TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THỦY VĂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng ngập lũ và phương cách ứng phó với lũ để bảo vệ sinh kế của người dân hai phường trường lạc và phước thới, quận ô môn, thành phố cần thơ (Trang 26 - 29)

Tuy lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu VN phân bố thành 3 vùng khí hậu riêng biệt theo phân loại khí hậu Köppen với miền Bắc mang khí hậu cận nhiệt đới ẩm ấm, Bắc trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền nam và nam trung bộ mang đặc điểm nhiệt đới Xavan. Đồng thời, do nằm ở

rìa phía đông nam của phần châu Á lục địa, giáp với biển Đông (một phần của Thái Bình Dương), nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch,

thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp.

Việt Nam có bốn miền khí hậu chủ yếu, bao gồm: miền khí hậu phía Bắc, miền khí hậu phía Nam, miền khí hậu Trung và Nam Trung Bộ, và miền khí hậu biển Đông.

Miền khí hậu phía Bắc

Bao gồm phần lãnh thổ phía Bắc dãy Hoành Sơn. Miền này có khí hậu cận

nhiệt đới ẩm với bốn mùa xuân, hè, thu, đông rõ rệt. Tuy nhiên, miền khí hậu này có

đặc điểm là mất ổn định vời thời gian bắt đầu - kết thúc các mùa và về nhiệt độ.

Miền khí hậu phía Nam

Gồm phần lãnh thổ thuộc Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền này có khí hậu nhiệt đới xavan với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (từ tháng 4 - 5 đến tháng 10

- 11). Quanh năm, nhiệt độ của miền này cao. Khí hậu miền này ít biến động nhiều trong năm.

Miền khí hậu Trung và Nam Trung Bộ

Gồm phần lãnh thổ phía Đông dãy Trường Sơn, kéo dài từ phía Nam dãy

nói trên và mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Miền này lại có thể chia

làm hai vùng:

Miền khí hậu biển Đông

Biển Đông VN mang đặc tính hải dương và tương đối đồng nhất.

2.3.1.2 Đặc điểm chung về thủy văn

Mạng lưới sông ngòi VN dày đặc, nhiều nước, nhiều phù sa:

– Địa hình VN chủ yếu là đồi núi được Tân Kiến Tạo làm trẻ lại do đó có độ

dốc lớn, trên đó lại được nhận lượng mưa khá lớn tập trung vào mùa hạ đã tạo nên mạng lưới sông ngòi (nước chảy tràn) bao gồm hàng ngàn sông suối lớn nhỏ với hình dạng, tính chất, hướng chảy khác nhau.

– VN có mật độ sông suối dày đặc với 2.360 con sông. Trung bình cứ 1 km sông/km2. Tuy nhiên có sự phân bố không đồng đều giữa các nơi : những vùng núi

đá rắn, đá vôi mưa ít có mật độ sông ngòi thấp 0,5 km sông/km2. Tại các sườn núi

đón gió, có lượng mưa nhiều, mật độ sông suối khoảng 1,5 km sông/km2. Riêng ở

khu vực đồng bằng mật độ khá lớn khoảng 3 - 4 km sông/km2. Nếu đi dọc bờ biển thì cứ các 20 km lại có một cửa sông. Đa số sông VN là sông ngắn và dốc (có 2.170 sông là sông nhỏ và ngắn – chiếm 92,5%, có diện tích lưu vực khoảng 500 km2 và

dài dưới 100 km). Các sông lớn ở VN chỉ chiếm phần hạlưu.

– Sông VN có lưu lượng lớn do VN có lượng mưa lớn, lưu lượng bình quân là 26.200m3/s, tương ứng với tổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm (trong số này chỉ có

38,5% được sinh ra trong lãnh thổ VN). Trong tổng lượng nước nói trên thì nước chảy tràn trên mặt chiếm 637 tỷ m3/năm (76%), còn lại là nước ngầm. Lượng nước trên mặt phân bốkhông đồng đều:

+ Sông Cửu Long chiếm 60,4% + Sông Hồng chiếm 15,1% + Các sông còn lại 24,5%

– Mođun (Module) ở VN khá lớn, khoảng 30 lít/s/km2 nhưng cũng có sự

phân bố không đều. Vùng mưa nhiều mođun đạt 75 lít/s/km2, vùng mưa ít như cực Nam Trung Bộ 10 lít/s/km2

M (mođun) = (Q x 10^3) / F (F: diện tích lưu vực Q: tổng lượng nước)

