Đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu Khu vực kinh tế tư nhân với vấn đề giải quyết việc làm ở việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 83 - 86)

5. Có vốn đầu tư nước ngoà

3.2.3.Đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế tư nhân

Mặc dù nguồn nhân lực Việt Nam tương đối dồi dào nhưng lại không được đào tạo một cách bài bản từ người chủ doanh nghiệp cho đến người công nhân kỹ thuật. Vì thế để kinh tế tư nhân phát triển đúng với vai trò của nó trong thời kỳ xây dựng kinh tế là trọng tâm, Nhà nước cần dành sự quan tâm thích đáng đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân, cụ thể là:

Thứ nhất, hệ thống đào tạo nên tập trung chủ yếu vào đào tạo và tái đào tạo các nhà quản lý cho các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân. Chính phủ cần tạo ra những điều kiện thuận lợi để đào tạo, bồi dưỡng càng nhiều càng tốt các nhà quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp này tăng cường mạnh mẽ vai trò và tiềm năng của mình tới mục tiêu phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Để giải quyết việc này, đòi hỏi phải có những nỗ lực chung của nhiều ngành, nhiều địa phương. Chính phủ cũng cần phải lưu ý cải thiện từng bước chất lượng của hoạt động đào tạo năng lực tổ chức quản lý cho các nhà quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường, đào tạo kỹ thuật và công nghệ phục vụ lĩnh vực chế tạo các sản phẩm mới được coi là một vấn đề cốt lõi trong bất kỳ chiến lược phát triển nào. Không giống như đào tạo quản lý, loại hình đào tạo này có thể phát huy hiệu quả nếu được thực hiện đúng địa chỉ, ví dụ như hình thức đào tạo ngay tại doanh nghiệp.

Thứ ba, hệ thống đào tạo quản lý tại các trường trung học, cao đẳng, đại học và các trung tâm đào tạo sau đại học phụ thuộc vào quy hoạch phát triển nguồn nhân lực cho nền kinh tế quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo hoạch định. Quy hoạch này phải đặc biệt chú ý đến nhu cầu của các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân trong quá trình phát triển.

- 76 -

Thứ tư, nghiên cứu và phát triển các chương trình kiến thức chuẩn và các chương trình khung có tính khoa học, hệ thống và thực tiễn cho các nhà quản lý của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân.

Thứ năm, Nhà nước cần tổ chức các khoá đào tạo miễn phí hoặc với chi phí thấp cho cả các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân chứ không chỉ đào tạo riêng cho khu vực kinh tế Nhà nước. Nếu không làm được như vậy thì chí ít cũng nên hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo về mặt tài chính để các cơ sở này có điều kiện tổ chức các khoá đào tạo cho doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân.

3.2.4. Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp

nhỏ và vừa

Ngoài việc thực hiện những giải pháp phát triển kinh tế tư nhân đã nêu trên, cần phải thực hiện chính sách khuyến khích phát triển DNNVV để tạo việc làm cho người lao động. Cụ thể:

Một là, củng cố hệ thống các cơ quan hỗ trợ DNNVV trên toàn quốc.

Cục phát triển DNNVV thuộc MPI đã triển khai việc thành lập các Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNNVV tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Song, cả ba trung tâm này vẫn còn mang tính hành chính, biểu tượng, chưa hỗ trợ được nhiều các hoạt động cụ thể của DNNVV.

Bên cạnh đó, ở cấp địa phương, phần lớn các địa phương đã giao nhiệm vụ cho các Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng xúc tiến phát triển DNNVV trên địa bàn, song có một số địa phương lại giao cho các sở, ban ngành khác làm nhiệm vụ này nên việc tổ chức triển khai còn gặp khó khăn. Vì vậy, gây ra sự không thống nhất về tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để

- 77 -

thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xúc tiến phát triển DNNVV, đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả trong việc trợ giúp phát triển DNNVV.

Các cơ quan hỗ trợ của nhà nước chỉ nên dừng lại ở việc nghiên cứu, định hướng các chính sách và các chương trình hỗ trợ DNNVV. Việc thực thi các chính sách đó cần được xã hội hoá, nên giao cho các hiệp hội, các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức xã hội thực hiện. Điều đó sẽ đảm bảo tính hiệu quả và sát thực hơn với các yêu cầu của DNNVV.

Hai là, hỗ trợ các chính quyền địa phương nâng cao năng lực hoạch định chính sách phát triển DNNVV.

Mỗi địa phương cần xây dựng chỉ tiêu phát triển DNNVV, coi đó là một trong những chỉ tiêu quan trọng để phát triển kinh tế- xã hội. Để thực hiện chỉ tiêu đặt ra, tại mỗi địa phương cần:

 Tiến hành phân tích tổng thể môi trường kinh doanh của địa phương, phân tích tiềm năng, thế mạnh và những vướng mắc đối với việc phát triển phát triển DNNVV tại các địa phương nhằm xây dựng môi trường thuận lợi cho các DNNVV, tạo cơ hội cho các DNNVV mới, nâng cao tính cạnh tranh của DNNVV. Ứng dụng các công cụ mới có tính định lượng trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển kinh tế địa phương nói chung và DNNVV nói riêng.

 Xây dựng các chương trình đào tạo cho cán bộ các cấp chính quyền điạ phương về phát triển DNNVV, phát triển các cụm DNNVV; tổ chức các cuộc đối thoại với chính quyền địa phương về nhu cầu phát triển của DNNVV; thành lập các trung tâm hỗ trợ DNNVV tại các địa phương để tư vấn, hỗ trợ thông tin, đào tạo, và đề xuất các biện pháp cụ thể để hỗ trợ DNNVV theo điều kiện thực tế của mỗi địa phương.

Ba là, đẩy mạnh phát triển làng nghề truyền thống.

- 78 -

triệu lao động. Một số mô hình phát triển làng nghề thành công như làng nghề Bát Tràng, gỗ Đồng Kỵ, tơ lụa Vạn Phúc... là những điển hình cho sự phát triển DNNVV. Hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh ở các làng nghề là các DNTN, Công ty TNHH và các hộ kinh doanh cá thể có đăng ký kinh doanh có quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, phát triển mô hình làng nghề cũng giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động địa phương, là một trong những mô hình tốt để đô thị hoá nông thôn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Một phần của tài liệu Khu vực kinh tế tư nhân với vấn đề giải quyết việc làm ở việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 83 - 86)