Bài 16: E-wor k xu hướng nghề nghiệp tất yếu

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình quản trị hệ thống thông tin (Trang 57 - 61)

Nguyễn Tuyết Mai

Lao động điện tử, E-work, đã xuất hiện ở châu Âu cách đây hàng chục năm và ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Số lượng người sử dụng hình thức làm việc từ xa hay còn gọi là lao động điện tử đang tăng mạnh trên toàn thế giới. Ework phản ánh sự tiến bộ của nền kinh tế mạng (Net-Economics) và sự phát triển của xã hội thông tin.

Những người làm việc từ xa đã và đang sử dụng tích cực thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông. E-work là sự biểu hiện của một trong những khía cạnh tiến bộ trong lao động. Số người làm việc từ xa ngày càng tăng và chịu tác động của hai yếu tố: yếu tố thứ nhất là sự phát triển của kỹ thuật, làm thay đổi trang thiết bị và các thủ tục trong các văn phòng. Yếu tố thứ hai, liên quan đến bản chất lao động, đó là sự thay đổi thích ứng với nền kinh tế số (tính sáng tạo và đổi mới ngày càng trở nên quan trọng hơn trong sản xuất).

*) E-work – đối tượng và mô hình ứng dụng

Hiện nay, tại châu Âu, những người làm việc từ xa được chia thành 4 nhóm: 1/ Người làm việc từ xa hưởng lương, làm việc tại nhà riêng của mình: 2/ Người làm việc từ xa độc lập;

3/ Người làm việc từ xa di chuyển (dưới 10h trong tuần, ở ngoài nhà riêng và/hoặc trụ sở làm việc chính);

4/ Làm việc từ xa bổ trợ, làm việc tại nhà nhiều nhất là 1 ngày trong tuần, những giờ còn lại làm việc tại cơ quan hay công ty. Loại công việc này chủ yếu liên quan đến các cán bộ quản lý, họ dành một phần thời gian làm việc tại nhà.

Trên thực tế, E-work được áp dụng cho các văn phòng đại lý của doanh nghiệp hoặc các văn phòng cơ quan, nằm ở các khu vực khác nhau. Một Dự án Thương mại điện tử và Lao động từ xa (ECTT) đã được một tập đoàn gồm 10 công ty ở châu Âu thực hiện. Có hai loại phiếu thăm dò: một liên quan đến doanh nghiệp, phiếu thứ hai liên quan đến cá nhân được gửi đến 4158 doanh nghiệp của 10 nước châu Âu (Đức, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Phần Lan, Pháp, Irceland, Italia, Hà Lan, Anh và Thuỵ Sỹ). Có 500 doanh nghiệp ở các nước đông dân và 300 doanh nghiệp ở các nước ít dân , 700 cá nhân ở các nước lớn (từ 15 tuổi trở lên) và 500 cá nhân ở các nước nhỏ đã trả lời 70 câu hỏi nêu trong phiếu điều tra.

Phân tích kết quả, các nhà nghiên cứu đã rút ra được 8 điểm chính, nổi bật về lao động từ xa ở châu Âu như sau:

1/ Lao động từ xa đang phát triển mạnh ở châu Âu. Trong năm 2000, tại châu Âu đã có khoảng 10 triệu người thuộc diện làm việc từ xa. Lao động từ xa đã thâm nhập vào nhiều lĩnh vực rất khác nhau và ở nhiều nước;

2/ Trong số người làm việc từ xa, nam giới chiếm tỷ trọng 3/4, ngược lại họ cho rằng làm việc từ xa thích hợp với nữ giới, vì phụ nữ gắn nhiều với cuộc sống gia đình hơn so với nam giới;

3/ Những người làm việc từ xa, phần lớn là công nhân bậc cao, cán bộ và chuyên gia, chiếm tới 60% số người hưởng lương;

4/ Tuổi của những người làm việc từ xa ở châu Âu thường cao: 63% ở lứa tuổi từ 30 đến 49, tuổi bình quân là 39;

