Sự tiến triển về quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước đối với kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu Khu vực kinh tế tư nhân với vấn đề giải quyết việc làm ở việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 39 - 43)

nước đối với kinh tế tư nhân

Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã cho thấy: chưa có nước nào thành công trong phát triển kinh tế thị trường lại thiếu vắng khu vực kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân như một động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường. Ngược lại kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường chính là môi trường hoạt động và phát triển của nhiều thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân.

Trước thời kỳ đổi mới, trong giai đoạn khôi phục kinh tế ở miền Bắc (1955-1957), Đảng Lao động Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đã chủ trương duy trì và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân. Nghị quyết Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam tháng 9-1954 xác định phải coi trọng công tác phục hồi công thương nghiệp, làm cho các xí nghiệp công tư hiện có tiếp tục kinh doanh. Nhờ có chính sách đúng đắn đó, kinh tế miền Bắc Việt Nam đã khôi phục nhanh chóng... kinh tế cá thể tiểu chủ và tư bản tư doanh phát triển rầm rộ. Năm 1955 công nghiệp tư doanh và tiểu thủ công nghiệp ở miền Bắc có tới 51.688 cơ sở với 128.622 công nhân. Năm 1956 đã tăng lên thành 54.985 cơ sở với 161.241 công nhân. Trong giai đoạn này thương nghiệp tư nhân chiếm tỉ trọng khá cao, 71,8% tổng mức bán buôn và 79,7% tổng mức bán lẻ.

Từ 1958 Việt Nam chuyển sang thời kỳ phát triển kinh tế với mục tiêu là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong thời gian này, chủ nghĩa xã hội được

- 32 -

quan niệm là công hữu hoá về tư liệu sản xuất, là sự thống trị của kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Vì vậy Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đặt ra nhiệm vụ là phải cơ bản hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh, tiểu thủ công nghiệp, cũng như với những người làm ăn cá thể. Trong những năm 1958 - 1960 có thể nói thành phần kinh tế tư bản tư nhân ở miền Bắc Việt Nam dần dần bị xoá bỏ.

Đối với kinh tế tiểu nông, cá thể tiểu chủ thì vận động đưa vào làm ăn tập thể dưới hình thức hợp tác xã và tổ hợp tác như: hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã sản xuất tiểu thủ công nghiệp và tổ hợp tác mua bán...

Tình hình như vậy đưa đến kết quả là kinh tế tư nhân không được tôn trọng về mặt xã hội. Một tâm lý xã hội đã được hình thành ở Việt Nam lúc bấy giờ là khinh ghét những người làm kinh tế tư nhân. Luật pháp không đảm bảo cho tư nhân quyền tự do kinh doanh, tự do lập nghiệp.

Mặc dù trong hoàn cảnh như vậy, kinh tế tư nhân vẫn tồn tại và có những đóng góp nhất định vào nền kinh tế quốc dân. Sau khi đất nước thống nhất, kế hoạch 5 năm 1976-1980 chủ trương tiếp tục công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với những người sản xuất nhỏ ở miền Bắc và triển khai mạnh mẽ ở miền Nam Việt Nam, nhưng trong công nghiệp vẫn có trên 60 vạn người sản xuất cá thể, chiếm 20% tổng số lao động ngành công nghiệp và tạo ra khoảng trên dưới 15% giá trị sản lượng toàn ngành. Số người kinh doanh thương nghiệp trong những năm 80 ở mức 60 vạn. Trong nông nghiệp, hộ nông dân là xã viên hợp tác xã nông nghiệp thu nhập từ kinh tế tập thể thường chỉ chiếm 30- 40%, kinh tế phụ gia đình - thực chất là khu vực kinh tế tư nhân - chiếm từ 60- 70%.

Cùng với những diễn biến đó trong thực tiễn phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam, thì tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng từng bước biến đổi theo. Tiến trình này được thể hiện qua các kỳ Đại hội của Đảng. Cụ thể:

- 33 -

Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12-1986) đã đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đồng thời cũng đánh dấu một bước ngoặt đối với sự phát triển của kinh tế tư nhân.

Với tư duy Đổi mới, Đại hội đã xác định cải tạo xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong suốt thời kỳ quá độ với những hình thức và bước đi thích hợp, cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế. Phải phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và coi đó là giải pháp có ý nghĩa chiến lược lâu dài nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất và khai thác mọi tiềm năng của đất nước.

Để triển khai các quan điểm của Đại hội VI, Đảng và Nhà nước còn ban hành các nghị quyết, các bộ luật, các văn bản nhằm định hướng và tạo môi trường pháp lý cho sự phát triển của kinh tế tư nhân. Điển hình là: Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ngày 05 tháng 04 năm 1988 về Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (hay còn gọi là Khoán 10); Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị ngày 15 tháng 7 năm 1988 về Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý đối với các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh; Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty được Quốc hội thông qua ngày 21-12-1990.

Đại hội lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam một lần nữa lại khẳng định sự nhất quán đối với chính sách kinh tế nhiều thành phần. Đại hội đã xác định cơ cấu các thành phần kinh tế ở Việt Nam bao gồm: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể và tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, xác định rõ hơn quan điểm của Đảng đối với kinh tế tư nhân là: kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích và phát triển, không hạn chế việc mở rộng kinh doanh và có thể áp dụng nhiều hình thức liên doanh với các doanh nghiệp khác trong các ngành nghề mà Nhà nước và pháp luật không cấm. Tiếp đó Quốc hội đã thông qua các luật mới có

- 34 -

liên quan chặt chẽ với sự phát triển của kinh tế tư nhân như: Luật Đất đai, Luật Phá sản, Luật Lao động, Luật Đầu tư trong nước...

Đến Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam, một lần nữa đã làm rõ thêm quan điểm đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, theo sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước, trong đó kinh tế cá thể và tiểu chủ có phạm vi hoạt động tương đối rộng ở những nơi chưa có điều kiện tổ chức kinh tế tập thể, hướng dẫn tư bản tư nhân phát triển theo con đường tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức.

Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam lại một lần nữa khẳng định "Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" [10, tr.95-96]. Đối với kinh tế tư nhân, Đại hội xác định: "Kinh tế cá thể, tiểu chủ cả ở nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài. Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển... Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước... Xây dựng quan hệ tốt giữa chủ doanh nghiệp và người lao động” [10, tr.98-99].

Tiếp theo mạch đổi mới tư duy trên, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành một văn bản quan trọng tiếp theo về phát triển kinh tế tư nhân, đó là Nghị Quyết Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX về “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân” [12, tr.55]. Nghị quyết đã xác định phương hướng, giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ, khuyến khích tối đa sự phát triển kinh tế tư nhân ở những ngành, những lĩnh vực mà luật

- 35 -

pháp không cấm, đồng thời chú trọng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của kinh tế tư nhân, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nghị quyết Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua vào tháng 04 năm 2006 tiếp tục khẳng định: “Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức kinh doanh trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể và tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài” [11, tr.27]. Đặc biệt, Nghị quyết đã có một kết luận quan trọng: “Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế” [11, tr.337]. Đây là một cam kết chính trị khá mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm phát triển kinh tế tư nhân của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu Khu vực kinh tế tư nhân với vấn đề giải quyết việc làm ở việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 39 - 43)