Bài 19: Thay đổi chuẩn mực liên lạc

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình quản trị hệ thống thông tin (Trang 64 - 69)

Ngày xưa, khi bạn viết thư cho ai rồi gửi nó đi, nếu bạn đề tên và địa chỉ người nhận chính xác, thì lá thư đó sẽ đến được tay người nhận, nếu địa chỉ hoặc tên viết sai, thì thư sẽ được gửi trả lại. Tuy nhiên cũng có trường hợp xẩy ra sai sót trên đường thư đi, làm cho thư của bạn bị thất lạc. Tuy nhiên khoảng thời gian để người nhận nhận được thư hoặc thư bị trả lại hoặc báo rằng thư đã bị thất lạc thì khá lâu, khoảng gần một tuần. Ngày nay, với email bạn chỉ cần soạn nội dung thư và gửi thư cho người khác, sở dĩ bạn gửi được thư điện tử cho ai đó, vì bạn đã đăng kí với nhà cung cấp dịch vụ xin đặt hòm thư điện tử. Việc truyền tải thông tin trên mạng internet được tiến hành một cách chặt chẽ. Nếu mọi việc gửi ổn thoả thì thư của bạn sẽ đến hòm thư người nhận sau vài giây hoặc vài phút , nhưng nếu địa chỉ bên nhận bạn viết nhầm, thì thư điện tử đó sẽ được gửi trả lại cho bạn và bạn sẽ biết ngay tức thì, khác với thư thường là thư điện tử không bao giờ bị thất lạc.

Công nghệ 3G: 3G, hay 3-G, (viết tắt của third-generation technology) là công nghệ

truyền thông thế hệ thứ ba, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh...).

Trong số các dịch vụ của 3G, điện thoại video thường được miêu tả như là lá cờ đầu (ứng dụng hủy diệt). Giá tần số cho công nghệ 3G rất đắt tại nhiều nước, nơi mà các cuộc bán đầu giá tần số mang lại hàng tỷ euro cho các chính phủ. Bởi vì chi phí cho bản quyền về các tần số phải trang trải trong nhiều năm trước khi các thu nhập từ mạng 3G đem lại, nên một khối lượng đầu tư khổng lồ là cần thiết để xây dựng mạng 3G. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã rơi vào khó khăn về tài chính và điều này đã làm chậm trễ việc triển khai mạng 3G tại nhiều nước ngoại trừ Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi yêu cầu về bản quyền tần số được bỏ qua do phát triển hạ tâng cơ sở IT quốc gia được đặt ưu tiên cao.

Nước đầu tiên đưa 3G vào khai thác thương mại một cách rộng tãi là Nhật Bản. Năm 2005, khoảng 40% các thuê bao tại Nhật Bản là thuê bao 3G, mạng 2G đang dần biến mất tại Nhật Bản. Người ta cho rằng, vào năm 2006, việc chuyển đổi từ 2G sang 3G sẽ hoàn tất tại Nhật Bản và việc tiến lên thế hệ tiếp theo 3.5G với tốc độ truyền dữ liệu lên tới 3 Mbit/s là đang được thực hiện.

Sự thành công của 3G tại Nhật Bản chỉ ra rằng điện thoại video không phải là "ứng dụng hủy diệt". Trong thực tế sử dụng điện thoại video thời gian thực chỉ chiểm một phần nhỏ trong số các dịch vụ của 3G. Mặt khác việc tải về tệp âm nhạc được người dùng sử dụng nhiều nhất.

Thế hệ mạng di động mới (3G) không phải là mạng không dâyIEEE 802.11. Các mạng này được ám chỉ cho các thiết bị cá nhân như PDA và điện thoại tế bào.

Công nghệ 3G được nhắc đến như là một chuẩn IMT-2000 của Tổ chức Viễn thông Thế giới (ITU). Lúc đầu 3G được dự kiến là một chuẩn thống nhất trên thế giới, nhưng trên thực tế, thế giới 3G đã bị chia thành 4 phần:

UMTS (W-CDMA)

UMTS (Universal Mobile Telecommunication System), dựa trên công nghệ truy cập vô tuyến W-CDMA, là giải pháp nói chung thích hợp với các nhà khai thác dịch vụ di động (Mobile network operator) sử dung GSM, tập trung chủ yếu ở châu Âu và một phần châu Á (trong đó có Việt Nam). UMTS được tiêu chuẩn hóa bởi tổ chức 3GPP, cũng là tổ chức chịu trách nhiệm định nghĩa chuẩn cho GSM, GPRS và EDGE.

FOMA, thực hiện bởi công ty viễn thông NTT DoCoMo Nhật Bản năm 2001, được coi như là một dịch vụ thương mại 3G đầu tiên. Tuy nhiên, tuy là dựa trên công nghệ W-CDMA, công nghệ này vẫn không tương thích với UMTS (mặc dù có các bước tiếp hiện thời để thay đổi lại tình thế này).

