Kết quả điều tra hiện trạng nông nghiệp cho thấy trên địa bàn khảo sát thì cây trồng rất đa dạng từ cây ngắn ngày đến dài ngày, cây trồng nước và cây trồng trên cạn. Cụ thể có 64 trong 80 hộ phỏng vấn có trồng lúa trong đó có 59 hộ trồng lúa 3 vụ, 9 hộ trồng lúa 2 vụ, 1 hộ trồng lúa 1 vụ (Hầu hết các hộ trồng lúa không trồng vào thời gian tháng 9 và 10 vì thời gian đó là thời gian xuất hiện lũ); Số hộ
trồng cây đa niên dao đồng từ 1 – 12 hộ, chủ yếu trồng các loại cây như xoài, dừa, chuối, vú sữa, sầu riêng, mận, chôm chôm, dâu, măng cục,...; số hộ trồng cây hoa màu ngắn ngày dao động từ 1 - 8 hộ, hoa màu gồm dưa hấu, đậu bắp, bí, đậu phụng,...Theo lịch thời vụ cho thấy các hộ trồng lúa 1 vụ và 2 vụthường trồng xen cây hoa màu trên vào các vụlúa trong năm.
Kết quả khảo sát lịch thu hoạch các cây trồng như sau: lúa được thu hoạch
trước, trong và sau lũ điều này cho thấy rằng các hộdân nơi đây trồng lúa cả trong
và ngoài đê bao. Tương tựcác điều kiện tự nhiên và lịch thu hoạch của các cây dài ngày và ngắn ngày cũng giống như lúa. Điều này cho thấy khảnăng thích ứng với lũ và các yếu tố thiên tai khác của các mô hình sinh kế nông nghiệp của người dân khá tốt.
4.3 CÁC YÊU TỐ RỦI RO, THIÊN TAI VÀ CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VÙNG KHẢO SÁT