Kinh nghiệm về phát triển kinh tế tƣ nhân theo hƣớng tạo việc làm cho ngƣời lao động ở một số nƣớc trên thế giớ

Một phần của tài liệu Khu vực kinh tế tư nhân với vấn đề giải quyết việc làm ở việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 28 - 39)

làm cho ngƣời lao động ở một số nƣớc trên thế giới

1.4.1. Kinh nghiệm Trung Quốc

Những năm gần đây, thông qua chính sách cải cách sâu, rộng, nền kinh tế Trung Quốc đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Có được sự phát triển lớn mạnh đó không thể không kể đến vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Trung Quốc.

Kể từ khi Nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949 đến nay, quá trình vận động, phát triển thăng trầm của kinh tế tư nhân Trung Quốc có thể được khái quát như sau:

Từ 1949 đến 1965: Cách mạng Trung Quốc mới thành công, kinh tế chưa phát triển, các thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể còn non yếu. Nhà nước chấp nhận sự tồn tại của kinh tế tư nhân, coi kinh tế tư nhân là một bộ phận của nền kinh tế nhưng phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước. Từ 1976 đến 1978: Thực hiện đường lối cách mạng tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội, kinh tế tư nhân bị Nhà nước cấm và không tồn tại trong nền kinh tế Trung Quốc.

Từ 1979 đến 1987: trước nhu cầu cấp bách về phát triển kinh tế và giải quyết nạn thất nghiệp, Nhà nước Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách kinh tế một cách sâu, rộng. Theo đó, tuy chưa chấp nhận sự tồn tại của kinh tế tư nhân nhưng Nhà nước Trung Quốc đã chấp nhận sự tồn tại của kinh tế cá thể

- 21 -

(Hộ cá thể). Sự phát triển nhanh mạnh của kinh tế cá thể giai đoạn này đã làm tiền đề, điều kiện cho sự hình thành, phát triển và đóng góp ngày càng lớn của khu vực kinh tế tư nhân vào nền kinh tế Trung Quốc giai đoạn tiếp theo.

Từ 1988 đến nay: Tháng 4 năm 1988 Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc của Trung Quốc đã thông qua hiến pháp sửa đổi. Theo đó, Nhà nước Trung Quốc chính thức thừa nhận sự tồn tại của khu vực kinh tế tư nhân là một tất yếu và cần khuyến khích, tạo điều kiện phát triển. Từ đó đến nay, khu vực kinh tế tư nhân Trung Quốc ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn quy mô và đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển của kinh tế Trung Quốc những năm gần đây.

Năm 1999, tỷ lệ GDP của khu vực kinh tế phi Nhà nước đạt 71%, trong đó doanh nghiệp tập thể chiếm 30%, hơn 40% còn lại do khu vực kinh tế tư nhân trong nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp. Những con số trên cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân Trung Quốc đã phát triển thành một thành phần quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc, mặc dù khu vực kinh tế tư nhân chỉ được sử dụng lượng tài nguyên rất ít so với khu vực Nhà nước và tập thể. Trong giai đoạn 1991 - 1997, đầu tư của khu vực tư nhân chiếm khoảng 15 - 27%, nhưng do việc vay vốn lại gặp nhiều khó khăn, lượng vốn vay chỉ chiếm khoảng 0,87% tổng vốn các ngân hàng cho vay (trong năm 1997). Rõ ràng là đạt được những bước tiến dài trong điều kiện có những sự hạn chế về nhiều mặt như: tiếp cận vốn, tài nguyên là một đặc điểm nổi bật của khu vực tư nhân Trung Quốc trong những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20.

Năm 2005, các qui định ngăn cản sự thâm nhập của các công ty tư nhân vào một số lĩnh vực của nền kinh tế như hạ tầng cơ sở, các ngành phục vụ công cộng và dịch vụ tài chính bị xóa bỏ. Nhìn chung, những thay đổi này cho phép sự nổi lên một bộ phận tư nhân hùng mạnh trong nền kinh tế Trung

- 22 -

Quốc và bộ phận này đã đóng một vai trò chủ chốt.

Giai đoạn 1998 - 2003, sản lượng của các doanh nghiệp tư nhân do trong nước sở hữu đã tăng năm lần và các doanh nghiệp tư nhân do nước ngoài kiểm soát đã tăng ba lần. Ngược lại, sản lượng của các doanh nghiệp sở hữu nhà nước chỉ tăng hơn 70% cùng kỳ.

