Tăng trưởng việc làm trong khu vực kinh tế tư nhân; phân tích theo ngành và lĩnh vực của nền kinh tế

Một phần của tài liệu Khu vực kinh tế tư nhân với vấn đề giải quyết việc làm ở việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 56 - 62)

2000 2003 2004 2005 2006 Tổng số lao động Nghìn ngƣời 3537.5 3933.3 5770.7 6237.4 6722

2.2.2. Tăng trưởng việc làm trong khu vực kinh tế tư nhân; phân tích theo ngành và lĩnh vực của nền kinh tế

theo ngành và lĩnh vực của nền kinh tế

Sự tiến triển của khu vực kinh tế tư nhân có ý nghĩa rất quan trọng trong vấn đề tạo công ăn việc làm. Sự phát triển khá nhanh và ổn định của khu vực kinh tế tư nhân trong những năm gần đây đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của khu vực này, là yếu tố góp phần quyết định sự phát triển bền vững nền kinh tế, làm lành mạnh các vấn đề xã hội, giữ vững ổn định đất nước, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế.

Hình 2.4 cho thấy lao động có việc làm trong cả nước tính theo ngành và khu vực kinh tế năm 2007. Có thể thấy rất rõ, số lượng lao động có việc làm hầu hết nằm ở trong khu vực kinh tế tư nhân trong tất cả các ngành kinh tế. Ở ngành nông nghiệp, lao động có việc làm trong khu vực tư nhân là 23629,6 nghìn người, trong khi đó khu vực Nhà nước là 154,8 nghìn người và khu vực đầu tư nước ngoài là 11,7 nghìn người. Ở ngành công nghiệp, khu vực tư nhân cũng chiếm phần lớn lao động có việc làm, đạt 7123,2 trong tổng số 8763,3 nghìn người của toàn ngành công nghiệp. Con số lao động có việc làm ở khu vực Nhà nước và khu vực đầu tư nước ngoài lần lượt là 859,4 nghìn người và 780,7 nghìn người. Ở ngành dịch vụ, lao động có việc làm trong khu vực kinh tế tư nhân đạt 9674,3 trong tổng số 13019,5 nghìn người của ngành dịch vụ. Con số lao động có việc làm ở khu vực Nhà nước và khu vực đầu tư nước ngoài lần lượt là 3215,4 nghìn người và 129,8 nghìn người. Như vậy, có thể thấy khu vực kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế chủ yếu tạo

- 49 - 0 0 5000 10000 15000 20000 25000 Nghìn người Nông nghiệp 23796.1 154.8 23629.6 11.7 Công nghiệp 8763.3 859.4 7123.2 780.7 Dịch vụ 13019.5 3215.4 9674.3 129.8

Tổng Nhà nước Tư nhân FDI

việc làm cho người lao động. Tuy lao động ở khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn bộ khu vực kinh tế, nhưng có thể thấy rất rõ, lao động ở khu vực này lại tập trung nhiều nhất ở lĩnh vực nông nghiệp. Trong khi đó, ở khu vực kinh tế Nhà nước thì lao động tập trung nhiều nhất ở lĩnh vực dịch vụ và khu vực đầu tư nước ngoài thì lao động tập trung nhiều nhất ở ngành công nghiệp.

Hình 2.4: Lao động có việc làm chia theo ngành và khu vực kinh tế quốc dân tính đến 01/07/2007

Nguồn: MOLISA, Kết quả điều tra lao động - việc làm năm 2007

Xét về lao động trong các ngành kinh tế ở khu vực doanh nghiệp tư nhân ta cũng thấy khoảng cách rất xa nhau giữa các ngành. Năm 2004, số lượng lao động ở ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong khu vực doanh nghiệp tư nhân là 36082 người chiếm 1,5% trong tổng số chung của ngành là 2475448 người. Lao động ở ngành công nghiệp, xây dựng là 1711034 người, chiếm 69,1% trong tổng số chung của ngành. Lao động ở ngành thương mại, dịch vụ là 1711034 người, chiếm 29,4% trong tổng số chung của ngành. Năm

