Mô hình ủ phân compost ngầm trong vùng bán ngập có thể thực hiện trên những vùng có thời gian ngập lũ định kỳ hằng năm (khoảng 3 tháng) hoặc các khu
đất nhỏ thường bị ngập, các bãi bồi ven sông. Mô hình ủ phân compost này được thực theo phương pháp ủ nóng không đảo liên tục 3 tháng, hầm ủ được đào sâu trong đất trước khi lũ về hoặc nước ngập cục bộ, vật liệu gồm các vật chất hữu cơ
như rơm rạ, cỏ, lục bình, phân gia súc gia cầm, các vật liệu này có thể chủ động
trước khi lũ về. Mô hình này có thể tận dụng mọi không gian (mặt bằng) không sử
dụng được trong mùa lũ, hoặc vùng ngập nước để sản xuất phân hữu cơ, hầm ủ
nằm sâu trong nước nên không bị tác động của các yếu lũ lụt. Nói cách khác mô hình này vừa có thể tồn tại và thích nghi với BĐKH vừa góp phần cung cấp phân hữu cơ phục vụ trồng hoa màu khi lũ rút.
Mô hình này có thể thực hiện ven các bãi bồi, cồn trên đoạn Sông Hậu TP Cần Thơ. Mô hình ủ phân này có thể góp phần ổn định sinh kế người dân, hay nói
cách khác là giúp người dân có thu nhập ngay cả khi lũ về, đất canh tác bị ngập. Vì thế mô hình này thích ứng tốt với BĐKH và đặc biệt là lũ, là một trong những nhiều yếu khí hậu tác động đến TP Cần Thơ. Hiện tại tác động rõ nhất về BĐKH tại TPCT là nhiệt độ tăng cao sẽảnh hưởng đến năng suất cây trồng (đặc biệt là lúa và
cây ăn trái); và mực nước biển dâng sẽ gây trở ngại cho giao thông, gây sạt lở bờ sông và khó khăn trong sinh hoạt khu nội ô TPCT, đặc biệt hơn là sự xâm nhập mặn vào mùa khô và ngập ngập lụt kéo dài vào mùa mưa làm ảnh hưởng sinh kế hằng ngày của người dân ven ngoại thành TPCT trong tương lai.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.1.1 Thời gian
Từtháng 7/2013 đến tháng 12/2013
Nội dung công việc
Tháng 8/2013 9/2013 10/2013 11/2013 12/2013 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 Lập đềcương x Bảo vệđề cương x Thực hiện LV x x x x x x x x x x x x Xử lý số liệu, viết bài x x x x x x x Nộp báo cáo x Bảo vệ LV x 3.1.2 Địa điểm
Phường Trường Lạc, Quận Ô Môn, Thành Phố Cần Thơ;
Phường Phước Thới, Quận Ô Môn, Thành Phố Cần Thơ.
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu sơ cấp : các thông tin được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 80 hộ dân ở hai P. Trường Lạc và P. Phước Thới; Q. Ô Môn, TPCT bằng phiếu phỏng vấn (phụ lục 1), và kết quả PRA đánh giá nhanh nông thôn.
PRA là một phương pháp hệ thống bán chính quy được tiến hành ở một địa
điểm cụ thể bởi một nhóm liên ngành và để thiết kế nhằm thu thập được những thông tin cần thiết và những giả thuyết cho sự phát triển nông thôn.
Mục tiêu của phương pháp này là xã hội có thể chấp nhận, có hiệu quả kinh tế và hệ sinh thái phát triển bền vững. PRA giả định rằng sự tham gia tích cực của các cộng đồng địa phương vào suốt các tiến trình của các chương trình/đề án phát triển nông thôn là yếu tố quyết định sự thành công.
Các vấn đề được PRA tìm hiểu ở đề tài này là:
Lược sử cộng đồng và lịch sử thiên tai
Mục đích là tìm hiểu các sự kiện/thay đổi và phát triển mà cộng đồng cho là quan trọng, đặc biệt những sự kiện tác động đến tài nguyên cộng đồng (đất đai,
nước, cây trồng, cơ sở hạ tầng) có liên quan đến thời tiết, khí hậu. PRA cũng thống
kê các thay đổi vềmôi trường do tác động của con người hay những đợt thiên tai đã từng xảy ra tại địa phương, những tổn thất do thiên tai gây ra, những kinh nghiệm và cách ứng phó phòng chống thiên tai để bảo vệ sinh kế của người dân địa phương.
