2.4.1 Khái quát về BĐKH
2.4.1.1 Khái niệm BĐKH
BĐKH trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ
quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự
nhiên và nhân tạo.
BĐKH là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kểđến
thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được
quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và
phúc lợi của con người.
(Theo công ước chung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu)
2.4.1.2 Nguyên nhân:
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp
thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định
sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6.
- CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn
khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các
hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
- CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ
thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
- N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
- HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC - 23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC - 22.
- PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
2.4.1.3 Các biểu hiện của biến đổi khí hậu:
- Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống
của con người và các sinh vật trên Trái đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng
đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ
sinh thái và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
2.4.1.4 Một số hiện tượng của BĐKH - Hiệu ứng nhà kính - Mưa axit - Thủng tầng ô zôn - Cháy rừng - Lũ lụt - Hạn hán - Sa mạc hóa
- Hiện tượng sương khói
2.4.1.5 Hậu quả của việc biến đổi khí hậu:
- Các hệ sinh thái bị phá hủy
- Mất đa dạng sinh học: Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật
sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 oC nữa
- Chiến tranh và xung đột
- Dịch bệnh: Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận
lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền
nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới
- Hạn hán
- Bão lụt
- Những đợt nắng nóng gay gắt
- Các núi băng và sông băng đang teo nhỏ
- Mực nước biển đang dâng lên
2.4.1.6 Tác động của BĐKH và tình trạng dễ tổn thương với BĐKH ở Việt Nam
Những lĩnh vực được đánh giá là dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu bao gồm: nông nghiệp và an ninh lương thực, tài nguyên nước, sức khoẻ. Vùng bị dễ tổn
thương nhất là ven biển và miền núi. Đối tượng dễ bị tổn thương nhất và người nghèo, phụ nữ và trẻ em và đồng bào dân tộc thiểu số (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2008)
Các nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong bối cảnh BĐKH và thiên tai
Ảnh hưởng của BĐKH không giống nhau giữa các nhóm/đối tượng trong xã hội. Nghiên cứu các nhóm dễ tổn thương và lý do tổn thương có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp ứng phó phù hợp với tác động của BĐKH. Hộ nghèo/người nghèo thường gắn với sản xuất nông nghiệp như là một nguồn thu nhập chính; trong khi đó, như đã nêu ở trên, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực dễ bị
tổn thương nhất bởi tác động của biến đổi khí hậu. Hộnghèo thường là hộ có nguồn lực hạn chế, như nguồn đất đai hạn hẹp, nhà cửa và tài sản mang tính thô sơ do vậy họ dễ bị tỗn thương hơn so với các loại hộ khác khi chịu tác động của BĐKH. Hộ nghèo thường có các hoạt động sinh kếđơn điệu do vậy khả năng đa dạng hóa các nguồn thu nhập để hạn chế tác động của BĐKH thường thấp. Hơn thế nữa, do hạn chế về nguồn lực cho nên khảnăng hồi phục sau khi bịtác động bởi thiên tai của hộ nghèo thường chậm hơn so với các loại hộ khác trong cộng đồng. Một số ý kiến khác cho rằng BĐKH tác động đến tất cả các đối tượng trong xã hội, xét về mặt tuyệt đối thì hộ khá và trung bình bị thiệt hại do BĐKH nhiều hơn so với hộ nghèo.
BĐKH đã làm cho hộ không nghèo và cận nghèo trở thành hộ nghèo.
Phụ nữ và trẻ em cũng là nhóm dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH.
Nghiên cứu tại xã Đồng Thăng tỉnh Lạng Sơn cho biết phụ nữ dân tộc Dao và dân tộc Tày thường trực tiếp sản xuất nông nghiệp và mang lại nguồn lương thực cho
gia đình. BĐKH ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp do vậy có thể hạn chế tiếng nói của họtrong gia đình. Cũng do tác động của BĐKH, nguồn thu nhập từ sản xuất
nông lâm nghiệp tại địa phương giảm xuống, cho nên di cư để tìm kiếm việc làm
đang ngày càng trở nên phổ biến đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Thông thường, nam giới di cư để lại gánh nặng quản lý gia đình và công việc sản xuất cho người phụ nữ do vậy tác động của biến đổi khí hậu đến người phụ nữ càng nghiêm trọng
hơn. Hơn nữa, để tạo thêm thu nhập cho gia đình, phụ nữ người dân tộc thiểu số
phải vào rừng để khai thác thêm các loại lâm sản ngoài gỗ, các loại dược thảo. Công việc này vốn trước đây thông thường do nam giới đảm nhiệm. Điều này làm giảm thời gian tiếp cận các hoạt động xã hội của người phụ nữ.