CDMA 2000

Một chuẩn 3G quan trọng khác là CDMA2000, là thế hệ kế tiếp của các chuẩn

2GCDMA và IS-95. Các đề xuất của CDMA2000 nằm bên ngoài khuôn khổ GSM tại

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. CDMA2000 được quản lý bởi 3GPP2, là tổ chức độc lập với 3GPP. Có nhiều công nghệ truyền thông khác nhau được sử dụng trong CDMA2000 bao gồm 1xRTT, CDMA2000-1xEV-DO và 1xEV-DV.

CDMA 2000 cung cấp tốc độ dữ liêu từ 144 kbit/s tới trên 3 Mbit/s. Chuẩn này đã được chấp nhận bởi ITU.

Người ta cho rằng sự ra đời thành công nhất của mạng CDMA-2000 là tại KDDI

của Nhận Bản, dưới thương hiệu AU với hơn 20 triệu thuê bao 3G. Kể từ năm 2003, KDDI đã nâng cấp từ mạng CDMA2000-1x lên mạng CDMA2000-1xEV-DO (EV-DO) với tốc độ dữ liệu tới 2.4 Mbit/s. Năm 2006, AU dự kiến nâng cấp mạng lên tốc độ Mbit/s. SK Telecom của Hàn Quốc đã đưa ra dịch vụ CDMA2000-1x đầu tiên năm 2000, và sau đó là mạng 1xEV-DO vào tháng 2 năm 2002.

Chuẩn được it biết đến hơn là TD-SCDMA đang được phát triển tại Trung Quốc

bởi các công ty Datang và Siemens. Nó có thể được đưa vào hoạt động năm 2005. Sau đây là địa chỉ một diễn đàn chính thức của TD-SCDMA[1].Wireless 3G[2].

Wideband CDMA

Hỗ trợ tốc độ giữa 384 kbit/s và 2 Mbit/s. Khi giao thức này được dùng trong một mạng diện rộng WAN, tốc độ tối đa là 384 kbit/s. Khi nó dùng trong một mạng cục bộ LAN, tốc độ tối đa là 1,8 Mbit/s. Chuẩn này cũng được công nhận bởi ITU.

Công nghệ 4G: 4G, hay 4-G, viết tắt của fourth-generation, là công nghệ truyền

thông không dây thứ tư, cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng lên tới 1 cho đến 1.5 Gb/giây. Tên gọi 4G do IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers) đặt ra để diễn đạt ý nghĩa "3G và hơn nữa"

4G còn được hiểu như là ngôn ngữ sử dụng thứ tư trong công nghệ vi tính. Công nghệ 4G được hiểu là chuẩn tương lai của các thiết bị không dây. Các nghiên cứu đầu tiên của NTT DoCoMo cho biết, điện thoại 4G có thể nhận dữ liệu với tốc độ 100 Megabyte/giây khi di chuyển và tới 1 Gb/giây khi đứng yên, cho phép người sử dụng có thể tải và truyền lên hình ảnh động chất lượng cao. Mạng điện thoại 3G hiện tại của DoCoMo có tốc độ tải là 384 kilobyte/giây và truyền dữ liệu lên với tốc độ 129 kilobyte/giây. NTT DoCoMo hy vọng đến năm 2010 sẽ có thể đưa mạng 4G vào kinh doanh.

Môi trường di động : Với môi trường di động (MTDĐ), lãnh đạo và nhân viên có

thể làm việc di động, kết nối về văn phòng trung tâm như đang có mặt... Môi trường này đòi hỏi doanh nghiệp (DN) đầu tư căn cơ vào hệ thống thông tin, trang thiết bị cũng như quy trình, chính sách... Đầu tư cho MTDĐ không nhỏ nhưng cần thiết và hiệu quả với DN.

Công ty cổ phần CNTT EIS được biết đến trên thị trường với dịch vụ (DV) viễn thông thế hệ mới One Connection – thoại qua giao thức Internet. EIS cũng là một trong những doanh nghiệp đi đầu ứng dụng môi trường di động (MTDĐ). Những ứng dụng chính phục vụ MTDĐ tại EIS như hệ thống email, trang tin nội bộ... đều được đưa lên cổng thông tin đã được mã hoá của công ty. “Mọi văn bản, quy định, thông báo của công ty đều được đưa lên đây. NV công ty có thể truy cập từ bất cứ đâu có Internet bằng tài khoản và mật khẩu của mình. Những thông tin nội bộ, trước kia, muốn đến tay NV phải được in ra phát cho các phòng, các phòng photocopy phát cho NV. Bây giờ, nhờ có cổng thông tin, công ty tiết kiệm được thời gian và giấy tờ. Những NV mới vào cũng có thể hòa nhập nhanh hơn rất nhiều nhờ đọc nội quy, quy trình công việc có sẵn trên cổng thông tin của công ty”.

