Michael J (2010) đã lập bản đồ gen và tìm kiếm những primer hỗ trợ trong việc nâng cao khả năng kháng mặn trên lúa. Kết quả cho thấy có 21 primer liên quan đến gen kháng mặn, trong đó primer RM10825 liên kết chặt với gen kháng mặn. Khi sử dụng primer RM10825 các giống xuất hiện băng ở vị trí 137 bp cùng vị trí với Pokkali có khả năng mang gen chịu mặn. Những giống xuất hiện băng ở vị trí 181 bp đồng vị trí với IR28 mang gen nhiễm mặn.
Kết quả phân tích phổ điện di sản phẩm Hình 3.5 cho thấy 5 giống lúa Senpidao, Daw Dam, OM 4900, OM 9915 và OM 6377 có băng ADN xuất hiện ở vị trí 137 bp các giống này có khả năng mang gen chịu mặn (tương tự giống chuẩn kháng Pokkali). Với 8 giống lúa Phkarum, Phkarum Check, Phkarum Chang, Hoa Lài, Mẽ Hương, OM 4218, Jasmine 85 và OM 7347 xuất hiện băng ở vị trí 181 bp mang gen nhiễm mặn (tương tự ví trí giống chuẩn nhiễm IR28). Còn 2 giống Nàng Thơm Chợ Đào 3 và Nàng Thơm Đục xuất hiện vị trí băng 164 bp không quyết định tính kháng mặn cũng như tính nhiễm của các giống, điều này chỉ phụ thuộc vào việc xuất hiện các band ADN ở vị trí 137 bp và 181 bp.
Nguyễn Thành Duy Tân (2014) cũng đã sử dụng 3 primer RM336,
RM10825, RM10793 và kết hợp với việc thử khả năng chịu mặn trong điều kiện nhân tạo để đánh giá khả năng chịu mặn của 12 giống lúa địa phương ở tỉnh Trà
200 bp
100 bp 136 bp
M 1 2 3 4 5 6 7 8 16 M 9 10 11 12 13 14 15 16
+ + + + + + + + + + + + + + - + +
28
Vinh. Kết quả cho thấy cả 3 primer này có thể sử dụng trong việc nhận diện các giống lúa chịu mặn, rút ngắn được thời gian đánh giá.
Hình 3.5 Phổ điện di sản phẩm PCR của 15 giống lúa và 2 đối chứng bằng cặp mồi RM10825
(M: ladder 1kb, 1: Phkarum Doul, 2: Phkarum Check, 3: Phkarum Chang, 4: Senpidao, 5: Daw Dam, 6: Nàng Thơm Chợ Đào 3, 7: Nàng Thơm Đục, 8: Hoa Lài, 9: Mẽ Hương 2, 10: OM 4218, 11: Jasmine 85, 12: OM 4900, 13: OM 9915, 14: OM 7347, 15: OM 6377, 16: Pokkali, 17: IR28).