Có đúng là làm việc từ xa ít thăng tiến hơn so với người làm việc trực tiếp tại văn phòng? Câu trả lời là Không. Sự phát triển của CNTT và tình hình thực tế như giá xăng dầu tăng đã chứng minh điều này.
Gần đây tôi (tác giả bài viết) đã tình cờ đọc được bài công báo của Korn/Fery International với tiêu đề “61% nhà quản lý cấp cao được khảo sát cho rằng những người làm việc từ xa ít thăng tiến hơn so với những người làm trong các hệ thống văn phòng truyền thống”. Có đúng như vậy hay không?
Jeff Hocking, Giám đốc quản lý Korn/Ferry cho biết mặc dù bản nghiên cứu được thực hiện vào năm 2007, và “ngày càng có nhiều người làm việc từ xa, tôi không tin rằng nhìn nhận chung về vấn đề này đã thay đổi nhiều trong suốt thời gian từ năm 2007 đến nay”. “Rất nhiều nhà quản lý coi công việc như một trò chơi giao tiếp”.Điều này thật nực cười trong thời buổi giá nhiên liệu tăng chóng mặt, quá nhiều nhân viên đang phải dốc một phần lớn thu nhập của họ vào những thùng xăng. Nhiều người trong số họ sợ rằng họ không thể tiếp tục trang trải được những chi phí đó. Mà một khi đã lo lắng thì người ta khó có thể tập trung vào công việc.Tuy vậy, thật khó có thể tin được là một số lượng lớn nhà quản lý cứ khư khư cho rằng một nhân viên ngoài tầm quan sát dù
sao cũng không đáng tin cậy bằng một nhân viên lúc nào cũng có mặt ở văn phòng. Đã đến lúc những vị quản lý này phải cho cái tư tưởng quản lý lạc hậu của họ vào dĩ vãng. Kurt Reymers, nhà xã hội học của trường đại học Morrisville, SUNY nói: “Người quản lý lo sợ sẽ mất quyền kiểm soát nhân viên và tôi không cho rằng điều đó là chính đáng”.Ông đã chỉ ra rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có một nghiên cứu đăng trên tờ Applied psychology (Ứng dụng tâm lý học) chỉ ra rằng những người làm việc từ xa thì làm việc năng suất hơn và ít bị căng thẳng hơn. Phải thừa nhận rằng ở những nơi như nhà máy và cửa hàng bán lẻ thì việc có mặt là bắt buộc. Nhưng với những người làm việc trí óc có thể hoạt động độc lập và đáng tin cậy, thì giái pháp làm việc từ xa hoàn toàn có hiệu quả. Theo như hai nhà nghiên cứu Kate Lister và Tom Harnish, thì số những người ở Mỹ có thể làm việc tại nhà lên tới 33 triệu người. Nếu điều đó trở thành sự thật thì có thể tiết kiệm được tổng cộng là 25 triệu USD chi tiêu cho xăng xe, chưa kể đến lượng thời gian giao tiếp không cần thiết sẽ được loại bỏ và thay vào đó là cống hiến cho cho công việc. Các nhà quản lý cần phải làm mọi việc để khuyến khích nhân viên làm việc từ xa. Họ có thể bắt đầu từ:
Đánh giá hiệu quả làm việc chứ không phải thời gian làm việc. Đây là một vấn đề rất cũ nhưng cũng vẫn cần phải được nhắc lại. Nếu những người làm việc trí óc làm việc có hiệu quả thì chẳng có vấn đề gì khi họ làm việc ở đâu và vào lúc nào.
Đầu tư vào những trung tâm văn phòng tách biệt. Rất nhiều người thích môi trường xã hội và sự thú vị của nơi làm việc hơn làm việc tại nhà hoặc những nơi công cộng.
Bằng việc thuê những không gian riêng trong một khu trung tâm văn phòng tách biệt, cần thiết là một khu văn phòng riêng cho nhân viên của các công ty khác nhau, sở hữu và quản lý bởi công ty kinh doanh bất động sản và được trang bị Internet, các công ty có thể cho những nhân viên ở xa một lựa chọn một biện pháp thay thế hoàn hảo.
Đầu tư vào công nghệ cho hội họp. Những người làm việc từ xa cần phải được nói chuyện trực tiếp với ông chủ hoặc đồng nghiệp hoặc những người cần phải tham dự các cuộc họp giờ đây có những lựa chọn mới vượt trội.
Skype cho phép người sử dụng có thể họp trực tuyến miễn phí. Và do đó rất nhiều công ty bao gồm Cisco Systems, Hewlett Packard, Teliris và Polycom đã tung ra cái gọi là hiện diện trực tuyến- một công nghệ họp trực tuyến đời mới. Trong một cuộc họp hiện diện trực tuyến mà tôi tham dự với John Chambers, giám đốc điều hành Cisco, tôi đã nhận thấy một điều khác biệt nổi bật giữa họp trực tuyến và họp trực tiếp là tôi không thể biết được mùi thuốc cạo râu của ông ấy (Nhấn mạnh rằng với những người đang sử dụng công nghệ này để tiết kiệm “hàng triệu đô la và vô số thời gian đi lại buồn chán cho nhân viên của họ” - theo thời báo New York).
(Bài viết của Bronwyn Fryer trong mục HBR Editors" Blog trên trang Harvard Business Online)