tăng trưởng việc làm
Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong những năm qua đã minh chứng cụ thể cho đường lối Đổi mới đúng đắn của Đảng, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá cao, đồng thời đã thực hiện có hiệu quả các vấn đề xã hội, trong đó có việc làm cho người lao động.
Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: "Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển" [10, tr.86]. Cụ thể hóa chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời thực hiện ngay công bằng xã hội, xác định rõ tăng trưởng kinh tế tạo ra điều kiện vật chất để thực hiện công bằng xã hội, ngược lại thực hiện tốt công bằng xã hội lại trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, quá trình này phải được thực hiện ngay, đồng thời trong từng bước phát triển.
Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam luôn được duy trì ở mức ổn định và khá cao, bình quân giai đoạn 2001 - 2005 là 7,5%/năm, năm 2006 là gần 8,2%, năm 2007 là 8,5%, và 6 tháng đầu năm 2008 là 6,5% mặc dù gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, phát triển doanh nghiệp là một yếu tố góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy cả nội lực và ngoại lực vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Qua cuộc điều tra doanh nghiệp 2007, cho thấy số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2006 là 131322 doanh nghiệp, tăng 16,3% so với thời điểm đầu năm, bình quân từ 2004 đến 2006, số doanh nghiệp tăng 19,7%/năm (mỗi năm tăng thêm 19.788 doanh nghiệp). Trong đó, khu vực doanh nghiệp tư nhân là 132392 doanh nghiệp tăng 17,3% so với đầu năm
- 43 -
2006, bình quân từ 2004-2006 tăng 21,2%/năm (mỗi năm tăng thêm 19.695 doanh nghiệp). Khu vực doanh nghiệp nhà nước còn 3720 doanh nghiệp, giảm 9% so với đầu năm 2006, bình quân từ 2004-2006 giảm 10,1%/năm (mỗi năm giảm 439 doanh nghiệp). Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 4220 doanh nghiệp, tăng 14,2% so với đầu năm, bình quân từ 2004-2006 tăng 15,7%/năm (mỗi năm tăng 532 doanh nghiệp) (xem Bảng 2.4).
Bảng 2.4: Tốc độ tăng bình quân của các doanh nghiệp
Khu vực Năm 2006 (Doanh nghiệp) 2006/2005 (%) Tốc độ tăng bình quân 2004- 2006 (%)
Toàn bộ khu vực doanh nghiệp 131 332 116,3 19,65
Khu vực doanh nghiệp Nhà nước 3 720 91,0 -10,05
Khu vực doanh nghiệp tư nhân 123 392 117,3 21,20
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 4 220 114,2 15,65
Nguồn: Tổng cục thống kê, Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2005, 2006, 2007.
Kết quả trên cho thấy khu vực doanh nghiệp tư nhân vẫn là khu vực phát triển nhanh nhất, chiếm tỷ trọng rất lớn về số lượng doanh nghiệp (93,95%). Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân chính thức vào GDP chưa cao (khoảng 37% năm 2005). Nhưng khu vực này lại có vị trí rất quan trọng về tạo việc làm mới cho đội ngũ lao động trẻ, góp phần làm lành mạnh hơn tình hình xã hội trong những năm qua.
Thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển mạnh các thành phần kinh tế, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế tập thể, khuyến khích kinh tế tư nhân và hộ gia đình, thu hút mạnh đầu
- 44 -
tư nước ngoài, từ năm 2001 đến nay, vốn đầu tư ngày càng tăng, hằng năm chiếm trên 35% - 40% GDP, năm 2007 là 40,7%. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch - Đầu tư, trong vòng 8 năm 2000-2007, toàn quốc có 265.950 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, tổng số vốn gần 970 ngàn tỷ đồng. Trong đó có khoảng 113 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, với hơn 2 nghìn làng nghề, 110 nghìn trang trại, 3 triệu hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương, tiểu chủ... đã thu hút hàng chục triệu lao động vào làm việc.
Bên cạnh đó, nhiều chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn với các mô hình kinh tế trang trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy hải sản, trồng và bảo vệ rừng, phát triển các làng nghề, xã nghề...; chương trình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở...; xây dựng các công trình trọng điểm như đường Hồ Chí Minh, thủy điện Sơn La, lọc dầu Dung Quất,... được thực hiện không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn tạo nhiều việc làm cho người lao động.