5/ Những người làm việc từ xa có thâm niên công tác cao hơn so với những người làm việc tại chỗ;

6/ Trong các doanh nghiệp lớn ở châu Âu, làm việc từ xa đã trở thành công việc bình thường dưới dạng này hoặc dạng khác. Làm việc từ xa thường được các doanh nghiệp có từ 500 lao động trở lên áp dụng. Ngoài ra, còn có tới 12% doanh nghiệp nhỏ cũng đã tổ chức làm việc từ xa;

7/ Làm việc từ xa đã được hầu hết các nước Tây Âu chấp nhận. Tại Đức, cách đây 2 năm, 54% số doanh nghiệp của nước này đã vận dụng hình thức làm việc từ xa; tại Italia, từ năm 1999 đã có khoảng 40% doanh nghiệp cho cán bộ làm việc từ xa; còn ở Phần Lan, đã từ 5 năm nay, có trên 50% cơ quan sử dụng hình thức làm việc từ xa; 8/ Làm việc từ xa mang lại nhiều lợi ích cho người làm công, còn lợi ích của những người lãnh đạo thì không kể xiết. Thuỵ Sĩ là nước đứng đầu về làm việc từ xa với 90% dân số ở tuổi lao động đang làm việc hoặc mong muốn được làm việc từ xa.

*) Những cản trở đối với làm việc từ xa

Uỷ ban châu Âu EC đã tiến hành phỏng vấn các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân về những cản trở đối với làm việc từ xa và đã rút ra một số cản trở đặc trưng nhất: 1/ Những vấn đề liên quan đến an toàn dữ liệu (thông tin) của cơ quan/doanh nghiệp (62% cơ quan/doanh nghiệp cho rằng đây là điểm quan trọng hoặc rất quan trọng) 2/ Năng suất và chất lượng công việc;

3/ Không hiểu biết về quản lý từ xa;

4/ Những khó khăn về tổ chức quản lý làm việc từ xa; 5/ Sức ỳ (không muốn) thay đổi;

6/ Giá cả;

7/ Những khó khăn về tổ chức liên lạc nội bộ trong doanh nghiệp; 8/ Những vấn đề về pháp lý, về bảo vệ cán bộ;

9/ Lợi ích của cán bộ chưa đầy đủ;

10/ Sự phản đối của các tổ chức công đoàn.

của Dự án ECTT, đến năm 2005, tại 6 trong số 10 nước châu Âu tham gia cuộc thăm dò này sẽ có ít nhất là 10% dân số hay 25% lực lượng lao động sẽ làm việc theo chế độ từ xa.

Không còn nghi ngờ gì nữa, bất chấp những khó khăn, thách thức vốn có, xu hướng làm việc từ xa với những ưu thế không thể phủ nhận sẽ là một xu hướng làm việc tất yếu trong tương lai.

(Tổng hợp từ Nihon Keizai)

Nhật: 1/5 lực lượng lao động sẽ làm việc tại nhà vào năm 2010

Nhật Bản vừa bắt đầu thực hiện thí điểm một chương trình Internet nhằm mục đích có được 1/5 lực lượng lao động của nước này làm việc tại nhà vào năm 2010 nhằm giảm stress và nguy cơ tan vỡ hạnh phúc gia đình do công việc cơ quan.

Hiện nay 4 triệu người Nhật, hoặc chiếm 6% lực lượng lao động toàn quốc, sử dụng công nghệ để làm việc ngoài cơ quan. Theo ông Taketo Deguchi, một quan chức của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật, cho biết từ tháng này 6 nhân viên của bộ sẽ làm việc ít nhất 1 ngày ngoài cơ quan, tức làm việc tại nhà, trường đại học hay thư viện, sử dụng các dịch vụ Internet kỹ thuật cao. Sẽ có 20% trong tổng số 2.500 nhân viên sẽ làm việc tại nhà vào năm 2006, nếu bộ này xét thấy chương trình thí điểm tỏ ra có hiệu quả. Dự án nói trên, trong đó các nhân viên có thể gặp gỡ thông qua các phòng chat Internet và hội nghị qua mạng, được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện hiệu quả làm việc công sở. Làm việc từ xa sẽ giúp các nhân viên có nhiều thời gian hơn với gia đình và cho phép những “lao động chính” làm được nhiều việc nhà hơn. Ngoài ra, làm việc từ xa cũng giúp hạn chế sự ách tắc giao thông, giảm khí thải từ việc lái xe đến cơ quan và tránh tạo ra tình trạng quá tải trên các xe điện giờ cao điểm.