Sau khi thiên tai diễn ra, cả nam và nữ giới đều phải tốn thời gian và sức lực phục hồi cuộc sống của gia đình. Nam giới thường làm các việc mang tính sức vóc tuy nhiên phụ nữ thường vất vả hơn do vị trí truyền thống của họ trong gia đình,
trong khi đó sựđóng góp của phụ nữkhông được đánh giá một cách xứng đáng do
các công việc mà họ làm còn gọi là công việc không tên. BĐKH làm tiêu tốn nhiều thời gian của phụ nữ cho những công việc mà không được trả tiền. Điều này càng làm nặng quan điểm phụ nữ chịu trách nhiệm cho các công việc trong gia đình. Việc tiêu tốn nhiều thời gian cho các công việc của gia đình, làm giảm thời gian tiếp cận các sinh hoạt của cộng đồng, tiếp cận các phúc lợi của xã hội. Điều này càng làm giảm thấp vai trò của phụ nữtrong gia đình và xã hội (Phạm Thu Hiền, 2011). Hạn hán làm suy giảm nguồn nước không chỉ cho sản xuất mà còn cho sinh hoạt của gia
đình. Phụ nữ và trẻ em thường là đối tượng chựu trách nhiệm lấy nước cho sinh hoạt của gia đình. Do địa hình phức tạp ở miền núi phía Bắc cho nên việc lấy nước
thường tốn nhiều thời gian. Điều này có thểảnh hưởng đến việc học tập của trẻ em và cũng như gánh nặng cho phụ nữ. Tương tự như hạn hán, khi nhiệt độ xuống thấp, phụ nữ và trẻem thường phải lấy củi đốt đểsưởi ấm cho gia đình.
(Nhóm công tác BĐKH (CCWG))
2.4.2 Tình hình BĐKH ở Việt Nam
Trên thực tế, tại VN đã có những biểu hiện của BĐKH về các yếu tố khí hậu
cơ bản (nhiệt độ, lượng mưa,...) cũng như các yếu tố thời tiết (bão, mưa lớn, hạn hán,...). Được biết trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình tại VN đã tăng 0,7 °C, mực nước biển dâng 20 cm. Trong thời gian, cùng với tình hình chung của Thế giới,
VN đã và đang chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiên tai bão lụt hạn hán đã diễn ra với cường độ mạnh hơn trước.
Theo kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho VN do Bộ Tài nguyên và Môi
trường công bố năm 2009, nhiệt độ trên tăng ít nhất 1,1 – 1,9 °C, nhiều nhất 2,1 – 3,6 °C, lượng mưa tăng ít nhất 1,0 – 5,2 % và nhiều nhất từ 1,8 – 10,1 %, mực nước biển dâng ít nhất 65 cm, nhiều nhất 100 cm so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999.
nguyên nước, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, giao thông vận tải, sức khỏe.
2.5 MÔ TẢ VÙNG NGHIÊN CỨU
2.5.1 Đặc điểm tự nhiên của Thành phố Cần Thơ
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở cuối dòng chảy của sông
Mekong trước khi đổ ra Biển Đông và và một phần nhỏ ra Vịnh Thái Lan. Đây là
một vùng đất thấp và bằng phẳng, cao độ trung bình phổ biến ở nhiều nơi từ 1,0 – 2,0 m so với mực nước biển, được bồi tụ bởi phù sa của sông Mekong. Vùng đồng bằng có diện tích gần 4 triệu ha (39.734 km2), trong đó có trên 2,4 triệu ha đất được sử dụng cho canh tác nông nghiệp (NEDECO, 1993). Vùng Đồng bằng này là nơi cư trú của hơn 18,6 triệu người dân (năm 2010). Về mặt sinh thái, vùng ĐBSCL là đất ngập nước lớn nhất Việt Nam (Tuan and Guido, 2007), có đầy đủ các kiểu rừng sát ngập mặn, ngập lợ, rừng ngập nước có than bùn, vùng rừng tràm ngập nước ngọt, nước phèn. Vùng đồng bằng có một hệ thống sông rạch chằng chịt dài hàng ngàn km và hai mặt giáp biển Đông và biển Tây dài hơn 600 km. Do địa thế nằm ở
vùng cuối hạlưu, toàn bộ dòng chảy lũ từthượng nguồn tràn vềvùng ĐBSCL qua
hai nhánh sông Tiền, sông Hậu và phần tràn bờ chảy trên đất liền vượt biên giới giữa Campuchia và Việt Nam làm ngập nhiều vùng đất trũng, chủ yếu là vùng Tứ
giác Long Xuyên – Hà Tiên, vùng Đồng Tháp Mười và vùng trũng giữa hai nhánh sông Tiền và sông Hậu. Mùa lũ bắt đầu từtháng 7, gia tăng dần từ tháng 8 – 9, cao
điểm vào tháng 10 và giảm dần vào tháng 11 - 12. Bình quân vào mùa mưa, lưu lượng lũ cao nhất là 139.000 m3/giây, gây ngập từ 1,2 đến 1,9 triệu ha.
