Đặc điểm hình thái và sinh học

Một phần của tài liệu ứng dụng dấu phân tử adn trong việc nhận diện một số tính trạng quan trọng ở lúa (Trang 26)

Rầy nâu có cơ thể màu nâu vàng, đỉnh đầu nhô ra phía trước. Phần gốc râu có hai đốt nở to, cánh dài và trong suốt, giữa cạnh sau của mỗi cánh trước có chấm đen. Thông thường, rầy đực có chiều dài cơ thể ngắn hơn rầy cái. Trên cơ thể rầy cái có mang bộ phận đẻ trứng rất bén và nhọn. Thành trùng rầy nâu có hai loại: cánh ngắn và cánh dài. Khi thức ăn đầy đủ, thời tiết thích hợp thì chủ yếu là rầy cánh ngắn, rầy cánh dài xuất hiện với mật độ rất thấp. Đời sống trung bình của thành trùng rầy nâu khoảng từ 10-20 ngày. Trong thời gian đó một rầy cái cánh dài có thể đẻ 100 trứng, trong khi rầy cái cánh ngắn có thể đẻ từ 300-400 trứng. Trứng rầy nâu được đẻ thành từng hàng bên trong bẹ lúa, mỗi hàng có khoảng 8-30 trứng. Trứng rầy giống hình hạt gạo, dài 0,3-0,4 mm, mới đẻ màu trắng, sắp nở màu vàng. Thời gian ủ trứng khoảng 5-14 ngày. Ấu trùng rầy nâu có 5 tuổi, phát triển trong thời gian 14-20 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).

- Tuổi 1: có màu đen xám, có đường xám trên lề ngực sau, thân dài 1,1 mm. - Tuổi 2: mình có màu nâu vàng nhạt, lề ngực sau lõm ra phía trước, thân dài 1.5 mm.

- Tuổi 3: màu nâu vàng lẫn lộn, có mầm cánh rõ, thân dài 2 mm.

- Tuổi 4: mình màu nâu vàng lẫn lộn, mầm cánh sau hơi nhọn, thân dài 2,4 mm.

- Tuổi 5: mình màu nâu vàng lẫn lộn, mầm cánh trước dài hơn mầm cánh sau, thân dài 3,2 mm.

Một phần của tài liệu ứng dụng dấu phân tử adn trong việc nhận diện một số tính trạng quan trọng ở lúa (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)