Theo ông Deguchi, mục tiêu của dự án là nâng tỉ lệ lao động từ xa lên đến 10% trong năm nay và 20% vào năm 2010 bằng cách khuyến khích sự chuyển giao công nghệ làm việc từ xa sang cho khu vực tư nhân. “Hiện nay khi chúng ta có thể truy cập Internet tại bất cứ đâu, chúng ta nên khuyến khích các công nhân viên tận dụng các ưu thế của công nghệ trong việc làm và đời sống” – ông khẳng định.

(Theo New Paper)

Cuộc sống ảo xâm nhập đời thựci thựchực

Khi thế giới ảo (virtual world) phát triển, người ta có thể ngồi ở nhà mình, đăng nhập thế giới ảo để bàn bạc với đồng nghiệp ở Trung Quốc, gặp gỡ đối tác ở Mỹ, làm việc nhóm với các lao động ở Nam Phi... Và mỗi người có thể sống 2 hoặc nhiều cuộc đời.

Excavator, bang chủ *V.I.P* thuộc server Châu Giang trong game Võ Lâm Truyền Kỳ đã trả 251 triệu đồng Việt Nam để mua Toàn Thạch Giới Chỉ - một chiếc nhẫn ảo. Chiếc nhẫn có tác dụng tăng tất cả các kỹ năng võ công đang có lên 2 cấp và khả năng kháng băng (chống các đòn đánh băng giá đông cứng) 23%. “Sự quý giá của nó” - Excavator

nói - “phải chơi mới hiểu”. Một số người khác cho rằng chiếc nhẫn có khả năng giúp người sở hữu nó lên ngôi minh chủ (trong Võ Lâm Truyền Kỳ).

Thế mà khi ngồi trong buổi đấu giá do ban quản trị website Market4Gamer.net tổ chức, tôi cứ nghĩ không khéo chiếc nhẫn ảo được rao giá khởi điểm 100 triệu đồng này không có người mua. Bỏ ra 100 triệu để mua một cái nhẫn trong game, điều đó vượt quá sức tưởng tượng của nhiều người. Khi vụ mua bán đã ngã ngũ, một đồng nghiệp lớn tuổi của tôi cứ nghĩ cái giá chót 251 triệu là tính theo tiền ảo.

Không chỉ có Excavator, còn có những bạn khác, trẻ măng, đua nhau trả cái nhẫn đến giá hơn 200 triệu đồng. Thì ra dân chơi game có nhiều người rất mạnh về kinh tế. Một game thủ nói trong buổi đấu giá hầu hết những người thành đạt trong game là công chức, người làm kinh doanh, có thu nhập cao và khá thành đạt. Thời game online chỉ có học sinh cấp 2, cấp 3 chơi đã qua rồi.

Ngoài Toàn Thạch Giới Chỉ, còn nhiều món đồ ảo khác được bán với giá không hề thấp. Một cặp song đao được mua với giá 51 triệu đồng, một chiếc bao tay bán được 2.700 USD, một chiếc “đại phong đao” bán được 12 triệu đồng...