Mỗi năm, vùng ĐBSCL cung cấp hơn 50% sản lượng lúa, 65% lượng thủy sản và 75% lượng cây ăn trái cho cảnước. Mỗi năm vùng ĐBSCL cung cấp cho thế
giới hơn 2 triệu tấn gạo xuất khẩu, chiếm 90% lượng gạo bán ra thế giới của Việt nam. Hầu hết người dân vùng ĐBSCL sống dọc theo các bờ sông rạch và tuyến giao thông, sinh hoạt và sản xuất của cư dân phụ thuộc lớn vào dòng chảy sông Cửu
Long. Tuy là nơi sản xuất nông ngư nghiệp lớn, vùng ĐBSCL vẫn còn là một khu vực có mức GDP thấp, GDP bình quân đầu người năm 2007 là 9,47 triệu đồng,
tương đương 591 USD, đạt tốc độtăng trưởng GDP là 12,34%, trình độ dân trí còn kém, thiếu thốn vềcơ sở hạ tầng, nhà cửa tạm bợ.
Thành phố Cần Thơ được công nhận là đô thị loại I trực thuộc Trung ương vào ngày 24 tháng 6 năm 2009 theo Quyết định số 889/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một thành phốtương đối trẻ nằm dọc theo bờ Tây của sông Hậu, khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, tọa độ 10o2’N 105o47’E và 10,033oN 105,783oE, giáp với 5 tỉnh: phía Đông giáp Vĩnh Long và Đồng Tháp, phía Bắc giáp An Giang, phía Tây giáp Kiên Giang và phía Nam giáp với Hậu Giang. Khoảng cách giữa thành phố Cần Thơ và các đô thị khác trong vùng như
sau: Long Xuyên 60 km, Rạch Giá 116 km, Cà Mau 179 km. Riêng thành phố Hồ
Chí Minh và biển Đông lần lượt cách Cần Thơ 169 km và 75 km. Tổng diện tích tự
nhiên của thành phố: 140.895 ha (năm 2010) chia thành chín quận, huyện và 85
phường, xã. Có năm quận nội thành bao gồm: Cái Răng, Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn và Thốt Nốt và bốn huyện ngoại thành bao gồm: Phong Điền, Thới Lai, CờĐỏ
và Vĩnh Thạnh.Với vị trí nằm trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL), là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạlưu sông Mê Kông, là địa bàn trọng
điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng ĐBSCL và cảnước. Nằm trong vùng đồng bằng, địa hình thành phố Cần Thơ nhìn chung khá bằng phẳng với độ cao thay đổi từ 0,5 - 1,8 m, phổ biến từ 0,8 - 1,2 m và có xu
hướng nghiêng nhẹ từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo dòng chảy của sông Hậu và từĐông Bắc xuống Tây Nam theo hướng cắt ngang sông Hậu. Về tổng thể, địa hình của thành phố chia thành 2 vùng:
Vùng đất cao nằm ven sông Hậu có cao trình 1,0 - 1,5 m, thấp dần về phía nội đồng, vùng ven lộ Cái Sắn có độ cao trên dưới 0,8 m, thấp dần đến vùng giữa Thốt Nốt, Ô Môn (nông trường Sông Hậu) cao trình chỉ còn 0,5 m.
Vùng đất thấp nằm về phía giáp ranh Kiên Giang thuộc khu vực huyện Vĩnh
Thạnh, CờĐỏ, Thới Lai và một phần diện tích khu vực phía Đông Nam thuộc Quận
Cái Răng và huyện Phong Điền, cao trình phổ biến từ 0,5 - 0,8 m. Về chi tiết, chia theo dạng địa hình, phần lớn diện tích đất của thành phố Cần Thơ phân bố trên 3 dạng địa hình chính là trung bình, trung bình cao và trung bình thấp với diện tích 133.065 ha (chiếm 85,87% so với tổng diện tích tựnhiên), trong đó ởđịa hình trung bình là 56.076 ha (40,03%), ởđịa hình trung bình thấp: 38.809 ha (27,70%) và ởđịa hình trung bình cao: 25.409 ha (18,14%); còn lại ở địa hình cao: 7.579 ha (5,41%) và ở địa hình trũng là 5.192 ha (3,71%).
2.5.1.1 Khí hậu
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng nóng và ẩm quanh năm cụ thểnhư sau:
Nhiệt độ bình quân năm và các tháng cao đều (bình quân năm 26,8 oC, bình quân tháng 21,6 oC - 28,4 oC), cùng với số giờ nắng bình quân năm cao (7
giờ/ngày), nên rất thuận lợi cho thâm canh tăng năng suất và nâng cao chất lượng nông sản.
So với các tỉnh lân cận, lượng mưa tại TP. Cần Thơ ở vào mức trung bình
(1.635 mm/năm) và chia làm 2 mùa rõ rệt, trong đó mùa mưa đạt 1.512 mm, chiếm
92% lượng mưa cảnăm và mùa khô đạt 123 mm, chỉ chiếm 8% lượng mưa cả năm,
dẫn tới mùa mưa thường bị ngập úng ở các khu vực địa hình thấp và mùa khô
thường thiếu nước cho canh tác, nhưng nhờ có nguồn nước tưới chủ động từ sông Hậu, nên rất thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, có thểđáp