năm đổi mới
Trong thời kỳ đổi mới, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, biện pháp để phát triển kinh tế tư nhân. Hơn 20 năm đổi mới vừa qua, kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã phát triển nhanh và thu hút được đông đảo các tầng lớp dân cư tham gia.
Trong giai đoạn 1990-1995 kinh tế cá thể, tiểu chủ trong lĩnh vực phi nông nghiệp tăng rất nhanh. Năm 1990 mới có khoảng 800.000 cơ sở kinh tế cá thể tiểu chủ, đến năm 1995 con số này lên tới gần 2 triệu. Tốc độ tăng bình quân của giai đoạn này khoảng 20%/năm. Giai đoạn 1996- 2000 và giai đoạn 2001- 2005 số lượng hộ kinh doanh cá thể tăng chậm hơn nhưng vẫn giữ ở mức tăng bình quân là 6%/năm. Năm 2007, số cơ sở tăng thêm 22,87% so với năm 2005, bình quân mỗi năm tăng 11,44%. Trong đó, các sơ sở công nghiệp
- 36 -
- xây dựng 80% thuộc khu vực nông thôn, còn các cơ sở thương mại và dịch vụ là 49% (xem Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp (cả nông thôn và thành thị)
Năm Số cơ sở Số cơ sở tăng so với năm trƣớc
Tỷ lệ tăng (Năm trƣớc = 100%) 1995 1879402 - - 2002 2619341 739939 39,4 (so năm 1995) 2003 2712177 92836 3,5 2004 2913907 201730 7,4 2005 3053011 139104 4,8 2007 3751158 698147 22,87 (so năm 2005)
Nguồn: Tổng cục thống kê- Kết quả điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp
Ở nông thôn, việc thực hiện chủ trương giao ruộng đất ổn định cho nông dân đã dẫn đến hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ. Về thực chất, đó là kinh tế cá thể hoặc kinh tế tiểu chủ. Hiện nay ở Việt Nam có gần 12 triệu hộ nông dân. Thành tựu của khu vực kinh tế tư nhân trên lĩnh vực nông nghiệp rất nổi bật. Từ chỗ phải nhập khẩu hàng năm gần 1 triệu tấn lương thực (vào giữa thập kỷ 80), Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo vào hàng thứ hai, thứ ba trên thế giới. Đáng lưu ý là, những năm gần đây, ở nông thôn Việt Nam đã xuất hiện một mô hình kinh tế mới, đó là kinh tế trang trại. Đây cũng là sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế hàng hoá trong nông nghiệp. Hiện chưa có một số liệu chuẩn xác, chính thức về số lượng trang trại ở Việt Nam nhưng áng chừng cả nước có khoảng 120.000 trang trại.
Cùng với kinh tế cá thể, tiểu chủ, các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có sự phát triển rất nhanh. Theo số
- 37 -
liệu của Trung tâm Thông tin Doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, kể từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực vào đầu năm 2000, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cho đến cuối năm 2003 nhiều gấp hơn hai lần số lượng doanh nghiệp thành lập trong vòng 10 năm trước đó, nâng tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam lên khoảng 128.000.
Trong cơ cấu các loại hình doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, số lượng doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất: 58,76%; công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 38,68%, còn lại là công ty cổ phần và hợp doanh. Qua số liệu thống kê, khu vực kinh tế tư nhân nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng hoạt động tập trung trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Cụ thể, số doanh nghiệp kinh doanh thương mại và dịch vụ chiếm 59,34%, còn lại là các ngành khác như xây dựng, giao thông vận tải... chiếm tỷ trọng 17,03%. Trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội, năm 2000 khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng 80,6% đến năm 2007 tăng lên 85,0%. (Bảng 2.2)
Bảng 2.2: Cơ cấu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị: %
Nguồn: GSO, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế-xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch đầu tư, 4-2008
Quy mô của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Số doanh nghiệp lớn còn
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Khu vực KTNN 17,8 16,7 16,2 15,7 15,0 12,9 12,4 10,9
Khu vực KTTN 80,6 81,7 79,9 80,2 81,2 83,3 83,6 85,0
- 38 -
rất hiếm. Trong các doanh nghiệp phi nông nghiệp, số doanh nghiệp có dưới 300 lao động chiếm 95,8%, số doanh nghiệp có vốn thực tế sử dụng dưới 10 tỷ đồng chiếm 87,5% [50].
Nhìn một cách khách quan, sự hồi sinh và phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong quá trình đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội cho sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách Nhà nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Những đóng góp của kinh tế tư nhân vào xây dựng và phát triển đất nước được thể hiện chủ yếu trên các mặt:
Thứ nhất, góp phần tích cực tạo việc làm, tận dụng lao động xã hội. Hơn 20 năm đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã đóng vai trò tích cực và có hiệu quả đối với giải quyết việc làm. Theo thống kê năm 2007, lĩnh vực phi nông nghiệp cả nước có hơn 16,7 triệu người làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân. Trong giai đoạn 2002 - 2007 tốc độ tăng lao động bình quân trong các hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ là 7,7%/năm. Còn trong các doanh nghiệp và công ty tư nhân là 21,2%/năm. Hiện nay ở Việt Nam hàng năm số người bổ sung vào lực lượng lao động khoảng 1,4 triệu. Số lao động dôi dư từ các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước do tinh giản biên chế và sắp xếp lại doanh nghiệp khá lớn, khoảng gần 1 triệu người. Do đó việc thu hút lực lượng lao động bởi khu vực kinh tế tư nhân trong thời gian vừa qua có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc giải quyết sức ép của việc làm.