Sự “lên hương” của những món đồ ảo này khiến chúng ta không thể không tự hỏi: Phải chăng đó là một sự phi lý? Điều gì đang xảy ra với những thanh niên này? Liệu thế giới ảo sẽ có những tác động như thế nào nữa? Đây là một vài cảm nhận và tìm hiểu ban đầu của tôi:

Thế giới trong các game nhập vai trực tuyến đối với nhiều người Việt Nam, nhất là lớp trẻ, đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống. Mặc dù chưa có những chức năng như “Second Life”, “SimCity”, hay “Multiverse” – những thế giới ảo nổi tiếng trên mạng – nhưng một vài game ở Việt Nam cũng đã tiến dần đến mức trở thành “cuộc sống thứ 2”. Một khi đã trở thành cuộc sống thì nó không còn là ảo nữa. Những giá trị trong đó sẽ là những giá trị thật, và tuân theo những quy luật của thị trường.

Thế giới ảo phát triển, ai cũng có thể sống 2 hoặc nhiều cuộc đời. Không phải là diễn (như trên phim), mà là sống. Chẳng hạn, cuộc đời này là anh công chức tẻ nhạt, còn cuộc đời kia là minh chủ võ lâm, quyền sinh quyền sát, oai trấn giang hồ.

Khi thế giới ảo đã là một phần tất yếu của cuộc sống, tất sẽ sinh ra cộng đồng những người chơi chuyên nghiệp, những dịch vụ chuyên nghiệp phục vụ người chơi, mà Market4Gamer.net là một ví dụ. Nhưng đáng nói hơn thế là một không gian mới mở ra cho rất nhiều hoạt động khác. Chuyện đầu tư mua bất động sản như trong Second Life cũng đã xưa rồi. Ngày nay, Thụy Điển và Maldives đã xây dựng những đại sứ quán ảo trong Second Life với những mục đích rất nghiêm túc là phổ biến văn hóa, cung cấp thông tin, hướng dẫn làm thủ tục cấp visa... Estonia cũng dự định sẽ mở đại sứ quán trong “Second Life” vào tháng 11 tới.

Hạ tầng Internet phát triển và những chức năng ngày càng hoàn thiện hơn trong thế giới ảo, như chức năng giọng nói, hình đại diện (avatar) 3D sinh động... sẽ hỗ trợ rất tốt cho một phương thức làm việc hiện đại – lao động từ xa (teleworking), tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Thay vì đến công sở, hay thay vì phải bay sang nước khác để làm việc, người ta có thể ngồi ở phòng ngủ nhà mình truy cập Second Life để bàn bạc với đồng nghiệp ở Trung Quốc, gặp gỡ đối tác ở Mỹ, làm việc nhóm với các lao động ở Nam

Phi.... Tiên phong trong việc sử dụng Second Life theo hướng này là tập đoàn IBM. Hiện nay IBM đã dùng Second Life để gặp gỡ lực lượng lao động từ xa của họ ở các nước khác nhau, phổ biến văn hóa tập đoàn và giáo dục ý thức cộng đồng giữa những nhân viên chưa bao giờ gặp nhau ngoài đời thực. Trong tương lai, IBM sẽ mở rộng các hoạt động trong Second Life, như tạo ra những khu vực riêng cho những cuộc thảo luận riêng, gặp gỡ đối tác, đào tạo nhân lực...

Có lẽ nhận ra tiềm năng trong lĩnh vực này, gần đây Trung Quốc cũng đã ký hợp đồng với hãng Entropia Universe để xây dựng thế giới ảo riêng, phục vụ nhu cầu học tập, kết giao, làm việc từ xa của người dân. Trung Quốc còn hi vọng thế giới ảo sẽ góp phần giúp họ giảm nạn kẹt xe và ô nhiễm môi trường – những vấn nạn đang khiến họ đau đầu.

Từ chơi, đến sống, đến học hành, làm việc trong thế giới ảo là một xu hướng không thể xem thường. Tất nhiên thế giới ảo cũng sẽ mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực, nhưng chúng ta không nên quá bị khía cạnh này thu hút tâm trí đến mức bỏ quên những lợi ích to lớn mà nó có thể mang lại.

(Theo PCWVN)

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình quản trị hệ thống thông tin (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w