Lịch thời vụ
Tìm hiểu hoạt động của người dân ứng với mỗi giai đoạn thời gian trong
năm. Các hoạt động cũng như sự kiện mang tính thời vụ liên quan đến sản xuất, trồng trọt, các hoạt động xã hội, tiêu dùng. Đồng thời Lịch thời vụ cũng giúp liên hệ
các hoạt động của người dân liên quan như thế nào đối với mỗi loại thời tiết, khí hậu trong năm. Từ đó có thể xác định các vấn đề cũng như xu thế có tính thời vụ
cho các hoạt động sản xuất cụ thể của cộng đồng.
Cây Vấn đề/Khó khăn - Nguyên nhân - Tác động - Giải pháp
Nhằm liệt kê lại các vấn đề/khó khăn ảnh hưởng đến sinh kếvà đời sống sinh hoạt của các hộ dân trong vùng cùng với nguyên nhân và tác động của nó. Làm rõ các mối liên kết giữa những nguyên nhân và tác động khác nhau của vấn đề/khó
khăn.
Số liệu thứ cấp: các số liệu này được cung cấp bởi các cơ quan ban ngành
của 2 phường như UBND, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở tài
nguyên và môi trường.
3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đề tài nghiên cứu được khảo sát tại Quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ và
tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên người dân tại các khu vực Phường Trường Lạc và
Thước Thới. Tổng số phiếu phỏng vấn là 80 phiếu (n=80), trong đó
- 40 mẫu (n=40) tương đương với 40 người đại diện cho 40 hộgia đình sinh sống tại Phường Trường Lạc tham gia trả lời phỏng vấn và
- 40 mẫu (n=40) tương đương với 40 người đại diện cho 40 hộgia đình sinh sống tại Phường Phước Thới tham gia trả lời phỏng vấn.
4.1 ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỘ ĐƯỢC PHỎNG VẤN 4.1.1 Thông tin hộ gia đình được khảo sát ở hai phường 4.1.1 Thông tin hộ gia đình được khảo sát ở hai phường
Trong 80 hộ dân được khảo sát cho thấy tỷ lệ nam giới tham gia trả lời phỏng vấn là 84%, trong khi đó số hộ có phụ nữ trả lời phỏng vấn chỉ chiếm 16%. Sở sĩ, có sự khác biệt này thường là do phụ nữthường nhờ chồng họ trả lời phỏng vấn.
36
4.1.2 Thông tin về trình độ học vấn
Theo kết quả khảo sát (hình 4.2) cho thấy trình độ học vấn của các chủ hộ được phỏng vấn phân bốở mức trung bình và tập trung chủ yếu ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Cụ thể bậc tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất với 55%, tiếp đến bậc trung học
cơ sở 30%, trung học phổ thông 9%, chủ hộ có trình độ cao hơn và không biết chữ
chiếm tỷ lệ thấp nhất 3%.
Tương tự như trình độ học vấn của chủ hộ, trình độ học vấn của đa số vợ
hoặc chủ hộ phân bố ở mức trung bình và chủ yếu ở tiểu học và trung học cơ sở. Bậc tiểu học chiếm tỉ lệ cao nhất 48%, trung học cơ sở 40%, trung học phổ thông 8%, mù chữ 3%, và chiếm tỉ lệ thấp nhất ở trình độ cao hơn với chỉ 1%.
4.1.3 Thông tin về vị trí nhà ở
Hình 4.4 Tỷ lệ phân bốnhà và đất canh tác của các hộ dân trong vùng khảo sát
Kết quả hình 4.4 cho thấy phần lớn vị trí định cư bao gồm nhà ở gắn liền với
đất canh tác của các hộ phỏng vấn. Nơi sinh sống của hộ dân gần sông rạch, đường xe và ở theo làng xóm nông thôn chiếm tỷ lệ cao nhất 38%; kếđến là gần sông rạch
và đường xe 21%; gần sông rạch, đường xe, ở theo làng xóm nông thôn và đặc biệt nằm trong vùng đồng trũng 18%; các vị trí cá biệt như các hộ dân sống biệt lập vùng xa chỉ đi lại bằng đường thủy chiếm tỷ lệkhông đáng kể. Nơi canh tác và sinh
sống của người dân phần lớn nằm gần sông rạch, vùng đồng trũng là những vùng có
nguy cơ ngập lụt cao nên các biện pháp thích ứng và sống chung với lũ của người dân cần được quan tâm.
