Hùng biện và phong cách

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình quản trị hệ thống thông tin (Trang 47 - 48)

Chắc không (hoặc ít) có người lãnh đạo nào mà không hùng biện. Không thể lãnh đạo thành công nếu không truyền đạt được suy nghĩ và mong muốn của mình cho cấp dưới.

Không thể lãnh đạo thành công nếu không thu phục được nhân tâm. Không thể tạo được niềm tin nếu không biết cách nói về mình. Năng lực hùng biện là sức mạnh của lời nói. Người quản lý lại càng phải là người diễn đạt rõ ràng và dứt khoát về yêu cầu, ý muốn, nhận xét của mình với nhân viên ; mạch lạc và khôn khéo với đối tác ; thuyết phục và thu hút khách hàng. Ông Reuben Mark, Chủ tịch và Tổng giám đốc điều hành tập đoàn Colgate-Palmolive, đã từng nói : “Công việc của một người lãnh đạo là làm rõ và làm cho đơn giản để mọi người có thể hiểu được điều gì thật sự quan trọng. Diễn đạt ý tưởng của bạn bằng những từ ngữ mà mọi người có thể hiểu rõ. Không ai có thể đi theo một bản đồ chỉ đường mà họ không thể hiểu”. Tất nhiên, hùng biện, ngoài từ ngữ còn phải đi kèm với phong cách phù hợp, cách thức diễn đạt tương xứng với nội dung. Phong cách theo nghĩa rộng hơn không chỉ là cách thức diễn đạt mà còn thể hiện nói chung trong tư thế, trong cách ứng xử hàng ngày. Phong cách cần phải được điều chỉnh và “nâng cấp” phù hợp với công việc, vị trí và đối tượng mà mình làm việc.

10. Tầm nhìn

Tầm nhìn hiểu theo cách đơn giản nhất là chỉ ra cơ hội tiếp theo của doanh nghiệp là gì. Nhưng đây là thách thức quan trọng và khó khăn nhất. Tầm nhìn của người quản lý không chỉ là chỉ ra cơ hội đó là gì mà điều cực kỳ quan trọng và quyết định sống còn là cách nắm bắt và thực hiện cơ hội đó như thế nào. Nếu không, cơ hội cũng sẽ vẫn chỉ là lý thuyết hoặc khẩu hiệu.

(Đinh Hà Duy Linh)

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình quản trị hệ thống thông tin (Trang 47 - 48)