Tình trạng đất đai

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng ngập lũ và phương cách ứng phó với lũ để bảo vệ sinh kế của người dân hai phường trường lạc và phước thới, quận ô môn, thành phố cần thơ (Trang 47 - 49)

Theo kết quả khảo sát có 96% số hộdân có đất canh tác riêng, còn lại 4% hộ dân không có đất canh tác riêng. Tỉ lệ hộ dân sở hữu đất canh tác riêng là rất cao lên

đến 96%, có thể do sinh kế người dân ở đây rất đơn điệu chỉ có sản xuất nông nghiệp là chính, vì vậy việc sở hữu đất đai là rất quan trọng với họ, những người

không có đất cũng phải sống phụ thuộc vào những người có đất vì họ làm công cho chủđất.

Tổng diện tích đất đai của các hộ dân vùng khảo sát là 704.100 m2, thấp nhất là 1.000 m2 và cao nhất là 40.000 m2. Đặc trưng đất của 2 địa bàn phỏng vấn chủ

yếu là đất nông nghiệp canh tác lúa chiếm đa số, diện tích đất trồng lúa/rau/màu 72.6% (513.900 m2), đất vườn chiếm 25.6% (180.700 m2) trồng các loại cây ăn trái: mít, xoài, bưởi… Có nơi người dân trồng để làm nguồn thu nhập chính nhưng có

nơi được trồng xung quanh nhà xen kẻ với các loại cây tạp chủ yếu để sử dụng

trong gia đình. Diện tích đất nuôi thủy sản và các loại đất khác chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ

từ 1  2% (lần lượt là 7.500 m2 và 2.000 m2).

Từ hình 4.8 nhận thấy cơ cấu sử dụng đất ở hai phường chưa hợp lý, tập trung quá nhiều vào trồng lúa. Hiện tại đất sản xuất tại phương đa dạng nên tìm

năng chuyển đổi hình thức sử dụng đất là hoàn toàn có thể để thích ứng với BĐKH. Có thể chuyển một phần đất trồng lúa sang trồng cây ăn trái, trồng rau màu, nuôi cá, nuôi tôm hay mô hình kết hợp tôm lúa,… để dần thích ứng với BĐKH không lệ

thuộc quá vào một loại cây trồng vật nuôi để tránh tình trạng mất trắng khi mưa lũ,

khô hạn hay nước biển dâng.

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng ngập lũ và phương cách ứng phó với lũ để bảo vệ sinh kế của người dân hai phường trường lạc và phước thới, quận ô môn, thành phố cần thơ (Trang 47 - 49)