Những nghiên cứu chọn tạo giống lúa thơ mở Việt Nam

Một phần của tài liệu ứng dụng dấu phân tử adn trong việc nhận diện một số tính trạng quan trọng ở lúa (Trang 25 - 26)

Xuất phát từ nhu cầu cần có những giống lúa thơm, năng suất cao, phẩm chất tốt nhằm đa dạng thêm nguồn giống chất lượng cao. Các nghiên cứu chọn tạo giống lúa thơm ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh. Năm 2013, các nhà khoa học Việt Nam đến từ các viện nghiên cứu về lúa đã hợp tác với các nhà khoa học Anh tiến hành giải mã gene 36 giống lúa bản địa của Việt Nam. Việc giải mã hoàn chỉnh hệ gene của cây lúa đã mở ra hướng nghiên cứu mới về genome học và ứng dụng tin sinh học để khai thác trình tự genome giúp các viện nghiên cứu, trường đại học và các nhà chọn giống sử dụng trong các nghiên cứu về bảo tổn nguồn gen, xác định chức năng gen cũng như chọn tạo giống lúa thơm, có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu các loại sâu bệnh và điều kiện bất lợi của môi trường.

Các nhà khoa học đã áp dụng thành công Kỹ thuật điện di protein SDS- PAGE trong việc chọn tạo giống lúa thơm và kết hợp kiểm tra tính thơm bằng kỹ thuật ADN. Ứng dụng CNSH trong việc tạo ra các giống thơm cao cấp như TP9. Những nghiên cứu chuyển nạp gen vào các giống lúa thơm cũng đã tiến hành và thành công trên giống lúa Nàng Thơm Chợ Đào.

Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long đã kết hợp đưa các gen thơm vào quá trình lai tạo, đồng thời đưa tỷ lệ amylose trong gạo xuống còn 20-25%, tạo ra các giống lúa thơm nhẹ đang sử dụng tại ĐBSCL như OM 6161, OM 6162… góp phần cho việc xuất khẩu gạo phát triển vượt bậc.

Viện Nghiên Cứu Phát Triển ĐBSCL-Trường Đại học Cần Thơ tạo ra giống lúa thơm MTL495 từ tổ hợp lai Nàng Nhuận/MTL145//MTL233.

Những thành công trên cho ta thấy VN là nước rất có tiềm năng về phát triển lúa gạo, đặc biệt là các giống lúa chất lượng cao.

12

Một phần của tài liệu ứng dụng dấu phân tử adn trong việc nhận diện một số tính trạng quan trọng ở lúa (Trang 25 - 26)