- 50 -

2005, số lượng lao động ở ngành nông, lâm, ngư nghiệp và ngành công nghiệp, xây dựng lần lượt tăng từ 36082 người lên 37946 người và 1711034 người lên 2008258 người so với năm 2004. Nhưng cơ cấu lao động ở hai ngành này lại giảm xuống còn 1,3% ở ngành nông, lâm, ngư nghiệp và 67,4% ở ngành công nghiệp, xây dựng. Riêng ngành thương mại, dịch vụ thì số lượng lao động tăng lên từ 728332 người đến 932916 người và cơ cấu lao động cũng tăng lên từ 29,4% đến 31,3% so với năm 2004. Năm 2006, cơ cấu lao động ở ngành nông, lâm, ngư nghiệp và ngành công nghiệp, xây dựng tiếp tục giảm từ 1,3% xuống còn 1,1% và 67,4% xuống còn 66,5% so với năm 2005. Ở ngành thương mại, dịch vụ thì cơ cấu lao động lại tiếp tục tăng lên từ 31,4% đến 32,4% so với năm 2005 (xem Bảng 2.7).

Bảng 2.7: Lao động đang làm việc trong khu vực doanh nghiệp tƣ nhân chia theo ngành kinh tế

Đơn vị: Người

2004 2005 2006

Tổng số 2 475 448 2 979 120 3 369 803

Nông, Lâm, Ngư nghiệp 36 082 37 946 37 146 Công nghiệp, Xây dựng 1 711 034 2 008 258 2 239 299 Thương mại, Dịch vụ 728 332 932 916 1 093 358

Cơ cấu (%)

Nông, Lâm, Ngư nghiệp 1,5 1,3 1,1

Công nghiệp, Xây dựng 69,1 67,4 66,5

Thương mại, Dịch vụ 29,4 31,3 32,4

Nguồn: Tổng cục thống kê, Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2005, 2006, 2007 và theo tính toán số liệu thống kê của tác giả.

Kết quả điều tra doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thấy mức độ tăng trưởng lao động theo khu vực sản xuất cũng có sự chênh lệnh nhau giữa các khu vực. Tốc độ tăng trưởng lao động trung bình theo khu vực sản xuất là 7,1% của năm 2007 so với năm 2005. Theo đó, tốc độ này biến thiên rất lớn, đặc biệt

- 51 -

trong hai lĩnh vực là Da và Thuộc da (ISIC 19) và Giấy và sản phẩm từ Giấy (ISIC 21) (có tốc độ tăng trưởng lao động đáng kể lần lượt là 20,2% và 21,4%). Trong khi đó ở một số lĩnh vực sản xuất, mức tăng trưởng lao động gần như không đáng kể, ví dụ sản xuất trang phục (ISIC 18), tốc độ tăng trưởng là 1,6% hay sản xuất xe cộ, tốc độ tăng trưởng chỉ có 0,3%. Thậm chí ở mã ngành ISIC 29-32, tăng trưởng lao động là –1,5% (xem Bảng 2.8).

Bảng 2.8: Tốc độ tăng trƣởng lao động theo khu vực sản xuất

Mã ISIC Khu vực sản xuất Số quan

sát Trung bình Độ lệch chuẩn 15 Thực phẩm và đồ uống 613 1,043 0,357 17 Dệt 83 1,050 0,542 18 Trang phục 70 1,016 0,372 19 Da và Thuộc da 37 1,202 0,827 20 Gỗ và sản phẩm từ gỗ 197 1,135 0,534 21 Giấy và sản phẩm từ giấy 58 1,214 1,097 22 In ấn, xuất bản 50 1,066 0,295 23 Hóa dầu 9 1,088 0,397 24 Sản phẩm hóa chất 31 1,146 0,450 25 Cao su và sản phẩm nhựa 112 1,040 0,324 26 Sản phẩm phi kim 141 1,087 0,659 27 Kim loại cơ bản 13 1,065 0,332 28 Sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 369 1,069 0,350

29-32 Máy móc và thiết bị, máy văn phòng,

máy điện, Radio, Tivi 77 0,985 0,257 34 Xe cộ 14 1,003 0,264 35 Phương tiện vận tải 13 1,117 0,394 33+36 Dụng cụ y tế, nội thất 280 1,078 0,382

Tổng 2.167 1,071 0,454

Nguồn: Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2007, NXB tài chính 2008, Trang 21