4.1.4 Thông tin về xếp loại hộ gia đình
Qua kết quả phỏng vấn 80 hộ dân về mức thu nhập trung bình, các hộ có mức thu nhập trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 81%, hộ cận nghèo 13%, hộ giàu 4% và tỷ lệ này ít nhất thuộc về hộ nghèo 2%. Nhìn chung mức thu nhập của người dân
ở đây chủ yếu ở mức trung bình tức trên 520.000 đồng/người/tháng nhưng mức nghèo và cận nghèo vẫn còn tương đối cao 17%, đây chủ yếu là những người dễ bị tác động do lũ và BĐKH, vì họ chủ yếu sống phụ thuộc vào nông nghiệp mà nông nghiệp lại chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi lũ và BĐKH.
4.1.5 Thông tin về nguồn thu nhập gia đình
Qua kết quả khảo sát (hình 4.6) cho thấy thu nhập chính của người dân nơi đây chủ yếu dựa vào trồng trọt (61%), tiếp đến là chăn nuôi gia súc, gia cầm (13%); làm cho khu công nghiệp (11%); cuối cùng là các nguồn thu nhập từ làm công tự
do, thủy sản, công chức/ nhân viên hội đoàn, buôn bán – dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp,... các nguồn này chiếm tỉ lệtương đối thấp từ 1% 4%.
4.1.6 Tình trạng đất đai.
Theo kết quả khảo sát có 96% số hộdân có đất canh tác riêng, còn lại 4% hộ dân không có đất canh tác riêng. Tỉ lệ hộ dân sở hữu đất canh tác riêng là rất cao lên
đến 96%, có thể do sinh kế người dân ở đây rất đơn điệu chỉ có sản xuất nông nghiệp là chính, vì vậy việc sở hữu đất đai là rất quan trọng với họ, những người
không có đất cũng phải sống phụ thuộc vào những người có đất vì họ làm công cho chủđất.
Tổng diện tích đất đai của các hộ dân vùng khảo sát là 704.100 m2, thấp nhất là 1.000 m2 và cao nhất là 40.000 m2. Đặc trưng đất của 2 địa bàn phỏng vấn chủ
yếu là đất nông nghiệp canh tác lúa chiếm đa số, diện tích đất trồng lúa/rau/màu 72.6% (513.900 m2), đất vườn chiếm 25.6% (180.700 m2) trồng các loại cây ăn trái: mít, xoài, bưởi… Có nơi người dân trồng để làm nguồn thu nhập chính nhưng có
nơi được trồng xung quanh nhà xen kẻ với các loại cây tạp chủ yếu để sử dụng
trong gia đình. Diện tích đất nuôi thủy sản và các loại đất khác chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ
từ 1 2% (lần lượt là 7.500 m2 và 2.000 m2).
Từ hình 4.8 nhận thấy cơ cấu sử dụng đất ở hai phường chưa hợp lý, tập trung quá nhiều vào trồng lúa. Hiện tại đất sản xuất tại phương đa dạng nên tìm
năng chuyển đổi hình thức sử dụng đất là hoàn toàn có thể để thích ứng với BĐKH. Có thể chuyển một phần đất trồng lúa sang trồng cây ăn trái, trồng rau màu, nuôi cá, nuôi tôm hay mô hình kết hợp tôm lúa,… để dần thích ứng với BĐKH không lệ
thuộc quá vào một loại cây trồng vật nuôi để tránh tình trạng mất trắng khi mưa lũ,
khô hạn hay nước biển dâng.
4.2 ĐẶC ĐIỂM CANH TÁC NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN KHẢO SÁT
Kết quả điều tra hiện trạng nông nghiệp cho thấy trên địa bàn khảo sát thì cây trồng rất đa dạng từ cây ngắn ngày đến dài ngày, cây trồng nước và cây trồng trên cạn. Cụ thể có 64 trong 80 hộ phỏng vấn có trồng lúa trong đó có 59 hộ trồng lúa 3 vụ, 9 hộ trồng lúa 2 vụ, 1 hộ trồng lúa 1 vụ (Hầu hết các hộ trồng lúa không trồng vào thời gian tháng 9 và 10 vì thời gian đó là thời gian xuất hiện lũ); Số hộ
trồng cây đa niên dao đồng từ 1 – 12 hộ, chủ yếu trồng các loại cây như xoài, dừa, chuối, vú sữa, sầu riêng, mận, chôm chôm, dâu, măng cục,...; số hộ trồng cây hoa màu ngắn ngày dao động từ 1 - 8 hộ, hoa màu gồm dưa hấu, đậu bắp, bí, đậu phụng,...Theo lịch thời vụ cho thấy các hộ trồng lúa 1 vụ và 2 vụthường trồng xen cây hoa màu trên vào các vụlúa trong năm.