– Sông VN có lượng phù sa lớn do VN có khí hậu nội chí tuyến mưa nhiều,

địa hình trẻ, độ dốc lớn, làm cho độ xâm thực của sông VN tương đối cao, bình quân là 225 tấn/năm/km2.(Những nơi mưa nhiều, độ dốc lớn, độ xâm thực đạt 1.168 tấn/năm/km2 như lưu vực Hoà Bình – sông Đà). Từ đó làm cho hàm lượng phù sa

khá cao. Tổng lượng phù sa của các sông VN là 200 triệu tấn/năm (sông Hồng 60%, sông Cửu Long 35%,…)

Mạng lưới sông ngòi VN phản ánh cấu trúc địa hình:

– Địa hình VN có 2 hướng chính là hướng vòng cung và hướng Tây Bắc –

Đông Nam và phù hợp với nó là hướng của các dãy núi, từđó làm cho sông VN có 2 hướng chính : hướng vòng cung và hướng Tây Bắc – Đông Nam và đổ thẳng ra biển Đông. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ như sông Kì Cùng, một số phụ lưu của sông Đà có hướng ngược lại, các sông ở Tây Nguyên đổ sang

Campuchia sau đó mới ra biển. Ngoài ra, sông VN còn vô vàn phúc tạp như chia

thành nhiều bậc khi chảy qua địa hình bậc thang hoặc có đoạn lòng sông mở rộng,

có đoạn thu hẹp (thác ghềnh).

– Sông VN thường bắt nguồn từ những vùng núi cao: [ sông Hồng bắt nguồn từ dãy Ngụy Sơn (1.766 m ở Vân Nam)], hầu hết các sông còn lại đều bắt nguồn từ

vùng núi cao trên dưới 1000 m làm cho sông ngòi VN có độ dốc lớn. Sông Hồng ở

Việt Trì có độ dốc 23 cm/km, sông Lô có độ dốc 33 cm/km, sông Đà 71 cm/km, các sông ở đông trường sơn có độ dốc trên 100 cm/km

– Do sông có độ dốc lớn, mưa nhiều vào mùa hạ làm cho sông VN đổ ra biển bằng nhiều cửa: sông Hồng 4 cửa (Trà Lí, Ba Lạt, Lạch, Đáy), sông Cửu Long ra biển bằng 9 cửa (Tiểu, Đại, Balai, Hàm luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Bát Xắc, Tranh Đề)

Thủy chế của sông ngòi VN:

– Thủy chế của sông ngòi VN phù hợp với chếđộ khí hậu. Khí hậu VN có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô tương ứng với mùa khô là mùa cạn còn mùa

mưa là mùa lũ. Tuy nhiên do tính phúc tạp của khí hậu VN đó là sự phân hoá theo khu vực (nơi mưa ít, nơi mưa nhiều, nơi mưa vào mùa hạ, nơi mưa vào mùa đông)

làm cho mùa lũ không thống nhất trong cảnước.

– Mùa lũ ởVN thường dài 4 – 5 tháng (tháng 5 – 10), chiếm 70 – 80% lượng

nước của cả năm. Tùy nơi mà đỉnh lũ có sự khác nhau, nhìn chung có xu thế chậm dần từ Bắc – Nam, do có sự liên quan giữa dải hội tụ CIT. Bắt đầu bằng những lưu

vực thuộc Bằng Giang – Kì Cùng có lũ vào tháng 7 - 8, các sông ở Bắc Trung Bộ

vào tháng 9, Huếsông Hương tháng 10, Nam Trung Bộ tháng 11, khu vực Nam Bộ

lũ cực đại vào tháng 9.

– Vào mùa lũ do lượng mưa lớn cộng với độ dốc địa hình tác động lên lớp thổnhưỡng dày của vùng nội chí tuyến nhiệt đới làm cho các hệ thống sông có hàm

– Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4 lượng nước chiếm 20 – 30%, thậm chí vào mùa cạn có sông không có nước như ở Cực Nam Trung Bộ. Vì vậy làm cho độ

chênh lệch nước giữa đỉnh lũ và đỉnh cạn rất lớn, lên đến 15 – 20 lần. Mùa cạn cũng có khuynh hướng chậm dần từ Bắc – Nam (Ở Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ tháng 11 đến tháng 5, ở miền Nam mùa cạn ngắn từ tháng 11 đến tháng 4)

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng ngập lũ và phương cách ứng phó với lũ để bảo vệ sinh kế của người dân hai phường trường lạc và phước thới, quận ô môn, thành phố cần thơ (Trang 26 - 29)