Tăng trưởng kinh tế nhanh trong thời gian qua chính là động lực chủ yếu để tạo thêm nhiều việc làm ổn định và bền vững cho người lao động. Trong khoảng thời gian 2000-2006, số người có việc làm đã tăng thêm 5,55 triệu người, bình quân mỗi năm tăng thêm từ 900 nghìn đến 1 triệu người. Nhìn chung, mức tăng này chỉ tương ứng mức tăng thêm của lực lượng lao động hằng năm, tỷ lệ thất nghiệp có được giảm nhưng không đáng kể, từ 6,28% (năm 2001) xuống còn 5,1% (năm 2006). Theo thống kê hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị gần 72%, vùng nông thôn khoảng 10%. Số người chưa có việc làm khoảng 3,2 triệu người [51].
Từ năm 2000 trở lại đây, khu vực kinh tế tư nhân luôn tỏ ra khu vực kinh tế có khả năng thu hút số lượng lao động lớn, góp phần đáng kể trong giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động ở Việt Nam. Năm 2000,
- 45 -
số lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân là 33881,8 nghìn người, chiếm 90,1 trong tổng số lao động đang làm việc trong cả nước. Số việc làm ở khu vực kinh tế nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lần lượt chỉ có 3501,0 và 226,8 nghìn người, chiếm 9,3% và 0,6% trong tổng số lao động đang làm việc trong cả nước. Đến năm 2007, tất cả các khu vực đều có số lượng lao động tăng nhưng cơ cấu lao động trong khu vực kinh tế tư nhân lại giảm so với mốc năm 2000 từ 90,1% xuống 88,7%; khu vực Nhà nước giữ nguyên mức 9,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng lên từ 0,6% đến 2,0%. Tuy nhiên, con số biến động về cơ cấu lao động này là không đáng kể. Như vậy có thể thấy khả năng tạo việc làm ở khu vực kinh tế tư nhân là vô cùng lớn (xem Bảng 2.5).
Bảng 2.5: Lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Nghìn người
Khu vực/năm 2000 2001 2005 2006 2007
Tổng số 37 609,6 38 562,7 42 526,9 43 338,9 45 578,8
Kinh tế nhà nước 3 501,0 3 603,6 4 038,8 3 948,7 4 229,5 Kinh tế tư nhân 33 881,8 34 597,0 37 814,7 38 688,1 40 427,2 Khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài 226,8 362,1 673,4 702,1 922,1
Cơ cấu (%)
Kinh tế nhà nước 9,3 9,4 9,5 9,1 9,3 Kinh tế tư nhân 90,1 89,7 88,9 89,3 88,7 Khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài 0,6 0,9 1,6 1,6 2,0
Nguồn: MOLISA, số liệu thống kê lao động việc làm các năm.
Ở khu vực doanh nghiệp, theo báo cáo của CIEM, tổng số lao động làm việc tại các doanh nghiệp năm 2006 là 6722,2 nghìn người, tăng 3184,7 nghìn người so với năm 2000. Trong đó, số lao động làm việc trong DNNN đã giảm mất 181,5 ngàn người; trong doanh nghiệp tư nhân tăng thêm 2329 ngàn người và trong các doanh nghiệp FDI tăng thêm 1037,7 ngàn người. Như vậy,
- 46 -
DNNN trong 7 năm (2000-2006) không tạo thêm công ăn việc làm mới cho người lao động; mà ngược lại, đã mất đi hơn 181 nghìn chỗ làm việc. Tình hình công ăn việc làm có thể thấy ở bảng 3. Như vậy, số lao động làm việc trong doanh nghiệp tư nhân trong nước đã tăng hơn 3 lần trong những năm 2000-2006, từ hơn 1 triệu lên hơn 3 triệu người. Tương tự, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI đã tăng hơn 3 lần, từ hơn 407 ngàn người năm 2000 đã tăng lên hơn 1,4 triệu người năm 2006. Số lao động làm việc trong các DNNN chỉ còn chiếm 28% tổng số lao động trong doanh nghiệp; giảm hơn một nửa (59,1%) so với năm 2000. Trong khi đó, tỷ trọng lao động của doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp FDI đã tăng lên tương ứng từ 29,4 và 11,5% năm 2000 lên 50,1 và 21,5% vào năm 2006.
Bảng 2.6: Lao động của các doanh nghiệp