Kết quả khảo sát lịch thu hoạch các cây trồng như sau: lúa được thu hoạch
trước, trong và sau lũ điều này cho thấy rằng các hộdân nơi đây trồng lúa cả trong
và ngoài đê bao. Tương tựcác điều kiện tự nhiên và lịch thu hoạch của các cây dài ngày và ngắn ngày cũng giống như lúa. Điều này cho thấy khảnăng thích ứng với lũ và các yếu tố thiên tai khác của các mô hình sinh kế nông nghiệp của người dân khá tốt.
4.3 CÁC YÊU TỐ RỦI RO, THIÊN TAI VÀ CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VÙNG KHẢO SÁT
4.3.1 Các yếu tố rủi ro, thiên tai và thời tiết bất thường
Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của các hộ dân được phỏng vấn về các
thiên tai và thay đổi thời tiết bất thường trong khu vực trong 5 năm gần đây (hình 4.9, 4.10) cho thấy rằng có 80 hộ có câu trả lời về yếu tố nhiệt độ cao cụ thể 20% hộ
dân cho rằng yếu tố này xảy ra vào tháng 2, 3 (kéo dài 2 tháng) tháng 1, 2, 3 (kéo dài 3 tháng) là 15%, và tháng 1, 2, 3, 4 (kéo dài 4 tháng) là 13%. Tuy nhiên, chỉ có 67 trên 80 hộcó đánh giá về yếu tố khô hạn tập trung nhiều vào tháng tháng 1, 2, 3, 4 (kéo dài 4 tháng) chiếm tỷ lệ 24%, tháng 1, 2, 3 (kéo dài 3 tháng) là 21%, và ý kiến cho các tháng còn lại trong năm không đáng kể. Nhìn chung, người dân cho là khô hạn thường kéo dài trong những tháng đầu năm và đỉnh điểm là tháng 2, 3 đây
cũng là thời điểm nắng nóng và nhiệt độ cao nhất trong năm. Yếu tố nắng nóng và khô hạn có thể gây hại cho cây trồng do thiếu nước tưới, và gây ra hiện tượng xì phèn. Tuy nhiên, theo ý kiến của người dân thì yếu tố nhiễm phèn là không đáng kể
trong vùng khảo sát.
Hình 4.10 Tỷ lệđánh giá về yếu tố nhiệt độ của các hộdân được phỏng vấn (n=80)
Hình 4.9 Tỷ lệđánh giá về yếu tố khô hạn của các hộdân được phỏng vấn (n=67)
Kết quả tổng hợp nhận xét của 59/80 hộ về yếu tố lũ lụt và 44/80 hộ về triều
cường cho thấy rằng có 25% hộ dân cho lũ lụt xảy ra vào 8, 9, 10 (kéo dài 3 tháng), 24% cho là tháng 9, 10 (kéo dài 2 tháng) (hình 4.11), Còn yếu tố triều cường thì 28% hộ dân cho rằng xảy ra vào tháng 9 (chỉ 1 tháng), 25% cho là kéo dài từ tháng 8, 9, 10 (hình 4.12). Nhìn chung nhận định của các hộ dân trong vùng khảo sát về 2 yếu tố này có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tốđịa hình của vùng như xa lũ đầu nguồn và nguồn gây triều cường từ cửa biển, hay do vị trí nhà của họ nằm trong hoặc ngoài
đê bao. Tóm lại, mức lũ trong vùng khảo sát kéo dài 2 tháng (tháng 9,10) và đỉnh lũ
là tháng 9 do kết hợp với triều cường.
Các yếu tố bão, sấm sét, lốc xoáy, xói lở bờ, nhiệt độ thấp hầu như không
xảy ra và không ảnh hưởng nhiều đến khu vực khảo sát. Đặc biệt là vấn đề xói lờ bờ
sông không xảy ra do không bịtác động nhiều của dòng chảy lũ.
Hình 4.11 Tỷ lệ đánh giá về yếu tố lũ lụt của các hộ dân được phỏng vấn
(n=59)
Hình 4.12 Tỷ lệđánh giá về yếu tố triều cường của các hộdân được phỏng vấn (n=44)
4.3.2 Xu hướng thay đổi bất thường thời tiết so với 5 – 10 năm về trước
Hình 4.13 và 4.14 thể hiện xu hướng nhiệt độ cao và yếu tố khô hạn ngày