Tại các công ty có ứng dụng CNTT hiện nay, tiêu chuẩn trang bị tối thiểu cho mỗi NV đều phải là 1 máy tính kết nối Internet + 1 điện thoại bàn. Nhiều khi, có MTXT kết nối Wi-Fi rồi nhưng rời xa điện thoại bàn cũng vẫn là việc khó vì ĐTDĐ không thể thay thế hoàn toàn điện thoại để bàn. Môi trường làm việc của văn phòng công ty EIS hiện tại ngoài máy tính để bàn kết nối có dây với hệ thống máy chủ, còn có thể kết nối từ xa qua VPN (mạng riêng ảo), kết nối không dây ngay tại văn phòng và từ những quán cà phê, khách sạn, nhà ga có Wi-Fi... Riêng cấp quản lý được cấp một số OC (One Connection Number – Số thoại một kết nối). Số OC là một số điện thoại bình thường như mọi số điện thoại khác, nhưng khác ở chỗ việc định tuyến cuộc gọi được thực hiện qua Internet, giúp NV có thể định tuyến chuyển hướng cuộc gọi đó đến ĐTDĐ hay điện thoại để bàn bất kỳ.

Trước khi có MTDĐ, khi công ty cần lấy ý kiến về một vấn đề, chẳng hạn về một chương trình khuyến mãi quan trọng, phải tổ chức những cuộc họp. Nay, nhờ email được sử dụng như phương tiện trao đổi công việc chính thức, tất cả công việc đều được trao đổi qua email. Nói chung, các ý kiến cứ theo chủ đề mà được chia sẻ, đúc kết. Mọi người đều có thể phát biểu với người khác hoặc nhiều người dễ dàng, nhanh chóng, đúng đích. Môi trường làm việc trở nên rất năng động. “Khách hàng bây giờ không có gì phải lo ngại về sự thiếu sẵn sàng của chúng tôi. Dù NV đang ở xa nhưng nhận được yêu cầu của họ, NV đều có thể lập tức tìm tới nơi nào có Internet để kết nối về công ty và đáp ứng yêu cầu của khách hàng (trả lời email, gửi tài liệu, bảng báo giá...)”.

Cuộc cách mạng WiMax: Đã có thời người ta hết lời ''ca tụng'' kết nối không dây

Wifi. Cũng là truy nhập Internet băng rộng không dây, nhưng xem ra công nghệ ''mới ra lò'' Wimax đang là tâm điểm chú ý của giới viễn thông. Tại thời điểm này, Wimax được đánh giá là sự hội tụ đầy đủ của bộ ba mây tính-di động và cố định.

Wimax là từ viết tắt của cụm từ World Interoperability for Microwave Access: Khả năng khai thác liên mạng trên toàn cầu đối với truy nhập vi ba. Công nghệ Wimax có ưu điểm về tốc độ và cự ly, tiện lợi, rẻ tiền, dễ bảo mật.

WiMAX đáp ứng được hầu hết các yêu cầu thông tin hiện đại, thích hợp cho việc tổ chức mạng vô tuyến nội thị (WMAN) hoặc đáp ứng tốt yêu cầu thông tin riêng của từng ngành nghề (như thương mại, bưu chính - viễn thông, ngân hàng, chính phủ điện tử, giao dịch, dịch vụ điện tử...

WiMax là dịch vụ truy nhập Internet băng rộng vô tuyến. Đặc biệt, việc truy nhập này có cả dịch vụ có thoại, nhưng khác với các dịch vụ viễn thông khác, trong công nghệ Wimax, thoại chỉ là 1 ứng dụng. Băng tần của di động là 800-1.800 MHz còn băng tần của Wimax cao hơn, là 2.3 - 3.3 GHz, băng tần 3G là 1.900-2.100 và 2.200 GHz.

Ưu điểm của công nghệ này 1 trạm BTS của Wimax có thể phủ sóng từ 10 đến 50km, lại chỉ cần ít trạm phát sóng, nhưng chất lượng dịch vụ vẫn được đảm bảo. Do đó, việc lắp đặt rất dễ triển khai, thuận lợi cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.

Với một trạm BTS Wimax, có thể quy định được 10 người ở chế độ ưu tiên, trong khi vẫn đảm bảo được băng tần. Bên cạnh đó, nhà cung cấp dịch vụ có thể cấp tiếp cho 50 người khác dùng dịch với với mức độ ưu tiên ít hơn. Do đó, việc phân loại giá thành, cũng như nhu cầu sử dụng dịch vụ phù hợp với từng đối tượng dịch vụ cũng đa dạng hơn.

