Rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu phân tích tình hình quản trị nguồn vốn tại ngân hàng đầu tư phát triển hậu giang (Trang 58 - 60)

- Quản lý tất cả các hồ sơ tín dụng Kiểm tra hồ sơ trước khi giải ngân, thu

4.4.2Rủi ro thanh khoản

3 .I A Năm Năm Năm

4.4.2Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản là một vấn đề nhạy cảm ảnh hưởng lớn đến hoạt động

kinh doanh của ngân hàng. Rủi ro thanh khoản xảy ra đối với ngân hàng khi nhu

cầu thanh khoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến của ngân hàng,

ngân hàng thiếu khả năng chỉ trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản thành tiền để đáp ứng nhu cầu của các hợp đồng thanh toán. Rủi ro thanh khoản ở mức thấp ngân hàng phải gia tăng các chi phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản sẽ làm giảm thu nhập ròng của ngân hàng, rủi ro xảy ra ở mức cao hơn có thể làm mắt khả năng thanh toán ngân hàng đứng trước nguy cơ phá sản. Trong thực tế đã có

nhiều bài bài học về vấn đề thanh khoản của các ngân hàng, do đó các nhà quản

trị ngân hàng đặc biệt quan tâm đến loại rủi ro này, để đưa ra các chiến lược quản

trị thanh khoản phù hợp đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Quản trị thanh khoản là việc dự đoán các nguy cơ rủi ro thanh khoản và tổn thất có thể xảy ra để quản lý có hiệu quả cấu trúc thanh khoản của tài sản và quản lý tốt cầu trúc danh mục nguồn vốn nhằm đảm bảo khả năng chỉ trả kịp thời của ngân hàng với chi phí hợp lý. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản như: do ảnh

hưởng trực tiếp từ các loại rủi ro khác, xuất hiện các biến cố thất thường, chiến

lược và phương pháp quản trị thanh khoản chưa hợp lý, hiệu ứng rút tiền hàng loạt trong giai đoạn khủng hoảng tài chính.

Thông thường để đo lường rủi ro thanh khoản người ta thường dùng các

chỉ số như: trạng thái tiền mặt, chứng khoán thanh khoản, hệ số thành phần tiền gửi để xác định rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Các chỉ số này nói lên khả

năng chuyển đổi thành tiền mặt của một số loại tài sản trong ngân hàng. Ta tìm

hiểu rủi ro thanh khoản tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hậu Giang

thông qua các chỉ số trong bảng sau:

Bảng 10: CÁC CHỈ SỐ THANH KHOẢN CỦA BIDV HẬU GIANG QUA BA NĂM 2008-2010

Chỉ tiêu Đơnvị | Năm2008 | Năm 2009 | Năm 2010

Tiền mặt Triệu đồng 8.872 12.205 27.253 Tiền gửi tại TCTD khác | Triệu đồng 10.615 15.977 52.836

Tiền gửi thanh toán Triệu đồng 243.542| 231.400| 243.627 Tổng tiền gửi Triệu đồng 341572| 345.922| 473.879 Tổng tài sản Triệu đồng | 1.584.347 | 2.219.086 | 2.780.875 Trạng thái tiền mặt % 1,23 1,27 2,88 Hệ sô thành phân tiền

gửi % 71,30 66,89 51,41

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán BIDV Hậu Giang)

Chỉ số: trạng thái tiền mặt là chỉ số thể hiện trạng thái của các loại tài sản có

tính lỏng cao nhất đáp ứng tức thời nhu cầu thanh khoản, trong hoạt động của

mình hàng ngày ngân hàng phải duy trì một lượng tiền mặt nhất định để thực

hiện các vấn đề chi trả hay rút tiền của khách hàng, đối với một ngân hàng số lượng tiền mặt tại quỹ nhiều thì sẽ lấy được lòng tin khách hàng, tạo cảm giác an tâm khi khách hàng gửi tiền tuy nhiên nếu giữ lại một lượng tiền mặt quá nhiều sẽ làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng.

Qua bảng số liệu trên ta thấy trạng thái tiền mặt của Ngân hàng qua ba năm là tương đối thấp, và tăng dần qua các năm, thấp nhất là năm 2008 chỉ số này là

1,23%, cao nhất là năm 2010 chỉ số này cũng chỉ đạt 2,88%, tuy là một ngân

hàng thương mại nhà nước nhưng BIDV Hậu Giang cũng hoạt động vì mục đích sinh lời là chính, nên việc sử dụng phần lớn nguồn vốn của mình vào hoạt động

kinh doanh sinh lời là điều bình thường, việc giữ lại ít tiền mặt đủ để đảm bảo

hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn ra bình thường và an toàn cho thấy ngân hàng đã tận dụng tốt nguồn vốn của mình để đầu tư sinh lời. Hơn nữa BIDV

Hậu Giang là chi nhánh cấp một do ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

trực tiếp quản lý nên vấn đề thanh khoản của ngân hàng sẽ được ngân hàng Đầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tư và Phát triển Việt Nam hỗ trợ khi cần thiết. Tuy nhiên Ngân hàng nên theo dõi

chặt chẽ tình hình thanh khoản tại Ngân hàng, đảm bảo sự tương xứng g1ữa ngày đáo hạn của các khoản sử dụng vốn và ngày đáo hạn của nguồn vốn huy động để

có chính sách dự trữ tiền phù hợp giảm thiểu rủi ro thanh khoản, đảm bảo an toàn

cho Ngân hàng.

Hệ số thành phần tiền gửi, hệ số này cho biết tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong tổng tiền gửi của khách hàng, nói lên khả năng chủ động nguồn cung thanh khoản của ngân hàng, nếu chỉ số này lớn thì tiền gửi thanh toán chiếm một tỷ trọng lớn trong tông tiền gửi điều này chứng tỏ khả năng chủ động cung thanh khoản của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ số này thấp tức là tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tiền gửi cho thấy nguồn cung thanh khoản của ngân hàng tương đối ôn định. Ta thấy chỉ số này của Ngân hàng là tương đối cao trên 50%, năm 2008 chỉ số này là 71,30%, năm 2009 là 66,89%, năm 2010 chỉ số này giảm xuống còn 51,41%, chỉ số này giảm dần qua ba năm cho thấy tính ổn

định nguồn cung thanh khoản tại ngân hàng đã được cải thiện dần, có được điều

này là do hoạt động huy động vốn của ngân hàng đã dần khá hơn huy động vốn

có kỳ hạn nhiều hơn đặc biệt là vốn huy động có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. 4.5 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÁ QUẢN TRỊ NGUÒN VỐN TẠI BIDV HẬU

GIANG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình quản trị nguồn vốn tại ngân hàng đầu tư phát triển hậu giang (Trang 58 - 60)