Venkateswarlu và ctv. (2012) đã sử dụng primer OPC07 và primer OPAG14 để khảo sát các cá thể trong quần thể F2 IR50/Ptb33 kết quả cho thấy cả hai primer này điều có hiệu quả trong việc xác định gen kháng rầy nâu. Khi phân tích quần thể trồng dồn phân ly với primer OPC07 thì các cá thể nhiễm rầy cho ra sản phẩn điện di ở vị trí 846 bp và các cá thể kháng rầy sản phẩm điện di ở vị trí 697 bp.
Kết quả quan sát trên phổ điện di Hình 3.3 cho thấy có 6 giống: Senpidao, OM 4218, OM 4900, OM 9915, OM 7347 và OM 6377 xuất hiện băng ở vị trí 697 bp có mang gen kháng rầy nâu. Những giống lúa có sự hiện diện của băng 846 bp: Phkarum Doul, Phkarum Chang, Daw Dam, Nàng Thơm Chợ Đào 3, Nàng Thơm Đục, Hoa Lài và Jasmine 85 là những giống không mang gen kháng. Còn 2 giống Phkarum Check, Mẽ Hương 2 không có sự hiện diện của các băng, primer OPC07
M 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 580 bp 257 bp 400 bp 200 bp 600 bp 355 bp + + + + + - + + + - + + + + +
26
không thể bắt cặp với gen của 2 giống lúa này. Có thể nguyên nhân là do thao tác không lấy được ADN trong tube, nhiệt độ bắt cặp chưa phù hợp…
Ứng dụng chỉ thị phân tử này để xác định sự có mặt của các gen kháng rầy nâu đã giúp cho các nhà chọn tạo giống nhận diện chính xác các gen kháng rầy nâu nhằm giúp rút ngắn thời gian trong công tác chọn tạo giống.
Hình 3.3 Phổ điện di sản phẩm PCR của 15 giống lúa sử dụng primer OPC07
(M: ladder 1kb, 1: Phkarum Doul, 2: Phkarum Check, 3: Phkarum Chang, 4: Senpidao, 5: Daw Dam, 6: Nàng Thơm Chợ Đào 3, 7: Nàng Thơm Đục, 8: Hoa Lài, 9: Mẽ Hương 2, 10: OM 4218, 11: Jasmine 85, 12: OM 4900, 13: OM 9915, 14: OM 7347, 15: OM 6377).