Bảng 1.1: Phần trăm tham gia của các thành phần kinh tế trong GDP

của Trung Quốc

1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tư nhân 50,4 51,5 52,8 55,5 57,4 59,2 Tư nhân 50,4 51,5 52,8 55,5 57,4 59,2 Nhà nước 49,6 48,5 47,2 44,5 42,6 40,8

Tổng 100 100 100 100 100 100

Nguồn: OECCD - Economic survey of China 2005

Năng suất cao hơn của hầu hết các công ty tư nhân dẫn tới tăng sản lượng. Các công ty tư nhân có động cơ thúc đẩy sử dụng vốn và lao động tinh gọn so với các doanh nghiệp nhà nước. Nhìn chung, năng suất của các doanh nghiệp tư nhân trong khu vực công nghiệp ước tính cao gấp hai lần các doanh nghiệp sở hữu nhà nước.

Tính lợi nhuận của các công ty tư nhân đã tăng đáng kể, đến năm 2003 tỉ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản là 15%. Mức cạnh tranh cao như vậy giúp kinh tế tư nhân chiếm 3/4 tổng sản lượng xuất khẩu năm 2003. Trong khi phần xuất khẩu chính yếu do các công ty nước ngoài kiểm soát thực hiện thì bộ phận doanh nghiệp tư nhân do trong nước sở hữu đã nỗ lực tăng năm lần sản lượng xuất khẩu của mình trong năm năm tính đến 2003 khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa được cấp giấy phép tham gia xuất khẩu.

Nhìn chung, tăng trưởng trong khu vực sở hữu tư nhân đã tác động thuận lợi đến thu nhập thực tế và hoạt động kinh tế vĩ mô, thúc đẩy năng suất

- 23 -

trên nhiều mặt của ngành công nghiệp tăng 10% trong năm năm. Với quyết định của nhà nước trong năm 2005 cho phép các xí nghiệp tư nhân thành lập doanh nghiệp trong nhiều khu vực trước đây bị hạn chế, năng suất trên nhiều mặt đang được tiếp tục cải thiện.

Nhờ kinh tế phát triển trong cải cách mở cửa, Trung Quốc đã có điều kiện giải quyết một bước quan trọng vấn đề lao động và việc làm - một trong những vấn đề khó khăn, nan giải nhất đối với một quốc gia đang phát triển có số dân khổng lồ gần 1,3 tỷ người. Theo các số liệu thống kê, từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay, Trung Quốc đã tạo được công ăn việc làm cho khoảng 228 triệu người, tương đương với dân số của các nước Anh, Pháp, Đức, Ý cộng lại. Và nếu so sánh với toàn bộ thời kỳ 30 năm trước cải cách mở cửa, thì số lao động được sắp xếp việc làm ở Trung Quốc thời kỳ 1980 - 1995 đã nhiều hơn đến 30 triệu người. Đây thực sự là “một kỳ tích” có một không hai của lịch sử hiện đại Trung Quốc và thế giới. Có được thành tựu đầy khích lệ này là do Trung Quốc kiên trì thực hiện chính sách cải cách thể chế kinh tế cả ở nông thôn và thành thị. Trước hết, đó là chính sách khoán hộ trong nông nghiệp và phát triển xí nghiệp hương trấn; xây dựng các mô hình xí nghiệp nhỏ, phi quốc hữu hóa ở thành thị và phát triển dịch vụ. Trên cơ sở đó, Trung Quốc thúc đẩy hình thành thị trường lao động trong nước và hướng ra nước ngoài.

Tuy nhiên, cho đến nay cùng với sự phát triển của chế độ “thị trường hóa việc làm” và do việc nâng cao trình độ chuyên môn hóa sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, Trung Quốc đang phải đối mặt với sức ép ngày càng tăng của vấn đề lao động và việc làm, trước hết là lực lượng lao động dư thừa một cách tiềm tàng của bộ phận kinh tế dựa trên chế độ công hữu.

