân công từ nước ngoài đến đăng ký làm việc tại Ấn Độ đang phải cạnh tranh gay gắt với sinh viên Ấn Độ mới ra trường, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hiện có 12.000 công nhân đăng ký tìm việc ở Bangalore, phần lớn là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Cả nước Ấn Độ, hiện có hơn 50.000 người nước ngoài làm việc, trong số đó không ít những trí thức đến từ châu Âu, Nhật Bản và Mỹ để mong tìm cơ hội thăng tiến.

Nguồn: COMPETING FOR GLOBAL TALENT (International Institute for Labour Studies) 2006 và "Brain Drain or Brain Circulation? The Silicon Valley-Asia Connection", Professor AnnaLee Saxenian.

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình quản trị hệ thống thông tin (Trang 61 - 63)