- 52 -

Xét về vị thế công việc của người lao động qua hai cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2005 và năm 2007 có thể thấy có sự khác nhau về số lượng lao động giữa hai cuộc điều tra. Hãy xem xét một ví dụ về cơ cấu lao động này của khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn Hà Nội để thấy sự biến đổi về vị thế công việc. Năm 2005, tỷ trọng lao động làm công việc quản lý và chuyên môn nghiệp vụ (Đại học - Cao đẳng) là 5,9% và 12,0%. Đến năm 2007, tỷ trọng này đã thay đổi theo xu hướng giảm xuống còn 2,7% và 5,4%. Đặc biệt là sự giảm tỷ trọng lao động rất đáng kể ở lĩnh vực lao động trực tiếp từ 75,8% năm 2005 xuống còn 22,1% năm 2007. Bên cạnh đó, tỷ trọng lao động ở lĩnh vực nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng và nhân viên phục vụ lại có xu hướng tăng lần lượt từ 2,1%, 2,7% và 1,5% lên đến 18,9%, 21,6% và 22,1%. Như vậy có thể thấy xu hướng giảm tương đối lao động trong các lĩnh vực lao động quản lý, lao động chuyên môn nghiệp vụ, lao động trực tiếp và xu hướng tăng dần lên của lao động trong lĩnh vực nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng và nhân viên phục vụ. Điều này sẽ giải thích vì sao tiền lương, thu nhập của lao động trong khu vực kinh tế tư nhân lại thấp hơn tiền lương, thu nhập của các khu vực khác (xem Bảng 2.9).

Bảng 2.9: Cơ cấu lao động theo vị thế doanh nghiệp của khu vực kinh tế tƣ nhân trên địa bàn Hà Nội

Đơn vị: %

Vị thế công việc 2005 2007

Lao động quản lý 5,9 2,7

Lao động chuyên môn nghiệp vụ (ĐH - CĐ) 12,0 5,4

Nhân viên văn phòng 2,1 18,9

Nhân viên bán hang 2,7 21,6

Nhân viên phục vụ 1,5 24,3

Lao động trực tiếp 75,8 22,1

- 53 -

Xét về tiền lương, thu nhập theo loại hình doanh nghiệp: người lao động trong doanh nghiệp tư nhân có mức tiền lương và thu nhập bình quân tháng thấp nhất (tiền lương năm 2006 là 1.550.000đ/tháng, năm 2007 là 1.720.000đ/tháng và thu nhập tương ứng là 1.720.000đ/tháng và 1.930.000đ/tháng); cao nhất là doanh nghiệp Nhà nước với mức tiền lương là 2.280.000đ/tháng (2006), 2.260.000đ/tháng (2007) và mức thu nhập là 2.520.000đ/tháng (2006), 2.950.000đ/tháng (2007) (xem Bảng 2.10).

Bảng 2.10: Tiền lƣơng, thu nhập bình quân của các doanh nghiệp tính theo loại hình doanh nghiệp

Đơn vị: 1000 đồng Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ % (2007/2006) Tiền lƣơng Thu nhập Tiền lƣơng Thu nhập Tiền lƣơng Thu nhập Doanh nghiệp Nhà nước 2 280 2 520 2 620 2 950 114,9 117,1 Doanh nghiệp tư nhân 1 550 1 720 1 720 1 930 111,0 112,2

Doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài 1 840 2 030 2 020 2 240 109,8 110,3

Nguồn: MOLISA, Báo cáo kết quả điều tra lao động, tiền lương và BHXH trong các loại hình doanh nghiệp năm 2008

Thực tế cho thấy rằng, ở khu vực tư nhân, bênh cạnh những ngành nghề có tiền lương, thu nhập của người lao động rất cao (công nghệ thông tin, điện tử viễn thông) thì mức lương chung ở những ngành nghề khác lại thấp hơn

- 54 -

khu vực Nhà nước và khu vực đầu tư nước ngoài. Qua phân tích ở trên có thể thấy lao động tập trung chủ yếu ở khu vực tư nhân vẫn là lao động giản đơn, lao động nông nghiệp. Chính vì vậy mà tiền lương bình quân giữa các ngành nghề ở khu vực tư nhân đạt mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu Khu vực kinh tế tư nhân với vấn đề giải quyết việc làm ở việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)