Mức độ phổ cập dịch vụ phụ thuộc thiết bị đầu cuối cá nhân. Thiết bị đầu cuối để sử dụng Wimax gồm PDA, điện thoại di động, máy tính có chức năng thu vô tuyến. Có thể dùng Card cắm vào máy tính để truy nhập, nếu nhà ở xa trạm phát (trên 5km) phải dùng 1 ăng-ten parabol nhỏ để thu tín hiệu.

Chuyển tiền bằng tin nhắn: Trong một tương lai không xa, việc gửi tiền cho một

người bạn hay họ hàng ở xa có thể sẽ không cần đến các thủ tục giấy tờ như hiện nay mà sẽ được thực hiện chỉ với một tin nhắn từ điện thoại di động. Từ ngày 18/6, Anam, một công ty có trụ sở tại Dublin (AiLen), chuyên nghiên cứu phát triển các loại hình tin nhắn kiểu mới cho điện thoại di động, sẽ bắt đầu cung cấp một dịch vụ tin nhắn mà họ khẳng định là có thể tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành dịch vụ chuyển tiền.

Dịch vụ này cho phép người sử dụng chọn một cái tên bất kỳ trong danh bạ điện thoại di động, rồi soạn tin nhắn "cash" (có nghĩa là "tiền mặt") cùng với số tiền mà họ định gửi, và cuối cùng là nhấn "send" (gửi) để chuyển tiền từ tài khoản của họ tại ngân hàng vào tài khoản ngân hàng của bạn bè hoặc người thân.

Một hệ thống tự động sẽ gọi cho người gửi để xác nhận tên người và số tiền sẽ được gửi đi. Sau khi thông tin đã được xác nhận, một tin nhắn sẽ thông báo cho người nhận về việc chuyển tiền.

Dịch vụ này có thể rất hữu ích trong trường hợp một người bị thiếu tiền tiền khi thanh toán tiền tại nhà hàng, nhưng nhóm khách hàng mà công ty Anam thực sự nhắm đến là những người lao động nhập cư, vì đây là đối tượng thường xuyên có nhu cầu gửi tiền về nhà.

Dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài có thị trường rất lớn. Theo kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, trong năm 2001, người lao động nước ngoài đến từ các nước đang phát triển đã gửi hơn 72,3 tỷ USD về nước.

Dịch vụ chuyển tiền bằng tin nhắn của điện thoại di động xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào khoảng năm 2005 tại Philippines do hai công ty viễn thông Globe Telecom và Smart Communications cung cấp. Dịch vụ này hiện đặc biệt phát triển tại Kenya.

Jote Bassi, Giám đốc marketing của công ty Anam cho biết với dịch vụ chuyển tiền bằng tin nhắn, mọi người không cần phải trực tiếp đến các cơ sở làm dịch vụ chuyển tiền, đặc biệt là khi với nhiều người, việc đi lại khá xa và bất tiện. "Hệ thống này đem lại tiện ích lớn," ông nói.

Ứng dụng công nghệ để đơn giản hóa việc chuyển tiền từ lâu đã là niềm mơ ước của nhiều người, và trở thành một vụ kinh doanh với một số người.

Custom House, một trang web ở Canađa, cũng đã giới thiệu dịch vụ chuyển tiền, với phí dịch vụ thấp hơn nhiều so với phí của các ngân hàng truyền thống hay Western Union, vì không phải duy trì hệ thống văn phòng.

Báo điện tử: "Cơn sốt vàng" của thời thông tin trực tuyến bắt đầu từ tháng

10/1993, Khoa báo chí Đại học Florida (Mỹ) tung ra khái niệm về tờ báo điện tử đầu tiên. Năm sau, phiên bản online của tạp chí Hotwired chạy những banner quảng cáo đầu tiên và hàng loạt báo khác tại Mỹ ồ ạt mở báo mạng.

Xét về nội dung truyền tải, báo điện tử có những lợi thế riêng. Nếu nói đến tốc độ của thông tin thì báo điện tử đúng là nhà vô địch. Có thể kể thêm một số đặc điểm khác của báo điện tử như tính tương tác của báo điện tử rất cao. Báo điện tử cũng cho phép một tính năng đặc biệt: Tìm kiếm. Tìm lại những bài viết cách đây cả chục năm, hoặc nhiều bài viết của nhiều nguồn về một vấn đề, cũng là chuyện nhỏ.

Có thể coi báo điện tử hiện nay là sự hội tụ của cả báo giấy (text), báo tiếng (audio) và báo hình (video). Người lướt web không chỉ được cập nhật tin tức dưới dạng

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình quản trị hệ thống thông tin (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w