- Quản lý tất cả các hồ sơ tín dụng Kiểm tra hồ sơ trước khi giải ngân, thu
CHI NHÁNH HẬU GIANG 5.1 CƠ SỞ ĐÈ RA GIẢI PHÁP
5.2.2 Quản trị rủi ro nguồn vốn
Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận các nhà quản trị ngân hàng cần quan tâm theo
dõi các loại rủi ro có thể xuất hiện trong quá trình kinh doanh để có thể vừa đạt
được mục tiêu lợi nhuận vừa đảm bảo an toàn trong kinh doanh sau đây em xin đưa ra một số giải pháp góp phần hạn chế các loại rủi ro nguồn vốn tại ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Hậu Giang.
Giải pháp hạn chế rúi ro lãi suất
Dự báo tình hình lãi suất trong tương lai để có chính sách sử dụng nguồn
vốn hợp lý.
Khi xuất hiện chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm ngân hàng nên chủ động điều hòa cho con số này bằng không hoặc gần bằng không để làm giảm tác động đến lợi nhuận của ngân hàng do thay đi lãi suất mang lại, cụ thể khi ngân hàng đang trong tình trạng nhảy cảm nguồn vốn, ngân hàng nên cơ cấu lại tài sản hoặc nguồn vốn bằng cách giảm nguồn vốn nhạy cảm
chuyển một phần nguồn vốn ngắn hạn thành nguồn vốn đài hạn hoặc tăng tài sản nhạy cảm, chuyển một phần tài sản dài hạn sang tài sản ngắn hạn.
Hạn chế sự khác biệt về thời gian đáo hạn của tài sản có và nguồn vốn nợ,
chủ động cho vay những món vay có kỳ hạn tương đồng với kỳ hạn của nguồn vốn nợ, chỉ sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn khi cần thiết đảm bảo an toàn và theo qui định của ngân hàng Nhà Nước.
Ngoài ra rủi ro lãi suất sẽ được quản lý và hạn chế đến mức thấp nhất khi
ngân hàng áp dụng các biện pháp bảo hiểm lãi suất như thực hiện hợp đồng kỳ
hạn lãi suất, quyền chọn lãi suất, hợp đồng hoán đổi lãi suất. Tuy nhiên ở Việt Nam các loại công cụ phái sinh này chưa được sử dụng rộng rãi.
Giái pháp hạn chế rúi ro thanh khoản
Như đã phân tích trong các phần trên ta thấy các chỉ số thanh khoản của ngân hàng còn tương đối thấp ngân hàng cần chú trọng hơn nữa trong công tác
quản lý loại rủi ro này. Từ tình hình cung cầu thanh khoản trong quá khứ, tình
hình thực tế và những diễn biến có thể xảy ra trong tương lai ngân hàng thiết lập
và dự đoán tình hình cung cầu thanh khoản trong tương lai để dự trữ hợp lý ngân
quỹ đáp ứng nhu cầu thanh khoản.
Thường xuyên theo dõi thị trường, quan sát tình hình tài chính của khách
hàng để có những điều chỉnh thích hợp về tình trạng thanh khoản của ngân hàng.
Ngân hàng có thể sử dụng các tài sản ngắn hạn có khả năng thanh khoản cao như: chứng khoán chính phủ, tín phiếu kho bạc hay tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác để dự trữ thanh khoản vừa đảm bảo thanh khoản vừa có khả năng sinh lời.
Đây mạnh hoạt động huy động vốn trung và dài hạn để chủ động nguồn
cung thanh khoản từ chính ngân hàng.
CHƯƠNG 6