Chúng ta có thể rút ra được bài học kinh nghiệm trong việc đưa ra những giải pháp để giải quyết vấn đề việc làm ở Trung Quốc như sau:

- 24 -

Thứ nhất, chú trọng phát triển nhanh hơn và nhiều hơn các ngành kinh tế cần nhiều lao động, áp dụng phương pháp lấy lao động thay vốn để giải quyết mâu thuẫn giữa thiếu nguồn vốn và thừa lao động. Ở đây, một trong những biện pháp khả thi là đẩy nhanh sự phát triển các lĩnh vực của ngành dịch vụ. Một nước đang phát triển lai đông dân như Trung Quốc, đương nhiên là không thể dễ dàng điều chỉnh nhanh chóng kết cấu ngành nghề như các nước phương Tây. Song, Trung Quốc có thể học tập kinh nghiệm để rút ngắn tiến trình hiện đại hóa cơ cấu ngành nghề, khắc phục tình trạng mất cân đối hiện nay, khi mà sản phẩm nông nghiệp chỉ chiếm chưa đến 50%. Trung Quốc chủ trương bằng nhiều biện pháp khác nhau để nâng cao ngành dịch vụ từ 25% hiện nay lên 40% vào năm 2010. Đạt được tỷ trọng đó, vấn đề việc làm sẽ được giải quyết một bước rất quan trọng.

Thứ hai, Xây dựng mô hình “thành phố nông thôn”: Hơn hai thập kỷ cải cách mở cửa, Trung Quốc đã tạo dựng được 228 triệu chỗ làm việc. Cần được lưu ý là thành tựu nổi bật đó có được là nhờ có hai điều kiện mà từ nay không dễ xuất hiện trở lại. Đó là: sự phát triển mang tính bùng nổ của các xí nghiệp hương trấn và sự mở rộng cánh cửa thành phố cho làn sóng nông dân tràn vào. Bước vào năm 1989, các xí nghiệp hương trấn phát triển chậm lại, số lao động được thu nạp vào các xí nghiệp này giảm mạnh, lao động dư thừa ồ ạt đổ vào thành phố. Theo thông kê, trong những năm thập kỷ cuối của thế kỷ XX, bình quân cứ mỗi năm có thêm 10 triệu lao động nông thôn ra thành phố. Họ không có hộ khẩu thành phố, không được bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Người Trung Quốc cho rằng đã hình thành một vành đai “nông thôn bao vây thành thị” khiến cho các thành phố không thể chịu đựng được nữa trước sự bùng nổ nhiều vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt, vì vậy cánh cửa thành phố đang khép lại đối với người nông dân.

- 25 - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước tình hình đó, Trung Quốc cho rằng phương án lựa chọn tối ưu nhất là sự phát triển các thành phố nhỏ ở nông thôn, xây dựng thành một hệ thống “thành phố của nông dân”. Hệ thống “thành phố nông dân” này vừa thúc đẩy công nghiệp hóa và đô thị hóa, vừa góp phần phát triển các ngành sản xuất phi nông nghiệp, nâng cao độ đồng đều trong việc tạo dựng việc làm trên quy mô toàn quốc; trên cơ sở đó, giảm bớt gánh nặng về đời sống và việc làm cho các thành phố hiện nay và trong các năm tiếp theo.

Thứ ba, bảo vệ và phát triển một cách hợp lý nhân tố tư bản tư nhân ở nông thôn, thực hiện đại chúng hóa tư bản. Nhìn lại tiến trình cải cách mở cửa, có thể thấy: Tuy tổng sản phẩm nông nghiệp được nâng cao, thành phố và các xí nghiệp hương trấn thu hút được số lượng đáng kể lao động dư thừa ở nông thôn, chính phủ nâng giá một số nông phẩm, nông dân có tăng thu nhập; song thu nhập của người nông dân ngoài việc duy trì những nhu cầu tối thiểu cho sản xuất ra, còn phần lớn phải dành dụm đầu tư cho xây dựng nhà ở, sinh hoạt. Vì vậy, tích lũy tư bản của nông dân hết sức hạn chế và ít ỏi. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do chính phủ chưa có chính sách thỏa đáng bảo bộ tích lũy tư bản trong nông thôn, khiến cho không ít nông dân vẫn còn lưu giữ tâm lý quan ngại của thời kỳ cải cách ruộng đất trước đây. Một bộ phận nông dân có tiền đã tập trung xây cất nhà cửa cho con cháu và nâng cấp cuộc sống bằng các tiện nghi đắt tiền chứ không mạnh dạn đầu tư mở cửa hàng, công ty, xí nghiệp.