Thứ hai, thu hút một lượng đáng kể vốn đầu tư phát triển.
Ngoài việc khai thác nguồn tiềm năng nhân lực to lớn, khu vực kinh tế tư nhân thời gian qua còn khơi dậy và phát huy có hiệu quả một nguồn vốn
- 39 -
đáng kể của một bộ phận lớn dân cư tham gia vào công cuộc phát triển đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm.
Trong giai đoạn 2000-2007 vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân liên tục tăng. Năm 2000 lượng vốn thu hút từ khu vực kinh tế tư nhân cho đầu tư phát triển chỉ chiếm 22,9% tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Năm 2005 con số này đã lên tới 38,0%, năm 2006 là 38,1% và theo sơ bộ năm 2007 có giảm một chút còn 35,3% [50]. Theo kết quả điều tra thì nguồn vốn này phần lớn là những nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Xét về hiệu quả lao động trên vốn đầu tư thì đây là khu vực có hiệu quả cao nhất. Số vốn đầu tư thực tế đã thực hiện diễn biến như sau:
Hình 2.1. Vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội phân theo thành phần kinh tế
Nguồn: (gso.gov.vn)
Tổng lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2007 theo giá thực tế ước tính đạt 521,7 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn khu vực Nhà nước 208,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 39,9% tổng vốn; vốn khu vực tư nhân 184,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,3% ; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 129,3 nghìn tỷ đồng, chiếm
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 Tỷ đồng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Sơ bộ 2007 Năm
- 40 -
24,8%. Có thể nói, từ năm 2000 trở lại đây, số vốn đầu tư huy động hàng năm của khu vực kinh tế tư nhân đã dần chiếm tỷ trọng cao trong GDP.
Thứ ba, đóng góp quan trọng vào GDP của đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Từ năm 2000 trở lại đây tỷ trọng GDP của khu vực kinh tế tư nhân giữ ở mức trung bình là 46% tức chiếm khoảng gần 1/2 GDP toàn quốc. Khu vực kinh tế tư nhân có ưu thế là suất đầu tư thấp, dễ chuyển đổi phương hướng sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường... Vì vậy, tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân khá ổn định. Qua bảng 2.3 ta thấy tỷ trọng của khu vực tư nhân trong GDP toàn quốc thời kỳ 2002-2005 có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Thời kỳ 2006-2008, khu vực tư nhân đã phát triển và tăng tốc độ đóng góp vào GDP cho nền kinh tế, ước tính sơ bộ năm 2008 là 46.97%. Trong khi đó, tỷ trọng đóng góp vào GDP của khu vực kinh tế Nhà nước trong giai đoạn này vẫn tiếp tục giảm.
Bảng 2.3: Tỷ lệ đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế (%)
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Sơ bộ 2008 TỔNG SỐ 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00
Kinh tế Nhà nước 38.40 38.38 39.10 38.40 37.39 35.93 34.35
Kinh tế ngoài Nhà nước 47.84 47.86 45.77 45.61 45.63 46.11 46.97
Kinh tế tập thể 8.06 7.99 7.09 6.81 6.53 6.21 6.02
Kinh tế tư nhân 7.95 8.30 8.49 8.89 9.41 10.18 10.81
Kinh tế cá thể 31.84 31.57 30.19 29.91 29.69 29.72 30.14
Kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài 13.76 13.76 15.13 15.99 16.98 17.96 18.68
- 41 - 0 0 10 20 30 40 50 60 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Sơ bộ 2008 Năm %
Khu vực Nhà nước Khu vực tư nhân Khu vực FDI
Hình 2.2:Tỷ lệ đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế
Khu vực kinh tế tư nhân còn góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần giải quyết nhiều vấn đề kinh tế xã hội đặt ra như xã hội hoá y tế, giáo dục... Theo tài liệu thống kê năm 2005 khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp 20,5% tổng thu ngân sách.
Sự hình thành và phát triển khu vực kinh tế tư nhân đã tạo nên cơ chế cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trước những năm đổi mới, cơ cấu trong nền kinh tế ở Việt Nam chỉ bao gồm kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, mang nặng tính độc quyền, hiệu quả kinh tế thấp. Với sự xuất hiện của khu vực kinh tế tư nhân trong những năm đổi mới, đã dần dần hình thành cơ chế cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh. Nó buộc doanh nghiệp nhà nước cũng phải đổi mới để cạnh tranh. Điều đó đã tạo nên động lực mới trong nền kinh tế, và làm cho kinh tế thị trường ngày càng thể hiện rõ hơn.
- 42 -