5. Có vốn đầu tư nước ngoà
3.1.2. Phát huy khả năng mở rộng việc làm thông qua sự phát triển kinh tế tư nhân
kinh tế tư nhân
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam; giải quyết việc làm cho người lao động trong sự phát triển của thị trường lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực và thế giới.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nhiều việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 đã được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng: "Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xức của nhân dân" [10, tr.210]. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định rõ: "Phát triển thị trường lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung - cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm" [11, tr.243].
Quan điểm chung để giải quyết việc làm thông qua sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân thể hiện ở một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, tạo việc làm là góp phần tiết kiệm nguồn lực xã hội.
- 67 -
- Di chuyển giá trị trong nguyên vật liệu, máy móc vào giá trị của hàng hóa. - Sáng tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Vì thế, việc sử dụng được tiềm năng lao động của xã hội, không duy trì tổng giá trị sẵn có của xã hội, mà còn làm gia tăng nhanh chóng tổng giá trị đó do có giá trị mới tạo ra.
Giải quyết việc làm cho xã hội, bảo đảm mọi khả năng lao động được đáp ứng là yêu cầu quan trọng nhất về mặt kinh tế để tăng tổng sản phẩm xã hội.
Khả năng lao động của con người luôn gắn liền với sự tồn tại của nó. Vì vậy, để duy trì khả năng lao động đó thì cần phải tiêu phí một số lượng sản phẩm không nhỏ của xã hội. Lãng phí lao động xã hội là lãng phí lớn nhất. Bởi lẽ:
+ Khả năng lao động đã được xã hội đầu tư ứng trước để nuôi con người từ lúc lọt lòng đến khi có khả năng lao động. Sự đầu tư ứng trước đó sẽ không được sử dụng nếu con người đến tuổi thành niên nhưng chưa có việc làm.
+ Mặc dầu người không có việc làm, không tạo ra một giá trị nào cho xã hội song họ vẫn phải tồn tại, vẫn phải tiêu dùng một số lượng nhất định sản phẩm của xã hội để tồn tại.
Do đó, giải quyết việc làm cho xã hội là biện pháp tiết kiệm lớn nhất các nguồn lực xã hội. Đó còn là yêu cầu chính trị, xã hội nhằm hạn chế thấp nhất những tiêu cực xã hội sinh ra từ thất nghiệp.
Thứ hai, người lao động và Nhà nước cùng tạo việc làm cho bản thân và cho xã hội:
Trong cơ chế tập trung bao cấp, việc làm thường được hiểu chưa đầy đủ, có phần phiến diện. Trên thực tế người ta chỉ coi trọng biên chế Nhà nước và kỳ thị việc làm trong khu vực khác (tập thể, cá thể, gia đình). Các ngành nghề dịch vụ rất cần thiết cho xã hội nhưng thường bị co hẹp. Chế độ bao cấp trong kinh tế cũng được chuyển dịch thành bao cấp việc làm suốt đời. Nhà
- 68 -
nước chịu trách nhiệm tạo việc làm và sắp xếp việc làm cho toàn xã hội. Từ đó gây ra thái độ tâm lý thụ động, trông chờ vào Nhà nước. Cả khi vào biên chế, thái độ và tâm lý cũng làm cho con người lười biếng, ỷ lại. Năng suất và hiệu quả lao động thấp kém.
Trong quá trình tái sản xuất: khâu sản xuất quyết định việc tạo ra giá trị mới, nhưng việc phân phối và trao đổi hàng hóa đều là những khâu hết sức quan trọng. Vì vậy, làm việc ở khâu nào cũng có ích, được pháp luật bảo vệ và có thu nhập xứng đáng.
Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, việc làm của xã hội được hiểu là: Tất cả những hoạt động trong các thành phần kinh tế, trong khu vực gián tiếp hoặc trực tiếp sản xuất, trong doanh nghiệp hay trong gia đình (kể cả nội trợ).
Phương châm quan trọng nhất để giải quyết việc làm cho xã hội là người lao động tự tạo ra việc làm cho mình và cho người khác trên cơ sở môi trường pháp lý kinh tế xã hội cho phép. Nhà nước có trách nhiệm ban hành các chính sách, biện pháp, nhằm tạo ra cơ chế, và môi trường sản xuất, kinh doanh, đào tạo ngành nghề, bảo hiểm lao động, bảo đảm lương tối thiểu, vệ sinh và an toàn lao động cho từng nhóm ngành nghề cụ thể.
Trên cơ sở đó người lao động và người sử dụng lao động có quyền tự do hành nghề, thuê mướn nhân công, tăng đầu tư vào các ngành, tạo ra nhiều việc làm để tăng thêm số lượng việc làm cho xã hội.
Trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường lao động một mặt những người sử dụng lao động buộc phải nâng cao không ngừng chất lượng việc làm để thu hút được nhiều lao động có chất lượng cao.
Mặt khác đối với người lao động nếu không đáp ứng được yêu cầu gắt gao của thị trường lao động, sẽ được Nhà nước hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp mới, hay bồi dưỡng nâng cao nghề nghiệp, để tìm kiếm hoặc tự tạo được việc
- 69 -
làm phù hợp. Đối với những người thất nghiệp, quá tuổi lao động, ốm đau, bệnh tật nhiều cần phải có mạng lưới bảo đảm xã hội do Nhà nước thiết lập, để họ duy trì được cuộc sống tối thiểu và từng bước tìm được việc làm thích hợp. Đối với những người thuộc diện chính sách cần hoàn thiện các chế độ đãi ngộ xứng đáng để trên cơ sở đó xã hội hóa việc chăm lo và chăm sóc việc làm cho họ.
Thứ ba, tạo việc làm trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
Tự tạo việc làm cho bản thân và cho xã hội trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, không phải là hoạt động tự phát cạnh tranh vô chính phủ. Đối với vấn đề điều tiết việc làm, mục tiêu định hướng cơ bản của quản lý Nhà nước là:
Một là, tạo điều kiện về môi trường cho các thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm năng về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động và tài năng cho sự nghiệp phát triển kinh tế. Đó là môi trường tự kinh doanh, cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật.
Hai là, tạo hành lang an toàn cho các hoạt động tìm kiếm, tạo việc làm và sáng tạo việc làm, tạo hành lang trật tự, kỷ cương thông qua một hệ thống pháp luật thống nhất và đồng bộ. Làm sao để trong phạm vi đó, mọi hoạt động tạo việc làm, sáng tạo và tìm kiếm việc làm muôn hình muôn vẻ tại các thành phần kinh tế khác nhau diễn ra một cách bình thường, không hỗn loạn, hạn chế được những hành vi tiêu cực vốn có trong bất kỳ nền kinh tế thị trường nào.
Thứ tư, kết hợp hài hòa lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động.
Bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của cả người lao động và người sử dụng lao động. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở pháp luật và tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái.
- 70 -
Chăm lo bồi dưỡng, giáo dục các chủ doanh nghiệp nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, gắn bó với lợi ích của đất nước và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.