Xuất phát từ thực tế nêu trên, chính phủ Trung Quốc nêu chủ trương thông qua cơ chế chính sách để hướng nông dân tích lũy tư bản, xây dựng công ty, xí nghiệp, cửa hàng theo mô hình của con đường mà nông dân Đài Loan trước đây đã làm. Bằng cách đó, chắc chắn sẽ giúp phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm hơn, giảm tỷ lệ thất nghiệp trên tầm vĩ mô, tháo gỡ được những trở ngại trong lĩnh vực kinh tế tư nhân, hình thành kinh tế trung - tiểu

- 26 -

tư bản trông qua “đại chúng hóa tư bản” trong thể chế nhà nước xã hội chủ nghĩa để mở đường giải quyết vấn đề việc làm.

Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực, tháo gỡ từng bước vấn đề mâu thuẫn giữa yêu cầu chất lượng việc làm ngày càng cao với số lượng lao động dư thừa ngày càng lớn. Ở Trung Quốc hiện nay hàng loạt xí nghiệp đã và đang chuyển theo hướng hiện đại hóa cao, yêu cầu chất lượng lao động, trình độ kỹ năng của người lao động cần được nâng cao. Trong khi số lượng lao động ở độ tuổi từ 25 trở lên có trình độ đại học, có tay nghề cao chỉ chiếm 2% tổng số lao động ở Trung Quốc (ở các nước như Mỹ, Canada và Nhật Bản tỷ lệ đó là 32,2%, 37,4% và 21,1%). Nhằm giải quyết vấn đề này, Trung Quốc chủ trương tăng cường phát triển giáo dục, chú trọng đào tạo lại và đào tạo mới dưới nhiều hình thức, trong đó có đào tạo không chính quy một cách rộng rãi.

1.4.2. Kinh nghiệm Ấn Độ

Trong những năm đầu thế kỷ XXI, cùng với sự nổi lên mạnh mẽ của Trung Quốc, có một nền kinh tế cũng đang chuyển mình gần như đồng thời với nó, đó là nền kinh tế Ấn Độ. Khá nhiều bài viết đã mệnh danh cho hai quốc gia này dưới nhiều cái tên thật hấp dẫn như: “Con rồng Trung Quốc, con voi Ấn Độ”, “Những siêu cường mới”… Quả thật, sự vươn lên nhanh chóng của hai nước đang phát triển đông dân nhất thế giới này đã và đang làm sự phát triển của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trở nên sôi động.

Đạt được những thành công như vậy là nhờ có chính sách cải cách sâu rộng của chính phủ Ấn Độ. Đặc biệt là chính sách tự do hóa, mở cửa cho khu vực kinh tế tư nhân tạo đà phát triển.

Tháng 7 - 1991, Chính phủ Ấn Độ quyết định thực hiện mạnh mẽ chính sách tự do hóa. Có thể nói đây là bước chuyển đổi cơ bản trong chiến lược công nghiệp hóa nói riêng, đường lối phát triển kinh tế - xã hội nói chung của

- 27 -

đất nước. Cuộc cải cách kinh tế từ giữa năm 1991 ở Ấn Độ là một cuộc cải cách toàn diện nhằm điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô và điều chỉnh cơ cấu kinh tế, chuyển từ một nền kinh tế tập trung cao và đóng cửa sang một nền kinh tế phi tập trung, phát triển năng động, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế.

Nhờ cải cách và tự do hóa, Ấn Độ đã có bước tiến vượt trội về phát triển kinh tế trong 15 năm qua. Sự nổi lên của Ấn Độ thể hiện ở chỗ, nước này đã thay đổi từ một quốc gia nghèo, có tỷ lệ dân số thiếu đói lớn, vươn lên trở thành một cực tăng trưởng mới của thế giới, thành nền kinh tế lớn thứ 3 Châu Á, và cũng là một điểm sáng tăng trưởng kinh tế ở Nam Á. Sự nổi lên về kinh tế của Ấn Độ là không thể phủ nhận được.

Từ năm 1992, kinh tế Ấn Độ bước vào chu kỳ tăng trưởng cao, hiện nay Ấn Độ đã đứng trong danh sách 10 quốc gia có tốc độ tăng GDP cao nhất thế giới. Hình 1.1: Tốc độ tăng GDP của Ấn Độ 1991 – 2005 Nguồn: [23, tr.78] 0.8 5.1 6 7.2 7.1 6.6 5 4.3 6.1 5.2 5.5 4.3 6.8 8.5 6.9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Năm %

- 28 -

Theo tính toán của các nhà kinh tế học, từ hơn 13 năm qua Ấn Độ luôn

Một phần của tài liệu Khu vực kinh tế tư nhân với vấn đề giải quyết việc làm ở việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 28 - 39)